Thật vậy, đó là một con tàu không quá “to”, thậm chí nhỏ hơn nhiều siêu hạm Project 1164 Atlant hay Project 1144 Orlan (hay thường được biết tới là tàu chiến Kirov) của Hải quân Nga, thế nhưng chúng được xem là loại tàu chiến mang số lượng tên lửa nhiều nhất thế giới hiện nay. Đó là tuần dương hạm duy nhất Hải quân Mỹ còn hoạt động – Ticonderoga. Nếu tính về số lượng tuần dương hạm nhiều nhất thì Mỹ cũng “ăn đứt” Nga chỉ với lớp tàu Ticonderoga – lên tới 22 chiếc (còn Nga chỉ có vỏn vẹn 5 chiếc tuần dương hạm). Nguồn ảnh: WikipediaTiconderoga là lớp tàu tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển được các nhà máy Ingalls và Bath Iron Work thiết kế, sản xuất cho Hải quân Mỹ suốt từ năm 1980-1994, số lượng tới 27 chiếc (5 chiếc đã nghỉ hưu tính tới thời điểm hiện tại), đơn giá mỗi chiếc lên tới 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: WikipediaDù cho có lượng giãn nước kém hơn 1164 Atlant - khoảng 9.800 tấn, dài 173m, tuy nhiên, nhờ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cực kỳ độc đáo Mk 41 đã giúp cho Ticonderoga "không có đối thủ" về số lượng vũ khí mà nó mang theo. 22 tàu chiến Ticonderoga hiện nay trang bị 2 cụm bệ phóng Mk41 với tổng số ống phóng 122. Nguồn ảnh: WikipediaĐặc biệt, trong khi thiết kế bệ phóng VLS trên chiến hạm 1164 Atlant hay 1142 Kirov chỉ mang độc nhất một loại tên lửa thì Mk41 cho phép tích hợp không giới hạn các loại tên lửa đối không, đối hải, đối đất. Trong vai trò phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, phòng không tầm thấp tới tầm cao bảo vệ hạm đội tàu sân bay, Ticonderoga có thể triển khai "vô tư" tới 5 loại tên lửa đối không khác nhau. Nguồn ảnh: WikipediaVí dụ trong phòng không tầm cao, xa và siêu xa, tuần dương hạm Ticonderoga có thể mang phóng tên lửa SM-2ER có tầm phóng đạt tới 180km hay RIM-17 ERAM (SM-6) bắn xa 300-500km; tầm trung có thể mang phóng RIM-162 ESSM bắt xa 50km... Nguồn ảnh: WikipediaTrong nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, Ticonderoga mang được các tên lửa đánh chặn SM-3 có tầm phóng 700km phiên bản Block IA/B và lên tới 2.500km phiên bản Block IIA. Chúng được thiết kế để có thể vô hiệu hóa hầu hết các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: WikipediaThậm chí, khi cần, Ticonderoga còn có thể không kích chính xác mục tiêu nằm sâu trong đất liền bằng siêu tên lửa hành trình Tomahawk huyền thoại. Nguồn ảnh: WikipediaCác tàu ngầm cũng không phải là “dễ chơi” với Ticonderoga khi Mk41 VLS tích hợp bắn được cả tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài bệ phóng Mk41 “thần thánh”, tuần dương hạm Ticonderoga còn sở hữu một loạt các hệ thống vũ khí phụ khác “đồ sộ” như tàu chiến Nga nhưng thiết kế “đẹp và hợp lý” hơn nhiều để đảm bảo khả năng tàng hình cho tàu. Trong ảnh, bệ phóng tên lửa hành trình chống Harpoon – vũ khí chống tàu mặt nước không thể thiếu cho các tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaPháo hạm tiêu chuẩn Mk45 127mm bắn xa 24-25km. Nguồn ảnh: WikipediaHai bệ pháo cao tốc 6 nòng Phalanx CIWS chuyên đánh chặn tên lửa diệt hạm nguy hiểm của Nga. Nguồn ảnh: WikipediaVới các mục tiêu là tàu bè nhỏ, “đỡ phí vũ khí đắt tiền”, các thủy thủ tàu chiến Ticonderoga thường chọn sử dụng bệ pháo cao tốc Mk38 25mm và 4 khẩu đại liên M2 12,7mm. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài tên lửa chống ngầm, nên nhớ là Ticonderoga còn sở hữu hai bệ phóng ngư lôi chống tàu ngầm 324mm với các quả đạn Mk46 nguy hiểm. Nguồn ảnh: WikipediaChưa kể hangar đuôi tàu còn chứa tới 2 trực thăng săn ngầm SH-60B. Nguồn ảnh: WikipediaSở hữu sức mạnh khủng khiếp, thế nên các tàu chiến Ticonderoga luôn được chọn đồng hành bảo vệ các hàng không mẫu hạm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Trong chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng (Việt Nam) mới đây, Hải quân Mỹ đã triển khai một chiếc tuần dương hạm Ticonderoga đi kèm hộ tống Carl Vinson. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Cách tuần dương hạm Ticonderoga phô diễn hỏa lực trên biển. (Nguồn OlderG0ds)
Thật vậy, đó là một con tàu không quá “to”, thậm chí nhỏ hơn nhiều siêu hạm Project 1164 Atlant hay Project 1144 Orlan (hay thường được biết tới là tàu chiến Kirov) của Hải quân Nga, thế nhưng chúng được xem là loại tàu chiến mang số lượng tên lửa nhiều nhất thế giới hiện nay. Đó là tuần dương hạm duy nhất Hải quân Mỹ còn hoạt động – Ticonderoga. Nếu tính về số lượng tuần dương hạm nhiều nhất thì Mỹ cũng “ăn đứt” Nga chỉ với lớp tàu Ticonderoga – lên tới 22 chiếc (còn Nga chỉ có vỏn vẹn 5 chiếc tuần dương hạm). Nguồn ảnh: Wikipedia
Ticonderoga là lớp tàu tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển được các nhà máy Ingalls và Bath Iron Work thiết kế, sản xuất cho Hải quân Mỹ suốt từ năm 1980-1994, số lượng tới 27 chiếc (5 chiếc đã nghỉ hưu tính tới thời điểm hiện tại), đơn giá mỗi chiếc lên tới 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù cho có lượng giãn nước kém hơn 1164 Atlant - khoảng 9.800 tấn, dài 173m, tuy nhiên, nhờ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cực kỳ độc đáo Mk 41 đã giúp cho Ticonderoga "không có đối thủ" về số lượng vũ khí mà nó mang theo. 22 tàu chiến Ticonderoga hiện nay trang bị 2 cụm bệ phóng Mk41 với tổng số ống phóng 122. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, trong khi thiết kế bệ phóng VLS trên chiến hạm 1164 Atlant hay 1142 Kirov chỉ mang độc nhất một loại tên lửa thì Mk41 cho phép tích hợp không giới hạn các loại tên lửa đối không, đối hải, đối đất. Trong vai trò phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, phòng không tầm thấp tới tầm cao bảo vệ hạm đội tàu sân bay, Ticonderoga có thể triển khai "vô tư" tới 5 loại tên lửa đối không khác nhau. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ví dụ trong phòng không tầm cao, xa và siêu xa, tuần dương hạm Ticonderoga có thể mang phóng tên lửa SM-2ER có tầm phóng đạt tới 180km hay RIM-17 ERAM (SM-6) bắn xa 300-500km; tầm trung có thể mang phóng RIM-162 ESSM bắt xa 50km... Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, Ticonderoga mang được các tên lửa đánh chặn SM-3 có tầm phóng 700km phiên bản Block IA/B và lên tới 2.500km phiên bản Block IIA. Chúng được thiết kế để có thể vô hiệu hóa hầu hết các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thậm chí, khi cần, Ticonderoga còn có thể không kích chính xác mục tiêu nằm sâu trong đất liền bằng siêu tên lửa hành trình Tomahawk huyền thoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tàu ngầm cũng không phải là “dễ chơi” với Ticonderoga khi Mk41 VLS tích hợp bắn được cả tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài bệ phóng Mk41 “thần thánh”, tuần dương hạm Ticonderoga còn sở hữu một loạt các hệ thống vũ khí phụ khác “đồ sộ” như tàu chiến Nga nhưng thiết kế “đẹp và hợp lý” hơn nhiều để đảm bảo khả năng tàng hình cho tàu. Trong ảnh, bệ phóng tên lửa hành trình chống Harpoon – vũ khí chống tàu mặt nước không thể thiếu cho các tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo hạm tiêu chuẩn Mk45 127mm bắn xa 24-25km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hai bệ pháo cao tốc 6 nòng Phalanx CIWS chuyên đánh chặn tên lửa diệt hạm nguy hiểm của Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với các mục tiêu là tàu bè nhỏ, “đỡ phí vũ khí đắt tiền”, các thủy thủ tàu chiến Ticonderoga thường chọn sử dụng bệ pháo cao tốc Mk38 25mm và 4 khẩu đại liên M2 12,7mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài tên lửa chống ngầm, nên nhớ là Ticonderoga còn sở hữu hai bệ phóng ngư lôi chống tàu ngầm 324mm với các quả đạn Mk46 nguy hiểm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chưa kể hangar đuôi tàu còn chứa tới 2 trực thăng săn ngầm SH-60B. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sở hữu sức mạnh khủng khiếp, thế nên các tàu chiến Ticonderoga luôn được chọn đồng hành bảo vệ các hàng không mẫu hạm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Trong chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng (Việt Nam) mới đây, Hải quân Mỹ đã triển khai một chiếc tuần dương hạm Ticonderoga đi kèm hộ tống Carl Vinson. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Cách tuần dương hạm Ticonderoga phô diễn hỏa lực trên biển. (Nguồn OlderG0ds)