Truyền thông Mỹ cho biết, nước này đang có ý định trang bị hệ thống phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel cho Ukraine, nhằm nâng cao năng lực phòng không của quốc gia này, trước bối cảnh căng thẳng ở khu vực bán đảo Crimea và biên giới Nga - Ukraine leo thang.Đáp lại lời dự định mang đầy tính kỳ vọng của Washington, Nga khẳng định rằng tổ hợp tên lửa phòng không Vòm Sắt của Israel là "món hàng vô dụng" nếu nằm trong tay Ukraine.Thứ trưởng Ngoại giao Nga ông Andrei Rudenko cho biết, việc Ukraine tăng cường lực lượng quân đội và nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài, sẽ không đóng góp gì cho giải pháp hòa bình ở Đông Nam Ukraine.Ông cũng cho biết thêm, ngay cả khi Mỹ trang bị các tổ hợp Iron Dome hiện đại cho Kiev, lực lượng vũ trang Ukraine cũng khó có thể vận hành được loại vũ khí này.Báo giới Nga cũng khẳng định rằng, các tổ hợp phòng thủ Iron Dome là cực kỳ hiện đại và tối tân, quân đội Ukraine về cơ bản sẽ không đủ năng lực để vận hành chúng.Điều này đồng nghĩa với việc, tổ hợp phòng không Vòm Sắt sẽ chỉ là món hàng vô dụng nếu rơi vào tay Ukraine, chưa kể Kiev còn có thể để lộ những điểm yếu chết người của loại tên lửa phòng không tối tân này.Iron Dome là tổ hợp phòng không/phòng thủ tên lửa chiến thuật, được Israel phát triển từ những năm 2000 để bảo vệ quốc gia này khỏi các tên lửa, đạn cối hoặc đạn pháo có tầm bắn từ 4 tới 70 km.Lần gần đây nhất hệ thống này được thực chiến quy mô lớn là vào tháng 5 vừa qua, khi các chiến binh Hamas tấn công Israel bằng đạn cối, rocket ở quy mô lớn, khiến Vòm Sắt phải hoạt động "hết công suất".Điểm yếu lớn nhất của Iron Dome mà tất cả thế giới đều đã biết, đó là nó quá đắt đỏ. Trong khi mỗi quả tên lửa, rocket tự chế chỉ có giá từ vài trăm cho tới 2.000 USD, một quả tên lửa đánh chặn Tamir của hệ thống Vòm Sắt, lại có giá lên tới 60.000 USD.Theo giới chuyên gia quân sự, trong 11 ngày tham chiến nảy lửa với Hamas trên bầu trời Israel hồi tháng 5 vừa rồi, Tel Aviv đã "đốt" tổng cộng 150 triệu USD. Thậm chí còn số này còn cao hơn ước tính rất nhiều vì sẽ có một tỷ lệ nhất định, tên lửa Tamir rời bệ phóng nhưng "xịt", không phát nổ trên không.Với một quốc gia có ngân sách quốc phòng lên tới 20 tỷ USD như Israel, việc "nuôi" những dàn tên lửa phòng thủ Iron Dome cũng là điều rất khó khăn. Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Ukraine chỉ bằng 1/4 Tel Aviv.Và sẽ thật nực cười, nếu như Ukraine duy trì một số lượng lớn tên lửa Iron Dome, để bảo vệ khu vực quanh Crimea và dọc biên giới miền Đông nước này. Vì khi đó, số tiền cần có để duy trì cho các tổ hợp Iron Dome, nhiều khả năng sẽ vượt quá khả năng chi trả của Kiev. Nguồn ảnh: Ydex. Tổ hợp tên lửa Iron Dome đánh chặn tên lửa của Hamas ngay trên bầu trời Tel Aviv. Nguồn: TimeofIsrael.
Truyền thông Mỹ cho biết, nước này đang có ý định trang bị hệ thống phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel cho Ukraine, nhằm nâng cao năng lực phòng không của quốc gia này, trước bối cảnh căng thẳng ở khu vực bán đảo Crimea và biên giới Nga - Ukraine leo thang.
Đáp lại lời dự định mang đầy tính kỳ vọng của Washington, Nga khẳng định rằng tổ hợp tên lửa phòng không Vòm Sắt của Israel là "món hàng vô dụng" nếu nằm trong tay Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga ông Andrei Rudenko cho biết, việc Ukraine tăng cường lực lượng quân đội và nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài, sẽ không đóng góp gì cho giải pháp hòa bình ở Đông Nam Ukraine.
Ông cũng cho biết thêm, ngay cả khi Mỹ trang bị các tổ hợp Iron Dome hiện đại cho Kiev, lực lượng vũ trang Ukraine cũng khó có thể vận hành được loại vũ khí này.
Báo giới Nga cũng khẳng định rằng, các tổ hợp phòng thủ Iron Dome là cực kỳ hiện đại và tối tân, quân đội Ukraine về cơ bản sẽ không đủ năng lực để vận hành chúng.
Điều này đồng nghĩa với việc, tổ hợp phòng không Vòm Sắt sẽ chỉ là món hàng vô dụng nếu rơi vào tay Ukraine, chưa kể Kiev còn có thể để lộ những điểm yếu chết người của loại tên lửa phòng không tối tân này.
Iron Dome là tổ hợp phòng không/phòng thủ tên lửa chiến thuật, được Israel phát triển từ những năm 2000 để bảo vệ quốc gia này khỏi các tên lửa, đạn cối hoặc đạn pháo có tầm bắn từ 4 tới 70 km.
Lần gần đây nhất hệ thống này được thực chiến quy mô lớn là vào tháng 5 vừa qua, khi các chiến binh Hamas tấn công Israel bằng đạn cối, rocket ở quy mô lớn, khiến Vòm Sắt phải hoạt động "hết công suất".
Điểm yếu lớn nhất của Iron Dome mà tất cả thế giới đều đã biết, đó là nó quá đắt đỏ. Trong khi mỗi quả tên lửa, rocket tự chế chỉ có giá từ vài trăm cho tới 2.000 USD, một quả tên lửa đánh chặn Tamir của hệ thống Vòm Sắt, lại có giá lên tới 60.000 USD.
Theo giới chuyên gia quân sự, trong 11 ngày tham chiến nảy lửa với Hamas trên bầu trời Israel hồi tháng 5 vừa rồi, Tel Aviv đã "đốt" tổng cộng 150 triệu USD. Thậm chí còn số này còn cao hơn ước tính rất nhiều vì sẽ có một tỷ lệ nhất định, tên lửa Tamir rời bệ phóng nhưng "xịt", không phát nổ trên không.
Với một quốc gia có ngân sách quốc phòng lên tới 20 tỷ USD như Israel, việc "nuôi" những dàn tên lửa phòng thủ Iron Dome cũng là điều rất khó khăn. Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Ukraine chỉ bằng 1/4 Tel Aviv.
Và sẽ thật nực cười, nếu như Ukraine duy trì một số lượng lớn tên lửa Iron Dome, để bảo vệ khu vực quanh Crimea và dọc biên giới miền Đông nước này. Vì khi đó, số tiền cần có để duy trì cho các tổ hợp Iron Dome, nhiều khả năng sẽ vượt quá khả năng chi trả của Kiev. Nguồn ảnh: Ydex.
Tổ hợp tên lửa Iron Dome đánh chặn tên lửa của Hamas ngay trên bầu trời Tel Aviv. Nguồn: TimeofIsrael.