Trong những ngày gần đây, chúng ta đã thấy nhiều bức ảnh khác nhau từ bầu trời Israel, những ánh sáng rực rỡ trên bầu trời Israel như một màn pháo hoa cực kỳ mãn nhãn, tháp sáng bầu trời Tel Aviv.Nhưng đó hoàn toàn không phải là những màn pháo hoa đón chào sự kiện gây ấn tượng với chúng ta, mà là những công nghệ phức tạp trong cuộc đối đầu giữa công nghệ cao và công nghệ thấp, hay có thể coi đó là một cuộc chiến phi đối xứng ngay trên đầu hàng vạn dân thường.Để hiểu rõ hơn về hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt, chúng ta cần hiểu khát vọng sống của người Israel. Bởi vì Iron Dome được thiết kế với tinh thần của lịch sử Israel, bằng trí thông minh của người Do Thái và từ ước mơ của tướng Daniel Gold.Trớ trêu thay, những người chứng kiến sự thành công của hệ thống Iron Dome ngày nay, lại chính là những người đã “vô tình” tạo ra nó; đó chính là lực lượng vũ trang theo đường lối cứng rắn của Palestine: Lực lượng Hamas.Năm 2001, lực lượng vũ trang Hamas bắt đầu sử dụng tên lửa “thông minh hơn” với tầm bắn tăng đáng kể để chống lại Israel. Người Israel đã không chuẩn bị cho một sự phát triển vũ khí kiểu “phi đối xứng” như vậy, nên đã bị nhiều thương vong, nhất là dân thường.Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Peretz, quyết định phát triển hệ thống phòng thủ Vòm Sắt. Nhưng dự án quá “tham vọng”, đến nỗi nó nhận được những bình luận chế giễu, từ hầu hết trong lĩnh vực quân sự-chính trị.Và nếu Barack Obama, cựu Tổng thống Mỹ, không phải là người tin tưởng vào tướng Daniel Gold để đầu tư hàng tỷ USD, thì ngày nay bức tranh phòng thủ của Israel sẽ hoàn toàn khác.Nguyên lý hoạt động của Vòm Sắt cũng không có gì là quá phức tạp, radar của hệ thống phát hiện tên lửa đối phương đang phóng tới, sau đó tính toán phần tử, truyền đến các đơn vị hỏa lực và phóng tên lửa đánh chặn.Tuy nhiên sự khác biệt của hệ thống Vòm Sắt đến từ Trung tâm điều khiển vũ khí và quản lý chiến thuật (BMC), đây là một hệ thống phần mềm được mPrest, một công ty phần mềm của Israel phát triển dành riêng cho Rafael.Phần mềm hoạt động trên nền tảng Microsoft Windows và kiến trúc .NET. mPrest; phần mềm này có thể quản lý hàng chục nghìn vật thể thay đổi liên tục nhiều lần trong mỗi giây.Hệ thống radar EL/M-2084 được trang bị cho Iron Dome sẽ phát hiện các tên lửa được phóng từ bên ngoài và theo dõi đường bay của chúng. Sau đó, BMC sẽ tính toán điểm va chạm dựa trên dữ liệu thu thập và sử dụng thông tin này để xác định phần tử mục tiêu, sau đó chuyển đến cho hệ thống hỏa lực.Khi mối đe doạ được xác định, tên lửa đánh chặn sẽ được phóng đi để phá huỷ rocket đang bay đến, trước khi nó lao xuống khu vực va chạm dự đoán. Để đảm bảo xác xuất tiêu diệt mục tiêu tối đa, thông thường 2 tên lửa được phóng lên để đánh chặn một mục tiêu.Mỗi bệ phóng chứa 20 tên lửa đánh chặn và được triển khai độc lập, vận hành từ xa qua kết nối không dây bảo mật. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực với diện tích xấp xỉ 150 km2. Tầm bắn của tên lửa từ 4 đến 70 km.Điều tạo nên sự khác biệt nữa là ngoài việc phát hiện tên lửa đối phương, radar và hệ thống tính toán của Vòm Sắt còn phải tính toán quỹ đạo của tên lửa địch bằng sử dụng một hệ thống các thuật toán phức tạp.Giả sử các tính toán về quỹ đạo của tên lửa đối phương cho thấy nó sẽ rơi xuống biển, hoặc một cánh đồng trống không có người ở. Trong trường hợp đó, radar chỉ thị cho tên lửa đánh chặn không được phóng tên lửa, tránh lãng phí không đáng có.Nếu mối đe dọa hướng đến khu vực dân cư, hệ thống kích hoạt tự động các khẩu đội hỏa lực thực hành phóng tên lửa Tamir. Tamir là loại tên lửa “thông minh”, mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng có thể thay đổi quỹ đạo bay, tùy thuộc vào mục tiêu hoặc thay đổi theo các tính toán của radar.Tên lửa Tamir sử dụng ngòi nổ vô tuyến, khi gần đến tên lửa của đối phương, ngòi nổ kích nổ đầu đạn để phá hủy tên lửa đối phương bằng mảnh văng. Do vậy chỉ có các mảnh vỡ rơi trên mặt đất, chứ không phải vụ nổ từ Tamir hoặc tên lửa của đối phương. Nếu Tamir bắn trượt mục tiêu, tên lửa sẽ tự phát hủy.Vòm Sắt là một hệ thống rất cơ động, có thể bố trí ở nhiều vị trí khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng nhiều phương tiện. Theo thống kê cho đến nay, Vòm Sắt đã đánh chặn thành công 90% số tên lửa của Hamas bắn sang lãnh thổ Israel. Nguồn ảnh: Pinterest. Tel Aviv sáng rực giữa đêm với màn đánh chặn của tên lửa Iron Dome. Nguồn: TheSun.
Trong những ngày gần đây, chúng ta đã thấy nhiều bức ảnh khác nhau từ bầu trời Israel, những ánh sáng rực rỡ trên bầu trời Israel như một màn pháo hoa cực kỳ mãn nhãn, tháp sáng bầu trời Tel Aviv.
Nhưng đó hoàn toàn không phải là những màn pháo hoa đón chào sự kiện gây ấn tượng với chúng ta, mà là những công nghệ phức tạp trong cuộc đối đầu giữa công nghệ cao và công nghệ thấp, hay có thể coi đó là một cuộc chiến phi đối xứng ngay trên đầu hàng vạn dân thường.
Để hiểu rõ hơn về hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt, chúng ta cần hiểu khát vọng sống của người Israel. Bởi vì Iron Dome được thiết kế với tinh thần của lịch sử Israel, bằng trí thông minh của người Do Thái và từ ước mơ của tướng Daniel Gold.
Trớ trêu thay, những người chứng kiến sự thành công của hệ thống Iron Dome ngày nay, lại chính là những người đã “vô tình” tạo ra nó; đó chính là lực lượng vũ trang theo đường lối cứng rắn của Palestine: Lực lượng Hamas.
Năm 2001, lực lượng vũ trang Hamas bắt đầu sử dụng tên lửa “thông minh hơn” với tầm bắn tăng đáng kể để chống lại Israel. Người Israel đã không chuẩn bị cho một sự phát triển vũ khí kiểu “phi đối xứng” như vậy, nên đã bị nhiều thương vong, nhất là dân thường.
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Peretz, quyết định phát triển hệ thống phòng thủ Vòm Sắt. Nhưng dự án quá “tham vọng”, đến nỗi nó nhận được những bình luận chế giễu, từ hầu hết trong lĩnh vực quân sự-chính trị.
Và nếu Barack Obama, cựu Tổng thống Mỹ, không phải là người tin tưởng vào tướng Daniel Gold để đầu tư hàng tỷ USD, thì ngày nay bức tranh phòng thủ của Israel sẽ hoàn toàn khác.
Nguyên lý hoạt động của Vòm Sắt cũng không có gì là quá phức tạp, radar của hệ thống phát hiện tên lửa đối phương đang phóng tới, sau đó tính toán phần tử, truyền đến các đơn vị hỏa lực và phóng tên lửa đánh chặn.
Tuy nhiên sự khác biệt của hệ thống Vòm Sắt đến từ Trung tâm điều khiển vũ khí và quản lý chiến thuật (BMC), đây là một hệ thống phần mềm được mPrest, một công ty phần mềm của Israel phát triển dành riêng cho Rafael.
Phần mềm hoạt động trên nền tảng Microsoft Windows và kiến trúc .NET. mPrest; phần mềm này có thể quản lý hàng chục nghìn vật thể thay đổi liên tục nhiều lần trong mỗi giây.
Hệ thống radar EL/M-2084 được trang bị cho Iron Dome sẽ phát hiện các tên lửa được phóng từ bên ngoài và theo dõi đường bay của chúng. Sau đó, BMC sẽ tính toán điểm va chạm dựa trên dữ liệu thu thập và sử dụng thông tin này để xác định phần tử mục tiêu, sau đó chuyển đến cho hệ thống hỏa lực.
Khi mối đe doạ được xác định, tên lửa đánh chặn sẽ được phóng đi để phá huỷ rocket đang bay đến, trước khi nó lao xuống khu vực va chạm dự đoán. Để đảm bảo xác xuất tiêu diệt mục tiêu tối đa, thông thường 2 tên lửa được phóng lên để đánh chặn một mục tiêu.
Mỗi bệ phóng chứa 20 tên lửa đánh chặn và được triển khai độc lập, vận hành từ xa qua kết nối không dây bảo mật. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực với diện tích xấp xỉ 150 km2. Tầm bắn của tên lửa từ 4 đến 70 km.
Điều tạo nên sự khác biệt nữa là ngoài việc phát hiện tên lửa đối phương, radar và hệ thống tính toán của Vòm Sắt còn phải tính toán quỹ đạo của tên lửa địch bằng sử dụng một hệ thống các thuật toán phức tạp.
Giả sử các tính toán về quỹ đạo của tên lửa đối phương cho thấy nó sẽ rơi xuống biển, hoặc một cánh đồng trống không có người ở. Trong trường hợp đó, radar chỉ thị cho tên lửa đánh chặn không được phóng tên lửa, tránh lãng phí không đáng có.
Nếu mối đe dọa hướng đến khu vực dân cư, hệ thống kích hoạt tự động các khẩu đội hỏa lực thực hành phóng tên lửa Tamir. Tamir là loại tên lửa “thông minh”, mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng có thể thay đổi quỹ đạo bay, tùy thuộc vào mục tiêu hoặc thay đổi theo các tính toán của radar.
Tên lửa Tamir sử dụng ngòi nổ vô tuyến, khi gần đến tên lửa của đối phương, ngòi nổ kích nổ đầu đạn để phá hủy tên lửa đối phương bằng mảnh văng. Do vậy chỉ có các mảnh vỡ rơi trên mặt đất, chứ không phải vụ nổ từ Tamir hoặc tên lửa của đối phương. Nếu Tamir bắn trượt mục tiêu, tên lửa sẽ tự phát hủy.
Vòm Sắt là một hệ thống rất cơ động, có thể bố trí ở nhiều vị trí khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng nhiều phương tiện. Theo thống kê cho đến nay, Vòm Sắt đã đánh chặn thành công 90% số tên lửa của Hamas bắn sang lãnh thổ Israel. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tel Aviv sáng rực giữa đêm với màn đánh chặn của tên lửa Iron Dome. Nguồn: TheSun.