Các cuộc đàm phán với NATO tại Brussels, kết thúc với thất bại giành cho phía Nga, buộc lực lượng vũ trang Nga phải quyết định sử dụng một loạt các biện pháp can thiệp quân sự chống lại liên minh quân sự này.Một bước đi như vậy đã được gọi là chính sách ngăn chặn của Nga, và theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko, Nga có quá đủ các phương tiện kỹ thuật quân sự để chống lại NATO và chúng sẽ được sử dụng ngay lập tức.Thứ trưởng Alexander Grushko cho biết sau cuộc họp tại Brussels: “Nga có một loạt các biện pháp quân sự - kỹ thuật một cách hợp pháp, mà Nga sẽ áp dụng, nếu Nga cảm thấy mối đe dọa thực sự đối với an ninh của mình.Nga phải xem xét, liệu lãnh thổ của Nga có bị coi là đối tượng cho vũ khí tấn công có chủ đích hay không. Tất nhiên, Nga không thể đồng ý với điều này. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, để chống lại mối đe dọa bằng các biện pháp quân sự”; hết lời dẫn.Tuy nhiên, hiện giới phân tích vẫn chưa biết, các biện pháp quân sự của Nga chống lại NATO, có khả năng răn đe như thế nào, đó là vũ khí hạt nhân hay vũ khí thông thường.Hiện Nga có các hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, có thể ngay trước mắt, các đơn vị quân đội NATO ở các khu vực gần biên giới với Nga sẽ bị “chế áp” bởi những phương tiện phi sát thương này.Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga sẽ làm ảnh hưởng đến việc dẫn đường của các loại tàu chiến, cũng như máy bay trinh sát và chiến đấu. Tuy nhiên, dự kiến quyết định cuối cùng sẽ được phía Nga đưa ra trong những tuần tới.Theo một tuyên bố mới được Nga đưa ra gần đây, rất có thể Nga sẽ triển khai các loại vũ khí siêu thanh như tên lửa Zircon phóng từ tàu chiến, hay Dagger phóng từ máy bay, áp sát biên giới của NATO; đặt thủ đô một loạt nước NATO vào tầm sát thương của các loại tên lửa này.Trong cuộc hội đàm tổ chức chiều 13/01 tại Brussels kết thúc với việc NATO từ chối hoàn toàn tuân theo các yêu cầu của Nga, liên quan đến việc không mở rộng NATO; trao trả biên giới của khối quân sự về biên giới năm 1997.NATO từ chối thảo luận về bất kỳ điều kiện nào của Nga, nói rằng điều này mâu thuẫn với sự tồn tại của chính khối quân sự; đồng thời không loại trừ kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên NATO tiềm năng trong tương lai.Trước đó phía Nga tuyên bố rằng, việc NATO từ chối tuân thủ các điều kiện của Nga và đảm bảo an ninh cho Nga, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với NATO và Nga có thể áp dụng các biện pháp quân sự. Tuy nhiên hiện tại, đại diện của Nga chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này.Được biết, các cuộc đàm phán được tổ chức trên tinh thần tích cực, trong đó có việc thiết lập trở lại của các phái bộ của hai bên ở Brussels và Moscow. Đây là những tiến bộ không đáng kể.Tuy nhiên những thỏa thuận như vậy cho thấy, NATO và Nga vẫn sẵn sàng tiến hành các hoạt động chung trên một số khía cạnh; ví dụ như chống khủng bố, v.v. Dự kiến, việc Nga thông qua các bước đi phù hợp để đối phó với NATO sẽ được xem xét trong những tuần tới; trong đó không loại trừ việc Nga triển khai tên lửa ở Cuba và Venezuela. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các cuộc đàm phán với NATO tại Brussels, kết thúc với thất bại giành cho phía Nga, buộc lực lượng vũ trang Nga phải quyết định sử dụng một loạt các biện pháp can thiệp quân sự chống lại liên minh quân sự này.
Một bước đi như vậy đã được gọi là chính sách ngăn chặn của Nga, và theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko, Nga có quá đủ các phương tiện kỹ thuật quân sự để chống lại NATO và chúng sẽ được sử dụng ngay lập tức.
Thứ trưởng Alexander Grushko cho biết sau cuộc họp tại Brussels: “Nga có một loạt các biện pháp quân sự - kỹ thuật một cách hợp pháp, mà Nga sẽ áp dụng, nếu Nga cảm thấy mối đe dọa thực sự đối với an ninh của mình.
Nga phải xem xét, liệu lãnh thổ của Nga có bị coi là đối tượng cho vũ khí tấn công có chủ đích hay không. Tất nhiên, Nga không thể đồng ý với điều này. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, để chống lại mối đe dọa bằng các biện pháp quân sự”; hết lời dẫn.
Tuy nhiên, hiện giới phân tích vẫn chưa biết, các biện pháp quân sự của Nga chống lại NATO, có khả năng răn đe như thế nào, đó là vũ khí hạt nhân hay vũ khí thông thường.
Hiện Nga có các hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, có thể ngay trước mắt, các đơn vị quân đội NATO ở các khu vực gần biên giới với Nga sẽ bị “chế áp” bởi những phương tiện phi sát thương này.
Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga sẽ làm ảnh hưởng đến việc dẫn đường của các loại tàu chiến, cũng như máy bay trinh sát và chiến đấu. Tuy nhiên, dự kiến quyết định cuối cùng sẽ được phía Nga đưa ra trong những tuần tới.
Theo một tuyên bố mới được Nga đưa ra gần đây, rất có thể Nga sẽ triển khai các loại vũ khí siêu thanh như tên lửa Zircon phóng từ tàu chiến, hay Dagger phóng từ máy bay, áp sát biên giới của NATO; đặt thủ đô một loạt nước NATO vào tầm sát thương của các loại tên lửa này.
Trong cuộc hội đàm tổ chức chiều 13/01 tại Brussels kết thúc với việc NATO từ chối hoàn toàn tuân theo các yêu cầu của Nga, liên quan đến việc không mở rộng NATO; trao trả biên giới của khối quân sự về biên giới năm 1997.
NATO từ chối thảo luận về bất kỳ điều kiện nào của Nga, nói rằng điều này mâu thuẫn với sự tồn tại của chính khối quân sự; đồng thời không loại trừ kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên NATO tiềm năng trong tương lai.
Trước đó phía Nga tuyên bố rằng, việc NATO từ chối tuân thủ các điều kiện của Nga và đảm bảo an ninh cho Nga, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với NATO và Nga có thể áp dụng các biện pháp quân sự. Tuy nhiên hiện tại, đại diện của Nga chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này.
Được biết, các cuộc đàm phán được tổ chức trên tinh thần tích cực, trong đó có việc thiết lập trở lại của các phái bộ của hai bên ở Brussels và Moscow. Đây là những tiến bộ không đáng kể.
Tuy nhiên những thỏa thuận như vậy cho thấy, NATO và Nga vẫn sẵn sàng tiến hành các hoạt động chung trên một số khía cạnh; ví dụ như chống khủng bố, v.v.
Dự kiến, việc Nga thông qua các bước đi phù hợp để đối phó với NATO sẽ được xem xét trong những tuần tới; trong đó không loại trừ việc Nga triển khai tên lửa ở Cuba và Venezuela. Nguồn ảnh: Pinterest.