Trong khoảng thời gian vào năm 2005 - 2006, Nga đã bán cho quân đội chính phủ Syria tổng cộng 250 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) loại 9M133 Kornet, tuy nhiên gần đầy một phần số vũ khí này được tìm thấy trong tay các tay súng Hamas của Palestine.Thông tin trên được kênh truyền hình tiếng Ả Rập nổi tiếng Al Jazeera công bố, sau khi họ tiến hành phóng sự điều tra từ của Dải Gaza trong thời điểm diễn ra cuộc xung đột mới đây giữa quân đội Israel và phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas.Trong đoạn video do Al Jazeera đăng tải, được thực hiện từ bên trong đường hầm lưu trữ vũ khí của lực lượng Hồi giáo vũ trang Hamas, có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của nhiều hệ thống tên lửa chống tăng Kornet."Việc kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống tên lửa chống tăng 9M133 Kornet do Nga sản xuất giúp khẳng định chắc chắn rằng lô vũ khí này được chế tạo trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 và được phía Nga giao cho Syria”."Thông tin trên đã được trình bày trong báo cáo 'Năng lực quân sự của Syria' do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển công bố", kênh truyền hình Al Jazeera cho biết.Trong cuộc xung đột vũ trang kéo dài 11 ngày giữa Hamas và quân đội Israel, ít nhất 2 xe tăng và một số xe bọc thép của Israel đã bị phá hủy với sự hỗ trợ của các tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet do Nga sản xuất.Hiện tại vẫn chưa rõ chính xác và trong hoàn cảnh nào những vũ khí này được âm thầm tới Dải Gaza, tuy nhiên nhiều khả năng đây chính là viện trợ quân sự của Damascus cho Hamas.Theo đánh giá, do những hành động như vậy của quân đội Syria, Nga có thể hạn chế việc cung cấp vũ khí hiện đại cho nước cộng hòa Ả Rập vì chúng đã bị dùng sai mục đích.Nhưng ở chiều ngược lại cũng có ý kiến cho rằng Nga khi bán vũ khí không áp đặt các điều khoản sử dụng như Mỹ, hơn nữa Moskva cũng đã biết từ lâu việc tên lửa Kornet được Syria "tuồn" cho Hamas, cho nên việc cung cấp vũ khí trong tương lai sẽ không bị ảnh hưởng.Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M133 Kornet (NATO gọi bằng tên định danh AT-14 Spriggan) được xem là một trong những sát thủ xe tăng đáng sợ nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.9M133 Kornet được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất hiện nay cũng như sẽ xuất hiện trong tương lai, nó cũng có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp và chậm như trực thăng.Tên lửa Kornet có trọng lượng 27 kg, chiều dài 1.200 mm, đường kính thân 152 mm, sải cánh 460 mm, mang theo đầu đạn trọng lượng 7 kg với liều nổ kép, cho khả năng xuyên phá 1.300 thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ.Đạn tên lửa 9M133 có tốc độ siêu âm, tầm bắn 100 - 5.500 m (3.500 m nếu bắn trong đêm), phiên bản cải tiến có thể vươn tới cự ly 8.000 - 10.000 m, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly khá xa, đạn được đẩy đi bởi động cơ phản lực nhiên liệu lỏng.Kornet sử dụng hệ thống điều khiển SACLOS (bán tự động bằng cách bám theo chùm tia laser), tia laser sẽ được chiếu vào đối tượng và xạ thủ phải giữ đường ngắm liên tục để cảm biến phía sau lái tên lửa đến mục tiêu.Hệ thống điều khiển của tên lửa có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương bao gồm nhiễu thụ động và chủ động, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.Bên cạnh đầu đạn nổ lõm truyền thống thì tên lửa Kornet còn mang được đầu đạn nhiệt áp nhằm phá hủy công trình quân sự kiên cố hay sát thương sinh lực đối phương.
Trong khoảng thời gian vào năm 2005 - 2006, Nga đã bán cho quân đội chính phủ Syria tổng cộng 250 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) loại 9M133 Kornet, tuy nhiên gần đầy một phần số vũ khí này được tìm thấy trong tay các tay súng Hamas của Palestine.
Thông tin trên được kênh truyền hình tiếng Ả Rập nổi tiếng Al Jazeera công bố, sau khi họ tiến hành phóng sự điều tra từ của Dải Gaza trong thời điểm diễn ra cuộc xung đột mới đây giữa quân đội Israel và phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas.
Trong đoạn video do Al Jazeera đăng tải, được thực hiện từ bên trong đường hầm lưu trữ vũ khí của lực lượng Hồi giáo vũ trang Hamas, có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của nhiều hệ thống tên lửa chống tăng Kornet.
"Việc kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống tên lửa chống tăng 9M133 Kornet do Nga sản xuất giúp khẳng định chắc chắn rằng lô vũ khí này được chế tạo trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 và được phía Nga giao cho Syria”.
"Thông tin trên đã được trình bày trong báo cáo 'Năng lực quân sự của Syria' do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển công bố", kênh truyền hình Al Jazeera cho biết.
Trong cuộc xung đột vũ trang kéo dài 11 ngày giữa Hamas và quân đội Israel, ít nhất 2 xe tăng và một số xe bọc thép của Israel đã bị phá hủy với sự hỗ trợ của các tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet do Nga sản xuất.
Hiện tại vẫn chưa rõ chính xác và trong hoàn cảnh nào những vũ khí này được âm thầm tới Dải Gaza, tuy nhiên nhiều khả năng đây chính là viện trợ quân sự của Damascus cho Hamas.
Theo đánh giá, do những hành động như vậy của quân đội Syria, Nga có thể hạn chế việc cung cấp vũ khí hiện đại cho nước cộng hòa Ả Rập vì chúng đã bị dùng sai mục đích.
Nhưng ở chiều ngược lại cũng có ý kiến cho rằng Nga khi bán vũ khí không áp đặt các điều khoản sử dụng như Mỹ, hơn nữa Moskva cũng đã biết từ lâu việc tên lửa Kornet được Syria "tuồn" cho Hamas, cho nên việc cung cấp vũ khí trong tương lai sẽ không bị ảnh hưởng.
Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M133 Kornet (NATO gọi bằng tên định danh AT-14 Spriggan) được xem là một trong những sát thủ xe tăng đáng sợ nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
9M133 Kornet được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất hiện nay cũng như sẽ xuất hiện trong tương lai, nó cũng có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp và chậm như trực thăng.
Tên lửa Kornet có trọng lượng 27 kg, chiều dài 1.200 mm, đường kính thân 152 mm, sải cánh 460 mm, mang theo đầu đạn trọng lượng 7 kg với liều nổ kép, cho khả năng xuyên phá 1.300 thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ.
Đạn tên lửa 9M133 có tốc độ siêu âm, tầm bắn 100 - 5.500 m (3.500 m nếu bắn trong đêm), phiên bản cải tiến có thể vươn tới cự ly 8.000 - 10.000 m, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly khá xa, đạn được đẩy đi bởi động cơ phản lực nhiên liệu lỏng.
Kornet sử dụng hệ thống điều khiển SACLOS (bán tự động bằng cách bám theo chùm tia laser), tia laser sẽ được chiếu vào đối tượng và xạ thủ phải giữ đường ngắm liên tục để cảm biến phía sau lái tên lửa đến mục tiêu.
Hệ thống điều khiển của tên lửa có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương bao gồm nhiễu thụ động và chủ động, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.
Bên cạnh đầu đạn nổ lõm truyền thống thì tên lửa Kornet còn mang được đầu đạn nhiệt áp nhằm phá hủy công trình quân sự kiên cố hay sát thương sinh lực đối phương.