Các nhà nghiên cứu đã mở cuộn giấy nhỏ bên trong bùa hộ mệnh bằng bạc nhờ kỹ thuật số. Qua đó, họ đọc được dòng chữ Latin. Khám phá này có thể làm thay đổi hiểu biết của các nhà sử học về những người theo đạo Thiên chúa ở đế chế La Mã trong thời thời kỳ đầu. Ảnh: Leibniz Institute for Archaeology in Mainz (LEIZA).Bùa hộ mệnh có niên đại khoảng 1.800 tuổi, được tìm thấy trong ngôi mộ ở Đức. Hiện vật này có chiều dài 3,5 cm. Ảnh: Archaeologíches Museum Frankfurt.Theo các chuyên gia, bùa hộ mệnh bằng bạc được chôn trong mộ của người đàn ông qua đời vào khoảng thời gian từ năm 230 - 270. Người này đã có thể đeo bùa hộ mệnh trên một sợi dây quanh cổ. Họ đưa ra suy đoán này vì nó được tìm thấy ngay dưới cằm của ông. Ảnh: Stadt Frankfurt Am Main.Mục đích của bùa hộ mệnh này, còn được gọi là phylacteries, nhằm bảo vệ cho chủ nhân của chúng khỏi nhiều điều không may hoặc chữa lành bệnh tật, đau nhức cơ thể, vô sinh, thậm chí là thế lực ma quỷ. Thông tin này do Tine Rassalle - nhà khảo cổ học không tham gia vào nghiên cứu cho biết. Ảnh: Stadt Frankfurt Am Main.Nhà khảo cổ học Rassalle cho biết thêm trong thời đại kiến thức y khoa chưa phát triển, những hiện vật giống như tấm bùa hộ mệnh trên được sử dụng rộng rãi vào thời đó, đặc biệt ở khu vực phía đông Địa Trung Hải. Ảnh: Archaeologíches Museum Frankfurt.Việc tìm thấy bùa hộ mệnh ở Đức cho thấy đạo Thiên chúa đã bắt đầu xuất hiện ở những khu vực cách xa trung tâm phát triển ban đầu. Ảnh: Tataryn.Mặc dù bùa hộ mệnh này được phát hiện vào năm 2018 nhưng các chuyên gia tại Trung tâm Khảo cổ học Leibniz (LEIZA) ở Mainz đã dành nhiều năm để bảo tồn, phục hồi và phân tích trước khi công bố phát hiện hiếm gặp này. Ảnh: Wilimediacommons.Mời độc giả xem video: Giật mình cảnh tượng bên trong ngôi mộ cổ 1.400 tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã mở cuộn giấy nhỏ bên trong bùa hộ mệnh bằng bạc nhờ kỹ thuật số. Qua đó, họ đọc được dòng chữ Latin. Khám phá này có thể làm thay đổi hiểu biết của các nhà sử học về những người theo đạo Thiên chúa ở đế chế La Mã trong thời thời kỳ đầu. Ảnh: Leibniz Institute for Archaeology in Mainz (LEIZA).
Bùa hộ mệnh có niên đại khoảng 1.800 tuổi, được tìm thấy trong ngôi mộ ở Đức. Hiện vật này có chiều dài 3,5 cm. Ảnh: Archaeologíches Museum Frankfurt.
Theo các chuyên gia, bùa hộ mệnh bằng bạc được chôn trong mộ của người đàn ông qua đời vào khoảng thời gian từ năm 230 - 270. Người này đã có thể đeo bùa hộ mệnh trên một sợi dây quanh cổ. Họ đưa ra suy đoán này vì nó được tìm thấy ngay dưới cằm của ông. Ảnh: Stadt Frankfurt Am Main.
Mục đích của bùa hộ mệnh này, còn được gọi là phylacteries, nhằm bảo vệ cho chủ nhân của chúng khỏi nhiều điều không may hoặc chữa lành bệnh tật, đau nhức cơ thể, vô sinh, thậm chí là thế lực ma quỷ. Thông tin này do Tine Rassalle - nhà khảo cổ học không tham gia vào nghiên cứu cho biết. Ảnh: Stadt Frankfurt Am Main.
Nhà khảo cổ học Rassalle cho biết thêm trong thời đại kiến thức y khoa chưa phát triển, những hiện vật giống như tấm bùa hộ mệnh trên được sử dụng rộng rãi vào thời đó, đặc biệt ở khu vực phía đông Địa Trung Hải. Ảnh: Archaeologíches Museum Frankfurt.
Việc tìm thấy bùa hộ mệnh ở Đức cho thấy đạo Thiên chúa đã bắt đầu xuất hiện ở những khu vực cách xa trung tâm phát triển ban đầu. Ảnh: Tataryn.
Mặc dù bùa hộ mệnh này được phát hiện vào năm 2018 nhưng các chuyên gia tại Trung tâm Khảo cổ học Leibniz (LEIZA) ở Mainz đã dành nhiều năm để bảo tồn, phục hồi và phân tích trước khi công bố phát hiện hiếm gặp này. Ảnh: Wilimediacommons.
Mời độc giả xem video: Giật mình cảnh tượng bên trong ngôi mộ cổ 1.400 tuổi.