Phiến quân IS mới đây công bố đoạn clip ghi lại cảnh chiến binh của tổ chức khủng bố nguy hiểm này sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet tiêu diệt liền một lúc hai xe tăng M1 Abrams của Quân đội Iraq. Nguồn ảnh: YoutubeTrong ảnh, “dấu đỏ” là quả đạn tên lửa Kornet đang hướng tới mục tiêu. Nguồn ảnh: YoutubeKhoảnh khắc Kornet đánh trúng chiếc xe tăng Abrams của Quân đội Iraq. Theo một số nguồn tin, nó nhắm thẳng vào giáp trước – vị trí dày nhất trên xe tăng Abrams. Nguồn ảnh: YoutubePhát bắn dường như đã kích nổ thùng đạn hoặc hầm thuốc phóng gây ra vụ nổ cháy dữ dội. Nguồn ảnh: YoutubeMột số bộ phận của chiếc xe tăng Abrams bị bắn ra ngoài khoảnh khắc quả Kornet công phá mục tiêu. Nguồn ảnh: YoutubeTrong ảnh là một chiếc Abrams khác bị trúng đạn tên lửa chống tăng Kornet. Nguồn ảnh: YoutubeKornet hay còn gọi là Kornet-E là tổ hợp tên lửa chống tăng cực mạnh do Cục thiết kế khí cụ KBP (Nga) phát triển cho nhiệm vụ công phá các loại xe tăng hiện đại nhất thế giới của Mỹ-phương Tây như M1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2... Nguồn ảnh: Military-TodayMột tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet bao gồm: Ống phóng và đạn 9M133; giá phóng ba chân 9P163-1, kính ngắm nhiệt 1PN79-1. Tổng trọng lượng tổ hợp khoảng 30kg.Việc vận hành tên lửa chỉ cần tổ chiến đấu hai người.Ngoài việc sử dụng trong Quân đội Nga, KBP cũng được phép bán ra thị trường thế giới Kornet. Tất nhiên, không phải là Nga bán cho IS Kornet mà nguồn tên lửa này được lấy từ các kho vũ khí Quân đội Syria bị chiếm giữ. Theo một số nguồn tin, Nga đã bán cho Syria khoảng 2.500 quả đạn Kornet cùng số lượng bệ phóng không xác định. Không rõ bao nhiêu quả đạn cùng bệ phóng đã lọt vào tay quân khủng bố. Nguồn ảnh: Military-TodayDù vậy, chỉ vài chục quả nhưng Quân đội Syria và cả Nga hay Mỹ và Iraq sẽ phải trả giá đắt vì Kornet là một loại tên lửa mạnh khủng khiếp. Một quả đạn tên lửa Kornet dài 1,2m, đường kính 152mm, nặng 27kg, trang bị đầu nổ kép nặng 7kg có khả năng xuyên 1.000-1.200mm thép sau giáp phản ứng nổ (ERA). Nguồn ảnh: Military-TodayKornet sử dụng hệ thống dẫn đường laser bán tự động (người Nga gọi là hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động bám sát đạn bằng hồng ngoại dùng phương pháp bắn 3 điểm). Theo đó, tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu. Hệ thống điều khiển có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động và chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm. Nguồn ảnh: Military-TodayĐạn 9M133 Kornet đạt tốc độ bay siêu âm, tầm bắn từ 100-5.500m hoặc 3.500m trong điều kiện ban đêm.Đơn giá một quả Kornet khá rẻ, chỉ khoảng 75.000 USD với bệ phóng tái sử dụng 125.000 USD. 75.000 USD đổi lấy một xe tăng giá 4-7 triệu USD là một khoản đầu tư rất rẻ. Nguồn ảnh: Military-Today
Phiến quân IS mới đây công bố đoạn clip ghi lại cảnh chiến binh của tổ chức khủng bố nguy hiểm này sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet tiêu diệt liền một lúc hai xe tăng M1 Abrams của Quân đội Iraq. Nguồn ảnh: Youtube
Trong ảnh, “dấu đỏ” là quả đạn tên lửa Kornet đang hướng tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Youtube
Khoảnh khắc Kornet đánh trúng chiếc xe tăng Abrams của Quân đội Iraq. Theo một số nguồn tin, nó nhắm thẳng vào giáp trước – vị trí dày nhất trên xe tăng Abrams. Nguồn ảnh: Youtube
Phát bắn dường như đã kích nổ thùng đạn hoặc hầm thuốc phóng gây ra vụ nổ cháy dữ dội. Nguồn ảnh: Youtube
Một số bộ phận của chiếc xe tăng Abrams bị bắn ra ngoài khoảnh khắc quả Kornet công phá mục tiêu. Nguồn ảnh: Youtube
Trong ảnh là một chiếc Abrams khác bị trúng đạn tên lửa chống tăng Kornet. Nguồn ảnh: Youtube
Kornet hay còn gọi là Kornet-E là tổ hợp tên lửa chống tăng cực mạnh do Cục thiết kế khí cụ KBP (Nga) phát triển cho nhiệm vụ công phá các loại xe tăng hiện đại nhất thế giới của Mỹ-phương Tây như M1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2... Nguồn ảnh: Military-Today
Một tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet bao gồm: Ống phóng và đạn 9M133; giá phóng ba chân 9P163-1, kính ngắm nhiệt 1PN79-1. Tổng trọng lượng tổ hợp khoảng 30kg.
Việc vận hành tên lửa chỉ cần tổ chiến đấu hai người.
Ngoài việc sử dụng trong Quân đội Nga, KBP cũng được phép bán ra thị trường thế giới Kornet. Tất nhiên, không phải là Nga bán cho IS Kornet mà nguồn tên lửa này được lấy từ các kho vũ khí Quân đội Syria bị chiếm giữ. Theo một số nguồn tin, Nga đã bán cho Syria khoảng 2.500 quả đạn Kornet cùng số lượng bệ phóng không xác định. Không rõ bao nhiêu quả đạn cùng bệ phóng đã lọt vào tay quân khủng bố. Nguồn ảnh: Military-Today
Dù vậy, chỉ vài chục quả nhưng Quân đội Syria và cả Nga hay Mỹ và Iraq sẽ phải trả giá đắt vì Kornet là một loại tên lửa mạnh khủng khiếp. Một quả đạn tên lửa Kornet dài 1,2m, đường kính 152mm, nặng 27kg, trang bị đầu nổ kép nặng 7kg có khả năng xuyên 1.000-1.200mm thép sau giáp phản ứng nổ (ERA). Nguồn ảnh: Military-Today
Kornet sử dụng hệ thống dẫn đường laser bán tự động (người Nga gọi là hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động bám sát đạn bằng hồng ngoại dùng phương pháp bắn 3 điểm). Theo đó, tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu. Hệ thống điều khiển có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động và chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm. Nguồn ảnh: Military-Today
Đạn 9M133 Kornet đạt tốc độ bay siêu âm, tầm bắn từ 100-5.500m hoặc 3.500m trong điều kiện ban đêm.
Đơn giá một quả Kornet khá rẻ, chỉ khoảng 75.000 USD với bệ phóng tái sử dụng 125.000 USD. 75.000 USD đổi lấy một xe tăng giá 4-7 triệu USD là một khoản đầu tư rất rẻ. Nguồn ảnh: Military-Today