Mới đây Nga đã tiến hành vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M từ thao trường Kasputin Yars, tuy nhiên loại vũ khí "cực kỳ chính xác" này đã có màn thể hiện bị đánh giá là thảm họa.Không chỉ lệch vài km so với mục tiêu của nó tại một địa điểm trên đất Kazakhstan, quả đạn còn vượt xa biên giới khiến mọi người gặp nguy hiểm. Các thông tin liên quan được cung cấp trên website chính thức của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Kazakhstan.Tên lửa được phóng từ bãi tập Kapustin Yar, cách xa vị trí rơi 650 km, quả đạn sau khi rơi xuống đất đã không phát nổ và cũng không ghi nhận có thiệt hại về người."Vào ngày 9/1/2020, trong cuộc tập trận theo kế hoạch của trung tâm thử nghiệm thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Moskva đã thuê thao trường trên lãnh thổ Cộng hòa Kazakhstan theo thỏa thuận giữa liên bang giữa hai nước ký năm 1995"."Mảnh vỡ của một trong những tên lửa rơi ra ngoài khu vực dự kiến nhưng không phát nổ. Vị trí tên lửa Nga rơi xuống thuộc quận Bayganinsky của khu vực Aktobe, không có nạn nhân và cũng không có thiệt hại vật chất"."Tình hình cụ thể được báo cáo không gây nguy hiểm cho dân cư. Việc phóng tên lửa sử dụng các mục tiêu trên lãnh thổ Cộng hòa Kazakhstan được thực hiện theo kế hoạch và lịch trình hàng năm của cuộc tập trận"."Hiện trường vụ việc hiện đã bị phong tỏa. Theo thỏa thuận, việc làm rõ các trường hợp và lý do gây ra sự cố trên sẽ được thực hiện bởi ủy ban công tác liên hợp Kazakhstan - Nga", thông báo ghi rõ.Hiện tại khi chưa có kết luận chính thức thì rất khó để xác định vì sao tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga lai bay chệch mục tiêu xa đến như vậy.Đạn tên lửa 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M được quảng cáo áp dụng công nghệ dẫn đường cực kỳ tinh vi như trang bị hệ thống dẫn đường thông qua hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.Bên cạnh đó đạn còn được tích hợp cả đầu dò quang điện tử phục vụ cho việc công kích mục tiêu giai đoạn cuối, mang lại vòng tròn sai số chỉ trong khoảng 5 - 7 m mà thôi.Ngoài ra trong vụ phóng thử thất bại của tên lửa Iskander-M còn có chi tiết đáng quan tâm nữa là nó rơi cách vị trí phóng tới 650 km, trong khi tầm bắn tối đa của vũ khí này theo công bố chỉ 500 km.Do vậy không loại trừ khả năng Nga đã phát triển phiên bản tăng tầm của tên lửa Iskander-M nhằm trả đũa việc Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước INF và sắp triển khai vũ khí có tầm bắn trên 500 km.Nhiều khả năng đây là phiên bản tên lửa thế hệ mới cho nên động cơ của nó đã phát sinh lỗi kỹ thuật, dẫn đến sự cố trên quãng đường bay và rơi trên đất Kazakhstan như trên.Đại diện Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chưa bình luận về vụ phóng tên lửa thất bại, tuy nhiên rõ ràng điều này có thể dẫn đến các thủ tục tố tụng nghiêm trọng và khiến Kazakhstan từ chối cho Nga mượn lãnh thổ.
Mới đây Nga đã tiến hành vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M từ thao trường Kasputin Yars, tuy nhiên loại vũ khí "cực kỳ chính xác" này đã có màn thể hiện bị đánh giá là thảm họa.
Không chỉ lệch vài km so với mục tiêu của nó tại một địa điểm trên đất Kazakhstan, quả đạn còn vượt xa biên giới khiến mọi người gặp nguy hiểm. Các thông tin liên quan được cung cấp trên website chính thức của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Kazakhstan.
Tên lửa được phóng từ bãi tập Kapustin Yar, cách xa vị trí rơi 650 km, quả đạn sau khi rơi xuống đất đã không phát nổ và cũng không ghi nhận có thiệt hại về người.
"Vào ngày 9/1/2020, trong cuộc tập trận theo kế hoạch của trung tâm thử nghiệm thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Moskva đã thuê thao trường trên lãnh thổ Cộng hòa Kazakhstan theo thỏa thuận giữa liên bang giữa hai nước ký năm 1995".
"Mảnh vỡ của một trong những tên lửa rơi ra ngoài khu vực dự kiến nhưng không phát nổ. Vị trí tên lửa Nga rơi xuống thuộc quận Bayganinsky của khu vực Aktobe, không có nạn nhân và cũng không có thiệt hại vật chất".
"Tình hình cụ thể được báo cáo không gây nguy hiểm cho dân cư. Việc phóng tên lửa sử dụng các mục tiêu trên lãnh thổ Cộng hòa Kazakhstan được thực hiện theo kế hoạch và lịch trình hàng năm của cuộc tập trận".
"Hiện trường vụ việc hiện đã bị phong tỏa. Theo thỏa thuận, việc làm rõ các trường hợp và lý do gây ra sự cố trên sẽ được thực hiện bởi ủy ban công tác liên hợp Kazakhstan - Nga", thông báo ghi rõ.
Hiện tại khi chưa có kết luận chính thức thì rất khó để xác định vì sao tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga lai bay chệch mục tiêu xa đến như vậy.
Đạn tên lửa 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M được quảng cáo áp dụng công nghệ dẫn đường cực kỳ tinh vi như trang bị hệ thống dẫn đường thông qua hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.
Bên cạnh đó đạn còn được tích hợp cả đầu dò quang điện tử phục vụ cho việc công kích mục tiêu giai đoạn cuối, mang lại vòng tròn sai số chỉ trong khoảng 5 - 7 m mà thôi.
Ngoài ra trong vụ phóng thử thất bại của tên lửa Iskander-M còn có chi tiết đáng quan tâm nữa là nó rơi cách vị trí phóng tới 650 km, trong khi tầm bắn tối đa của vũ khí này theo công bố chỉ 500 km.
Do vậy không loại trừ khả năng Nga đã phát triển phiên bản tăng tầm của tên lửa Iskander-M nhằm trả đũa việc Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước INF và sắp triển khai vũ khí có tầm bắn trên 500 km.
Nhiều khả năng đây là phiên bản tên lửa thế hệ mới cho nên động cơ của nó đã phát sinh lỗi kỹ thuật, dẫn đến sự cố trên quãng đường bay và rơi trên đất Kazakhstan như trên.
Đại diện Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chưa bình luận về vụ phóng tên lửa thất bại, tuy nhiên rõ ràng điều này có thể dẫn đến các thủ tục tố tụng nghiêm trọng và khiến Kazakhstan từ chối cho Nga mượn lãnh thổ.