Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 thủy phi cơ Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam.Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô.Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng).Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m.Cận cảnh một trong hai động cơ máy bay săn ngầm Be-12 mà Việt Nam từng sở hữu.Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển.Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định.Vị trí quan sát trên không nằm ở trên lưng máy bay săn ngầm Be-12.Buồng lái máy bay khá đặc biệt với khả năng mở được nắp từ trên không ở hai vị trí phi công chính – phụ.Ảnh chụp phía trên buồng lái máy bay.Bên trong vị trí phi công phụ.Cận cảnh buồng lái máy bay săn ngầm Be-12 được trưng bày ở Bảo tàng hàng không Monino.Đáng chú ý, phần dưới chân của phi công cũng được bố trí cửa xuống để họ xuống khoang hoa tiêu – sĩ quan tác chiến.Khu vực khoang lái – khoang hoa tiêu nhìn từ bên ngoài.Nhìn từ bên ngoài khoang hoa tiêu – dẫn đường, quan sát mục tiêu mặt nước.Bên trong được trang bị vô số thiết bị máy móc, dây điện.Thân máy bay như một chiếc thuyền cho phép thủy phi cơ Be-12 có thể chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m.Be-12 mang được 3.000-4.000 kg ngư lôi tự dẫn và bom để tấn công tàu ngầm đối phương.
Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 thủy phi cơ Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam.
Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô.
Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng).
Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m.
Cận cảnh một trong hai động cơ máy bay săn ngầm Be-12 mà Việt Nam từng sở hữu.
Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển.
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định.
Vị trí quan sát trên không nằm ở trên lưng máy bay săn ngầm Be-12.
Buồng lái máy bay khá đặc biệt với khả năng mở được nắp từ trên không ở hai vị trí phi công chính – phụ.
Ảnh chụp phía trên buồng lái máy bay.
Bên trong vị trí phi công phụ.
Cận cảnh buồng lái máy bay săn ngầm Be-12 được trưng bày ở Bảo tàng hàng không Monino.
Đáng chú ý, phần dưới chân của phi công cũng được bố trí cửa xuống để họ xuống khoang hoa tiêu – sĩ quan tác chiến.
Khu vực khoang lái – khoang hoa tiêu nhìn từ bên ngoài.
Nhìn từ bên ngoài khoang hoa tiêu – dẫn đường, quan sát mục tiêu mặt nước.
Bên trong được trang bị vô số thiết bị máy móc, dây điện.
Thân máy bay như một chiếc thuyền cho phép thủy phi cơ Be-12 có thể chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m.
Be-12 mang được 3.000-4.000 kg ngư lôi tự dẫn và bom để tấn công tàu ngầm đối phương.