Các máy bay không người lái hay UAV làm nhiệm vụ giám sát chiến trường của Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine, đã thường xuyên ghi lại việc phá hủy các phương tiện chiến đấu có nguồn gốc phương Tây bằng máy bay không người lái (UAV) tự sát lảng vảng Lancet.Mới đây một hệ thống phòng không tầm thấp tự hành Stormer HVM của Anh viện trợ cho Ukraine, đã bị UAV tự sát Lancet của Nga đánh trúng. Trang mạng BulgarianMilitary đã dẫn thông tin từ nguồn tài khoản Twitter UAWeapons vào ngày 11 tháng 3.Hệ thống phòng không Stormer HVM do công ty Alvis Vickers của Anh phát triển, sử dụng khung gầm xe bọc thép Alvis Stormer và tổ hợp phòng không Starstreak. Stormer HVM được đưa vào biên chế quân đội Anh từ những năm 1997. Tháng 7/2022, một số hệ thống phòng không Stormer HVM được Anh chuyển giao cho Ukraine.Stormer HVM được thiết kế với trọng lượng khoảng 13,5 tấn; có chiều dài 5,6 m; chiều rộng 2,8 m và chiều cao là 3,4 m. Stormer HVM được bọc lớp giáp giúp bảo vệ kíp chiến đấu trước hỏa lực vũ khí nhỏ và mảnh văng đạn pháo. Kíp chiến đấu của Stormer HVM gồm 3 thành viên: Chỉ huy, lái xe và xạ thủ. Điểm mạnh nhất của hệ thống Stormer HVM là các tên lửa phòng không Starstreak. Theo các thông số kỹ thuật được công bố, một hệ thống phòng không Stormer HVM có 8 tên lửa được gắn sẵn trong bệ phóng cùng 12 tên lửa dự trữ được chuyên chở theo bên trong xe.Tên lửa Starstreak có trọng lượng 20 kg; chiều dài 1,39m; đường kính 0,27 m và trọng lượng đầu đạn mang theo nặng gần 3 kg. Sử dụng động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn hai tầng, Starstreak có thể nhanh chóng tăng tốc với tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh (tương đương Mach 4 khoảng 4.800 km/h). Cơ chế tấn công của tên lửa Starstreak rất đặc biệt, khi tiếp cận gần mục tiêu, tên lửa phóng ra 3 đầu đạn con được làm bằng hợp kim Vonfram có tỷ khối cao. Khi tiếp cận mục tiêu ở tốc độ cao, 3 đạn con nặng 900 gram, được giải phóng và sử dụng động năng sẵn có xuyên thẳng để phá hủy mục tiêu.Starstreak có tầm bắn từ 1,5 - 5,5 km, độ cao phòng không tối đa 5.000 mét và có thể chống lại cả máy bay tầm thấp. Đáng chú ý, Starstreak cũng có hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt đất. Năng lượng do các đạn con tạo ra tương đương với sức xuyên đạn pháo 40mm, có thể xuyên qua giáp trước của xe chiến đấu bộ binh. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, ngoại trừ dòng máy bay không người lái tự sát Geran-2, thì Lancet là loại máy bay không người lái tự sát hiệu quả nhất trong cuộc tấn công của Nga ở Ukraine. Trong nửa cuối năm 2022, máy bay không người lái tự sát Lancet của Nga đã thực hiện khá nhiều vụ tấn công thành công. Video này cho thấy, cuộc tấn công bằng UAV Lancet vào hệ thống phòng không Stormer HVM của Ukraine từ góc quan sát của một UAV thứ hai của Nga.Một chiếc máy bay không người lái thứ hai của Nga, rất có thể làm nhiệm vụ trinh sát và giám sát chiến trường (thường là loại Orlan-10), đã ghi lại cảnh UAV tự sát Lancet đâm thẳng vào giữa khung gầm và tháp pháo của hệ thống phòng không Stormer HVM. Đoạn phim kết thúc với một cột khói khổng lồ bốc ra từ hệ thống phòng không tầm thấp có nguồn gốc từ Anh, nhưng không cho thấy chính xác thiệt hại của đòn đánh. Nhưng tốc độ tấn công cao của UAV Lancet “rất ấn tượng”. Đặc biệt, một đoạn phim mới về việc phá hủy lựu pháo tự hành 155 mm CAESAR của Pháp bởi một UAV Lancet. Trên tài khoản của những người điều khiển những chiếc UAV này, có hàng chục khẩu Caesar của Pháp, Krab của Ba Lan, M777 của Mỹ là nạn nhân của loại UAV tự sát này.Theo thống kê của quân đội Nga, UAV tự sát Lancet đã phá hủy không dưới năm mươi khẩu pháo các loại của Quân đội Ukraine; trong đó phần lớn pháo binh Ukraine là nạn nhân của UAV Lancet, chủ yếu có nguồn gốc NATO.Kênh Telegram của Kaskada chia sẻ chi tiết, khi các trắc thủ điều khiển UAV Lancet, không chỉ cố gắng phá hủy khẩu pháo, mà còn tính toán lái vào những khu hiểm yếu như bộ phận kính ngắm hay bộ phận hãm lùi, đẩy lên. Có thể thấy, pháo xe kéo M777 của Mỹ rất sợ loại UAV tự sát này của Nga. Phạm vi hoạt động của UAV Lancet là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, nhưng nó đủ để đánh bại hệ thống phòng không của đối phương. Trong quá trình tham gia chiến đấu, UAV Lancet đã trải qua nhiều giai đoạn hiện đại hóa trên cơ sở những kinh nghiệm thu được ở chiến trường Ukraine và số lượng ngày càng tăng. UAV tự sát Lancet của Nga có các thông số phổ biến đối với thiết kế của một UAV tự sát chiến thuật điển hình. Theo những thông tin công khai, sải cánh của Lancet không dài, chỉ một mét. Đầu đạn, hay chính xác hơn là trọng tải mà Lancet mang theo lên tới 3 kg và trọng lượng cùng với trọng tải chỉ là 12 kg.Tốc độ của UAV Lancet rất ấn tượng; ở chế độ tìm kiếm hoặc theo dõi, Lancet có thể đạt tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h. Tuy nhiên, khi thực hiện tấn công mục tiêu, UAV Lancet sẽ tăng tốc độ lên 300 km/h để đảm bảo hiệu quả cao hơn về thiệt hại mà nó dự kiến sẽ gây ra. Hệ thống phòng không Stormer HVM của Anh viện trợ cho Ukraine, đã bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy.
Các máy bay không người lái hay UAV làm nhiệm vụ giám sát chiến trường của Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine, đã thường xuyên ghi lại việc phá hủy các phương tiện chiến đấu có nguồn gốc phương Tây bằng máy bay không người lái (UAV) tự sát lảng vảng Lancet.
Mới đây một hệ thống phòng không tầm thấp tự hành Stormer HVM của Anh viện trợ cho Ukraine, đã bị UAV tự sát Lancet của Nga đánh trúng. Trang mạng BulgarianMilitary đã dẫn thông tin từ nguồn tài khoản Twitter UAWeapons vào ngày 11 tháng 3.
Hệ thống phòng không Stormer HVM do công ty Alvis Vickers của Anh phát triển, sử dụng khung gầm xe bọc thép Alvis Stormer và tổ hợp phòng không Starstreak. Stormer HVM được đưa vào biên chế quân đội Anh từ những năm 1997. Tháng 7/2022, một số hệ thống phòng không Stormer HVM được Anh chuyển giao cho Ukraine.
Stormer HVM được thiết kế với trọng lượng khoảng 13,5 tấn; có chiều dài 5,6 m; chiều rộng 2,8 m và chiều cao là 3,4 m. Stormer HVM được bọc lớp giáp giúp bảo vệ kíp chiến đấu trước hỏa lực vũ khí nhỏ và mảnh văng đạn pháo. Kíp chiến đấu của Stormer HVM gồm 3 thành viên: Chỉ huy, lái xe và xạ thủ.
Điểm mạnh nhất của hệ thống Stormer HVM là các tên lửa phòng không Starstreak. Theo các thông số kỹ thuật được công bố, một hệ thống phòng không Stormer HVM có 8 tên lửa được gắn sẵn trong bệ phóng cùng 12 tên lửa dự trữ được chuyên chở theo bên trong xe.
Tên lửa Starstreak có trọng lượng 20 kg; chiều dài 1,39m; đường kính 0,27 m và trọng lượng đầu đạn mang theo nặng gần 3 kg. Sử dụng động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn hai tầng, Starstreak có thể nhanh chóng tăng tốc với tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh (tương đương Mach 4 khoảng 4.800 km/h).
Cơ chế tấn công của tên lửa Starstreak rất đặc biệt, khi tiếp cận gần mục tiêu, tên lửa phóng ra 3 đầu đạn con được làm bằng hợp kim Vonfram có tỷ khối cao. Khi tiếp cận mục tiêu ở tốc độ cao, 3 đạn con nặng 900 gram, được giải phóng và sử dụng động năng sẵn có xuyên thẳng để phá hủy mục tiêu.
Starstreak có tầm bắn từ 1,5 - 5,5 km, độ cao phòng không tối đa 5.000 mét và có thể chống lại cả máy bay tầm thấp. Đáng chú ý, Starstreak cũng có hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt đất. Năng lượng do các đạn con tạo ra tương đương với sức xuyên đạn pháo 40mm, có thể xuyên qua giáp trước của xe chiến đấu bộ binh.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, ngoại trừ dòng máy bay không người lái tự sát Geran-2, thì Lancet là loại máy bay không người lái tự sát hiệu quả nhất trong cuộc tấn công của Nga ở Ukraine.
Trong nửa cuối năm 2022, máy bay không người lái tự sát Lancet của Nga đã thực hiện khá nhiều vụ tấn công thành công. Video này cho thấy, cuộc tấn công bằng UAV Lancet vào hệ thống phòng không Stormer HVM của Ukraine từ góc quan sát của một UAV thứ hai của Nga.
Một chiếc máy bay không người lái thứ hai của Nga, rất có thể làm nhiệm vụ trinh sát và giám sát chiến trường (thường là loại Orlan-10), đã ghi lại cảnh UAV tự sát Lancet đâm thẳng vào giữa khung gầm và tháp pháo của hệ thống phòng không Stormer HVM.
Đoạn phim kết thúc với một cột khói khổng lồ bốc ra từ hệ thống phòng không tầm thấp có nguồn gốc từ Anh, nhưng không cho thấy chính xác thiệt hại của đòn đánh. Nhưng tốc độ tấn công cao của UAV Lancet “rất ấn tượng”.
Đặc biệt, một đoạn phim mới về việc phá hủy lựu pháo tự hành 155 mm CAESAR của Pháp bởi một UAV Lancet. Trên tài khoản của những người điều khiển những chiếc UAV này, có hàng chục khẩu Caesar của Pháp, Krab của Ba Lan, M777 của Mỹ là nạn nhân của loại UAV tự sát này.
Theo thống kê của quân đội Nga, UAV tự sát Lancet đã phá hủy không dưới năm mươi khẩu pháo các loại của Quân đội Ukraine; trong đó phần lớn pháo binh Ukraine là nạn nhân của UAV Lancet, chủ yếu có nguồn gốc NATO.
Kênh Telegram của Kaskada chia sẻ chi tiết, khi các trắc thủ điều khiển UAV Lancet, không chỉ cố gắng phá hủy khẩu pháo, mà còn tính toán lái vào những khu hiểm yếu như bộ phận kính ngắm hay bộ phận hãm lùi, đẩy lên. Có thể thấy, pháo xe kéo M777 của Mỹ rất sợ loại UAV tự sát này của Nga.
Phạm vi hoạt động của UAV Lancet là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, nhưng nó đủ để đánh bại hệ thống phòng không của đối phương. Trong quá trình tham gia chiến đấu, UAV Lancet đã trải qua nhiều giai đoạn hiện đại hóa trên cơ sở những kinh nghiệm thu được ở chiến trường Ukraine và số lượng ngày càng tăng.
UAV tự sát Lancet của Nga có các thông số phổ biến đối với thiết kế của một UAV tự sát chiến thuật điển hình. Theo những thông tin công khai, sải cánh của Lancet không dài, chỉ một mét. Đầu đạn, hay chính xác hơn là trọng tải mà Lancet mang theo lên tới 3 kg và trọng lượng cùng với trọng tải chỉ là 12 kg.
Tốc độ của UAV Lancet rất ấn tượng; ở chế độ tìm kiếm hoặc theo dõi, Lancet có thể đạt tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h. Tuy nhiên, khi thực hiện tấn công mục tiêu, UAV Lancet sẽ tăng tốc độ lên 300 km/h để đảm bảo hiệu quả cao hơn về thiệt hại mà nó dự kiến sẽ gây ra.
Hệ thống phòng không Stormer HVM của Anh viện trợ cho Ukraine, đã bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy.