Bất chấp mùa đông ngày càng lạnh giá, nhưng chiến sự ở Ukraine vẫn không hạ nhiệt mà ngược lại, ngày càng diễn biến ác liệt. Theo logic, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế này, UAV sẽ được sử dụng thường xuyên hơn; nhất là loại UAV tự sát.Một video ghi lại cảnh một UAV tự sát của Nga lao vào tấn công một chiếc xe tăng của Quân đội Ukraine vừa được truyền thông Nga đăng tải. Theo đó, một chiếc UAV Lancet, đã lao thẳng xuống mục tiêu. Vào giây phút cuối cùng, một thành viên của tổ lái xe tăng Ukraine đã cố gắng thoát ra qua cửa sập của tháp pháo.Chiếc UAV tự sát Lancet lao vào chiếc xe tăng Ukraine và phát nổ; ở bên cạnh, một máy bay không người lái do thám khác của Quân đội Nga đã quay được toàn bộ cuộc tấn công. Trong những ngày qua, Quân đội Nga đã tăng cường sử dụng các tên lửa đất đối không và các loại UAV tự sát, tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine, gây cho Quân đội Ukraine nhiều thiệt hại. Đặc biệt là loại UAV tự sát Lancet đã gây ra nhiều thiệt hại ở khu vực chiến tuyến cho Quân đội Ukraine trong khi phía Ukraine chưa có loại vũ khí đặc trị.Mới đây, Nga đã công bố hai đoạn video cho thấy, hai chiếc UAV tự sát Lancet đã phá hủy hai pháo tự hành M109A3GN 155mm do Na Uy viện trợ cho quân đội Ukraine. Một trong những video cho thấy, UAV Lancet đã đánh trúng khẩu lựu pháo tự hành. Nguyên nhân là vụ tấn công của UAV Lancet đã kích nổ đạn pháo trong xe. Quả cầu lửa khổng lồ và làn sóng xung kích của vụ nổ đạn pháo trong xe đã gây ra vụ nổ khổng lồ.M109A3GN là lựu pháo tự hành 155mm do Mỹ sản xuất cho Quân đội Na Uy và Na Uy đã viện trợ cho Quân đội Ukraine; loại pháo này đến Ukraine vào giữa năm và từng trở thành ngôi sao trên chiến trường, truyền thông Ukraine cũng đã đăng tải rất nhiều bức ảnh về loại pháo này.Nhưng trên thực tế, pháo tự hành M109A3GN không còn được coi là một loại lựu pháo tự hành tiên tiến nữa. Tầm bắn của nó bị hạn chế, hệ thống điều khiển hỏa lực lạc hậu và số lượng pháo mà Na Uy viện trợ cho Quân đội Ukraine cũng có hạn. Loại pháo tự hành này đã bị phá hủy dần trong cuộc chiến tàn khốc đang diễn ra.Lựu pháo tự hành M109A3GN trông rất giống xe tăng, với thân hình cao lớn, tháp pháo xoay 360 độ và pháo cỡ lớn, nhưng lớp giáp của nó rất mỏng. Chúng ta cũng có thể thấy từ video, UAV Lancet đã đánh trúng phía trước thùng xe, nhưng dường như đã xuyên thẳng vào lớp giáp, kích nổ đạn pháo nằm ở phía sau thùng xe và gây ra một vụ nổ kinh thiên động địa. UAV Lancet có thể coi là loại tên lửa hành trình mới nhất của Nga, được gọi là "tiểu liên AK-47 bay" hay "mìn bay", được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Hàng không ZALA, một công ty con của công ty tập đoàn "Kalashnikov" của Nga. Vào ngày 25/6/2019, UAV Lancet đã được công bố lần đầu tiên tại Diễn đàn Công nghệ Quân sự Quốc tế "Army-2019". được tổ chức tại Kubinka, thủ đô Moscow của Nga.UAV Lancet còn có phiên bản Lancet-1 và Lancet-3; trong đó phên bản Lancet-1 có tải trọng đầu đạn 1 kg, thời lượng pin 30 phút và tầm hoạt động tối đa 30 km. Phiên bản Lancet-3 có đầu đạn 3kg, thời lượng pin 40 phút và tầm hoạt động tối đa 40 km. Tốc độ hành trình trên không là 80-130 km/h, tốc độ công kích mục tiêu có thể đạt 300 km/h.UAV Lancet được trang bị camera quang học, có khả năng quan sát đêm và thiết bị hồng ngoại do Nga phát triển độc lập. Ngoài ra có thể trinh sát và giám sát hoặc chọn mục tiêu tùy theo tình hình chiến trường, rất phù hợp với điều kiện chiến trường luôn thay đổi.Không giống như tên lửa dẫn đường chính xác hoặc đạn pháo truyền thống, UAV Lancet có thể ở trên không trong một thời gian dài trong vùng trời mục tiêu. Ở trạng thái bay tuần tra, nó có thể tiến hành trinh sát hoặc theo dõi mục tiêu; khi có cơ hội sẽ tấn công thẳng vào mục tiêu.Ngoài ra loại UAV tự sát Geran-2, những loại UAV này không có bộ phận cảm biến như đầu dò quang điện và chỉ có thể tấn công theo tọa độ. Thực tế thì nó giống như một tên lửa hành trình, chỉ có thể bắn trúng mục tiêu cố định.Khi nhắc đến "Kalashnikov", đầu tiên mọi người sẽ nghĩ đến dòng súng trường tấn công "AK" mà hãng sản xuất và danh tiếng toàn cầu lâu đời của hãng trong lĩnh vực vũ khí hạng nhẹ. Bước vào lĩnh vực UAV và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới thực sự gây ngạc nhiên, khẳng định uy tín của công ty Kalashnikov trong việc phát triển các loại vũ khí mới.Video UAV Lancet của Nga lao vào xe tăng của Quân đội Ukraine.
Bất chấp mùa đông ngày càng lạnh giá, nhưng chiến sự ở Ukraine vẫn không hạ nhiệt mà ngược lại, ngày càng diễn biến ác liệt. Theo logic, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế này, UAV sẽ được sử dụng thường xuyên hơn; nhất là loại UAV tự sát.
Một video ghi lại cảnh một UAV tự sát của Nga lao vào tấn công một chiếc xe tăng của Quân đội Ukraine vừa được truyền thông Nga đăng tải. Theo đó, một chiếc UAV Lancet, đã lao thẳng xuống mục tiêu. Vào giây phút cuối cùng, một thành viên của tổ lái xe tăng Ukraine đã cố gắng thoát ra qua cửa sập của tháp pháo.
Chiếc UAV tự sát Lancet lao vào chiếc xe tăng Ukraine và phát nổ; ở bên cạnh, một máy bay không người lái do thám khác của Quân đội Nga đã quay được toàn bộ cuộc tấn công.
Trong những ngày qua, Quân đội Nga đã tăng cường sử dụng các tên lửa đất đối không và các loại UAV tự sát, tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine, gây cho Quân đội Ukraine nhiều thiệt hại. Đặc biệt là loại UAV tự sát Lancet đã gây ra nhiều thiệt hại ở khu vực chiến tuyến cho Quân đội Ukraine trong khi phía Ukraine chưa có loại vũ khí đặc trị.
Mới đây, Nga đã công bố hai đoạn video cho thấy, hai chiếc UAV tự sát Lancet đã phá hủy hai pháo tự hành M109A3GN 155mm do Na Uy viện trợ cho quân đội Ukraine. Một trong những video cho thấy, UAV Lancet đã đánh trúng khẩu lựu pháo tự hành.
Nguyên nhân là vụ tấn công của UAV Lancet đã kích nổ đạn pháo trong xe. Quả cầu lửa khổng lồ và làn sóng xung kích của vụ nổ đạn pháo trong xe đã gây ra vụ nổ khổng lồ.
M109A3GN là lựu pháo tự hành 155mm do Mỹ sản xuất cho Quân đội Na Uy và Na Uy đã viện trợ cho Quân đội Ukraine; loại pháo này đến Ukraine vào giữa năm và từng trở thành ngôi sao trên chiến trường, truyền thông Ukraine cũng đã đăng tải rất nhiều bức ảnh về loại pháo này.
Nhưng trên thực tế, pháo tự hành M109A3GN không còn được coi là một loại lựu pháo tự hành tiên tiến nữa. Tầm bắn của nó bị hạn chế, hệ thống điều khiển hỏa lực lạc hậu và số lượng pháo mà Na Uy viện trợ cho Quân đội Ukraine cũng có hạn. Loại pháo tự hành này đã bị phá hủy dần trong cuộc chiến tàn khốc đang diễn ra.
Lựu pháo tự hành M109A3GN trông rất giống xe tăng, với thân hình cao lớn, tháp pháo xoay 360 độ và pháo cỡ lớn, nhưng lớp giáp của nó rất mỏng. Chúng ta cũng có thể thấy từ video, UAV Lancet đã đánh trúng phía trước thùng xe, nhưng dường như đã xuyên thẳng vào lớp giáp, kích nổ đạn pháo nằm ở phía sau thùng xe và gây ra một vụ nổ kinh thiên động địa.
UAV Lancet có thể coi là loại tên lửa hành trình mới nhất của Nga, được gọi là "tiểu liên AK-47 bay" hay "mìn bay", được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Hàng không ZALA, một công ty con của công ty tập đoàn "Kalashnikov" của Nga. Vào ngày 25/6/2019, UAV Lancet đã được công bố lần đầu tiên tại Diễn đàn Công nghệ Quân sự Quốc tế "Army-2019". được tổ chức tại Kubinka, thủ đô Moscow của Nga.
UAV Lancet còn có phiên bản Lancet-1 và Lancet-3; trong đó phên bản Lancet-1 có tải trọng đầu đạn 1 kg, thời lượng pin 30 phút và tầm hoạt động tối đa 30 km. Phiên bản Lancet-3 có đầu đạn 3kg, thời lượng pin 40 phút và tầm hoạt động tối đa 40 km. Tốc độ hành trình trên không là 80-130 km/h, tốc độ công kích mục tiêu có thể đạt 300 km/h.
UAV Lancet được trang bị camera quang học, có khả năng quan sát đêm và thiết bị hồng ngoại do Nga phát triển độc lập. Ngoài ra có thể trinh sát và giám sát hoặc chọn mục tiêu tùy theo tình hình chiến trường, rất phù hợp với điều kiện chiến trường luôn thay đổi.
Không giống như tên lửa dẫn đường chính xác hoặc đạn pháo truyền thống, UAV Lancet có thể ở trên không trong một thời gian dài trong vùng trời mục tiêu. Ở trạng thái bay tuần tra, nó có thể tiến hành trinh sát hoặc theo dõi mục tiêu; khi có cơ hội sẽ tấn công thẳng vào mục tiêu.
Ngoài ra loại UAV tự sát Geran-2, những loại UAV này không có bộ phận cảm biến như đầu dò quang điện và chỉ có thể tấn công theo tọa độ. Thực tế thì nó giống như một tên lửa hành trình, chỉ có thể bắn trúng mục tiêu cố định.
Khi nhắc đến "Kalashnikov", đầu tiên mọi người sẽ nghĩ đến dòng súng trường tấn công "AK" mà hãng sản xuất và danh tiếng toàn cầu lâu đời của hãng trong lĩnh vực vũ khí hạng nhẹ. Bước vào lĩnh vực UAV và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới thực sự gây ngạc nhiên, khẳng định uy tín của công ty Kalashnikov trong việc phát triển các loại vũ khí mới.
Video UAV Lancet của Nga lao vào xe tăng của Quân đội Ukraine.