Vào ngày 15/5, khi Quân đội Ukraine chính thức đưa ra tiền tuyến sử dụng một số lượng lớn pháo siêu nhẹ M777A2 do Mỹ viện trợ, thế giới bên ngoài cuối cùng đã hiểu rõ về tình trạng thực tế của loại pháo, mà Quân đội Ukraine được Mỹ viện trợ.Lúc này, mọi người mới biết, thứ mà Quân đội Ukraine thực sự nhận được, không phải là nguyên bản của khẩu M777A2 mà họ sử dụng, khi được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Đức; mà là phiên bản "thiếu", với các thiết bị chủ chốt là hệ thống điều khiển hỏa lực đã bị gỡ bỏ.Điều này đã làm giảm nhiều giá trị chiến đấu của khẩu pháo này và biến nó thành một khẩu pháo xe kéo bình thường, không hơn không kém; mà những loại pháo xe kéo, hiện Quân đội Ukraine được thừa hưởng từ thời Liên Xô, còn rất nhiều trong kho dự trữ.So sánh các bức ảnh chụp phiên bản thiếu của khẩu M777A2 của Ukraine và phiên bản đủ của Mỹ, kết hợp với mô tả về thành phần điều khiển hỏa lực của M777A2, chúng ta có thể thấy rằng, Quân đội Mỹ đã tháo bỏ radar đo sơ tốc đầu nòng, cụm định vị liên lạc và máy tính hỏa lực, trước khi viện trợ cho Ukraina.Máy tính đường đạn và mô-đun điều khiển tự động của khẩu đội trưởng bị gỡ bỏ, phiên bản M777A2 viện trợ cho Ukraine chỉ còn giữ lại bộ điều hướng quán tính và hiển thị của pháo thủ số 1 và khẩu đội trưởng.Từ góc độ tự động hóa và tin học hóa, trong toàn bộ hệ thống điều khiển hỏa lực của khẩu M777A2 và vai trò của từng bộ phận của hệ thống định vị và thông tin liên lạc, hệ thống dẫn đường quán tính và máy tính điều khiển hỏa lực; đây có thể được coi là ba thiết bị cốt lõi của khẩu pháo xe kéo, được coi là hiện đại nhất hiện nay.Cụm định vị và thông tin liên lạc của khẩu M777A2 bao gồm một bộ thu định vị vệ tinh GPS và máy thông tin băng thông rộng, có thể truyền nhận hình ảnh. Hệ thống có nhiệm vụ thu nhận thông tin tọa độ mục tiêu, từ các thiết bị trinh sát và phần tử bắn, do đài chỉ huy hỏa lực cấp tiểu đoàn, đại đội cung cấp.Ngoài ra hệ thống định vị vệ tinh GPS còn tiếp nhận thông tin khí tượng, các lượng sửa ở trận địa và có bộ kết nối, để nạp tọa độ cho loại đạn có dẫn đường bằng quán tính. Ảnh: Bộ định vị nạp tọa độ cho đạn pháo dẫn đường quán tính trên pháo M777A2. Nguồn: Sina.Nhưng quan trọng nhất là tất cả những dữ liệu về tọa độ đặt pháo, tọa độ mục tiêu, điều kiện khí tượng, đường đạn được truyền đến máy tính điều khiển hỏa lực, để tính toán ra phần tử bắn và hiển thị cho khẩu đội trưởng và pháo thủ số 1, làm nhiệm vụ thao tác phần tử bắn lên pháo.Ngoài việc tự xác định vị trí trận địa, hệ thống định vị vệ tinh GPS của M777A2 còn có thể thực hiện lấy hướng chuẩn ban đầu cho pháo, khi pháo chiếm lĩnh trận địa bắn; giúp khẩu đội thao tác nhanh hơn nhiều, so với loại pháo không được trang bị hệ thống này.Ngoài ra sau khi bắn, vị trí của pháo sẽ thay đổi do độ giật, và hệ thống định vị vệ tinh GPS cũng có thể đo lường những thay đổi này và đưa những dữ liệu trở lại máy tính điều khiển hỏa lực, để điều chỉnh phần tử bắn.Mặc dù pháo M777A2 mà Quân đội Mỹ giao cho Ukraine không tháo dỡ hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng nó thực sự vô dụng, vì không còn máy tính nhiệm vụ, để thực hiện chuyển đổi tọa độ và tính toán những sai số cho hệ thống định vị quán tính.Từ chức năng của ba thành phần cốt lõi điều khiển hỏa lực trên, có thể biết rằng phiên bản thiếu của khẩu M777A2 mà Ukraine nhận viện trợ từ Mỹ, thực sự đã mất khả năng điều khiển hỏa lực tự động, vì nó không còn máy tính đường đạn và máy thông tin băng thông rộng.Đồng thời phiên bản M777A2 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, cũng mất khả năng sử dụng đạn dẫn đường bằng vệ tinh Excalibur. Nó thực sự chỉ có thể được sử dụng như một loại pháo xe kéo bình thường; ưu điểm duy nhất là nó nhẹ hơn các loại pháo kéo 155mm khác.Nhưng nhược điểm của M777A2 cũng không phải ít, đó là do trọng lượng rất nhẹ, nên khi thiết bị trận địa, pháo M777A2 phải cố định chắc chắn; do vậy thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại tốn nhiều thời gian hơn.Trong khi đó, Ukraine hiện đã mất ưu thế trên không, nên pháo binh của họ phải thực hiện chiến thuật “bắn và chạy”, để ngăn sự săn lùng từ trên không của Không quân Nga và việc phản pháo của quân Nga. Do vậy tính năng chiến đấu của M777A2, cũng không hơn các loại pháo xe kéo mà Quân đội Ukraine hiện đang sở hữu. Trên thực tế, Quân đội Ukraine quá kỳ vọng vào vũ khí hiện đại của Mỹ, nên họ rất hy vọng khẩu M777A2 sẽ tăng khả năng về hỏa lực chính xác. Với những phiên bản M777A2 thiếu như thế này, nếu Mỹ viện trợ cho Ukraine các loại pháo cũ, như pháo tự hành M109 sẽ tốt hơn; ít nhất chúng có thể tự di chuyển và có giáp bảo vệ cho kíp xe, trước các mảnh đạn khi pháo binh Nga phản công.
Vào ngày 15/5, khi Quân đội Ukraine chính thức đưa ra tiền tuyến sử dụng một số lượng lớn pháo siêu nhẹ M777A2 do Mỹ viện trợ, thế giới bên ngoài cuối cùng đã hiểu rõ về tình trạng thực tế của loại pháo, mà Quân đội Ukraine được Mỹ viện trợ.
Lúc này, mọi người mới biết, thứ mà Quân đội Ukraine thực sự nhận được, không phải là nguyên bản của khẩu M777A2 mà họ sử dụng, khi được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Đức; mà là phiên bản "thiếu", với các thiết bị chủ chốt là hệ thống điều khiển hỏa lực đã bị gỡ bỏ.
Điều này đã làm giảm nhiều giá trị chiến đấu của khẩu pháo này và biến nó thành một khẩu pháo xe kéo bình thường, không hơn không kém; mà những loại pháo xe kéo, hiện Quân đội Ukraine được thừa hưởng từ thời Liên Xô, còn rất nhiều trong kho dự trữ.
So sánh các bức ảnh chụp phiên bản thiếu của khẩu M777A2 của Ukraine và phiên bản đủ của Mỹ, kết hợp với mô tả về thành phần điều khiển hỏa lực của M777A2, chúng ta có thể thấy rằng, Quân đội Mỹ đã tháo bỏ radar đo sơ tốc đầu nòng, cụm định vị liên lạc và máy tính hỏa lực, trước khi viện trợ cho Ukraina.
Máy tính đường đạn và mô-đun điều khiển tự động của khẩu đội trưởng bị gỡ bỏ, phiên bản M777A2 viện trợ cho Ukraine chỉ còn giữ lại bộ điều hướng quán tính và hiển thị của pháo thủ số 1 và khẩu đội trưởng.
Từ góc độ tự động hóa và tin học hóa, trong toàn bộ hệ thống điều khiển hỏa lực của khẩu M777A2 và vai trò của từng bộ phận của hệ thống định vị và thông tin liên lạc, hệ thống dẫn đường quán tính và máy tính điều khiển hỏa lực; đây có thể được coi là ba thiết bị cốt lõi của khẩu pháo xe kéo, được coi là hiện đại nhất hiện nay.
Cụm định vị và thông tin liên lạc của khẩu M777A2 bao gồm một bộ thu định vị vệ tinh GPS và máy thông tin băng thông rộng, có thể truyền nhận hình ảnh. Hệ thống có nhiệm vụ thu nhận thông tin tọa độ mục tiêu, từ các thiết bị trinh sát và phần tử bắn, do đài chỉ huy hỏa lực cấp tiểu đoàn, đại đội cung cấp.
Ngoài ra hệ thống định vị vệ tinh GPS còn tiếp nhận thông tin khí tượng, các lượng sửa ở trận địa và có bộ kết nối, để nạp tọa độ cho loại đạn có dẫn đường bằng quán tính. Ảnh: Bộ định vị nạp tọa độ cho đạn pháo dẫn đường quán tính trên pháo M777A2. Nguồn: Sina.
Nhưng quan trọng nhất là tất cả những dữ liệu về tọa độ đặt pháo, tọa độ mục tiêu, điều kiện khí tượng, đường đạn được truyền đến máy tính điều khiển hỏa lực, để tính toán ra phần tử bắn và hiển thị cho khẩu đội trưởng và pháo thủ số 1, làm nhiệm vụ thao tác phần tử bắn lên pháo.
Ngoài việc tự xác định vị trí trận địa, hệ thống định vị vệ tinh GPS của M777A2 còn có thể thực hiện lấy hướng chuẩn ban đầu cho pháo, khi pháo chiếm lĩnh trận địa bắn; giúp khẩu đội thao tác nhanh hơn nhiều, so với loại pháo không được trang bị hệ thống này.
Ngoài ra sau khi bắn, vị trí của pháo sẽ thay đổi do độ giật, và hệ thống định vị vệ tinh GPS cũng có thể đo lường những thay đổi này và đưa những dữ liệu trở lại máy tính điều khiển hỏa lực, để điều chỉnh phần tử bắn.
Mặc dù pháo M777A2 mà Quân đội Mỹ giao cho Ukraine không tháo dỡ hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng nó thực sự vô dụng, vì không còn máy tính nhiệm vụ, để thực hiện chuyển đổi tọa độ và tính toán những sai số cho hệ thống định vị quán tính.
Từ chức năng của ba thành phần cốt lõi điều khiển hỏa lực trên, có thể biết rằng phiên bản thiếu của khẩu M777A2 mà Ukraine nhận viện trợ từ Mỹ, thực sự đã mất khả năng điều khiển hỏa lực tự động, vì nó không còn máy tính đường đạn và máy thông tin băng thông rộng.
Đồng thời phiên bản M777A2 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, cũng mất khả năng sử dụng đạn dẫn đường bằng vệ tinh Excalibur. Nó thực sự chỉ có thể được sử dụng như một loại pháo xe kéo bình thường; ưu điểm duy nhất là nó nhẹ hơn các loại pháo kéo 155mm khác.
Nhưng nhược điểm của M777A2 cũng không phải ít, đó là do trọng lượng rất nhẹ, nên khi thiết bị trận địa, pháo M777A2 phải cố định chắc chắn; do vậy thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại tốn nhiều thời gian hơn.
Trong khi đó, Ukraine hiện đã mất ưu thế trên không, nên pháo binh của họ phải thực hiện chiến thuật “bắn và chạy”, để ngăn sự săn lùng từ trên không của Không quân Nga và việc phản pháo của quân Nga. Do vậy tính năng chiến đấu của M777A2, cũng không hơn các loại pháo xe kéo mà Quân đội Ukraine hiện đang sở hữu.
Trên thực tế, Quân đội Ukraine quá kỳ vọng vào vũ khí hiện đại của Mỹ, nên họ rất hy vọng khẩu M777A2 sẽ tăng khả năng về hỏa lực chính xác. Với những phiên bản M777A2 thiếu như thế này, nếu Mỹ viện trợ cho Ukraine các loại pháo cũ, như pháo tự hành M109 sẽ tốt hơn; ít nhất chúng có thể tự di chuyển và có giáp bảo vệ cho kíp xe, trước các mảnh đạn khi pháo binh Nga phản công.