Mới đây, sau trận tấn công quân Nga vượt sông ở khu vực Severo Donetsk, làm các chuyên gia pháo binh Mỹ cũng phải than rằng: NATO đang huấn luyện pháo binh Ukraine, hay Ukraine đang "làm mẫu" cho pháo binh NATO?Từ xem xét chiếc cầu phao của Nga bị Quân đội Ukraine bắn trúng, quả đạn pháo của Ukraine đã đánh thẳng vào tâm cầu rộng chỉ 6 mét, dù có lệch thì cự ly cũng rất nhỏ. Tỷ lệ trúng của cầu phao có thể đạt đến mức này là rất chính xác. Hơn nữa, một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép của Nga đã trúng đạn ở hai bên đầu cầu.Nếu quả lựu pháo không thể đánh trực diện vào xe tăng, hoặc bắn trực tiếp vào xe bọc thép thì không thể tiêu diệt được các loại “lô cốt thép di động” này. Ngay cả khi nó nổ ở khoảng cách 1m bên cạnh chiếc xe tăng, thì cũng không hề hấn gì. Để tấn công một mục tiêu bọc thép đang di chuyển, tốc độ bắn trúng phải trong khoảng 0,5-1 mét.Có thể thấy rằng, có rất ít hố đạn gần toàn bộ bờ sông, điều đó có nghĩa là hầu hết các quả đạn pháo do pháo binh Ukraine bắn ra đều trúng đích. Trong 3 ngày liên tục chiến đấu tại bến phà nơi quân Nga chọn làm vị trí vượt sông, Pháo binh Ukraine dường như đã tạo nên kỷ lục về tỷ lệ bắn trúng chính xác của pháo binh.Có thể thấy rằng, các trận địa của pháo binh Ukraine, thường cách xa mục tiêu ít nhất là 10 km đến 20 km; việc sử dụng pháo binh để bắn đạn pháo vào các xe tăng, thiết giáp đang di chuyển, được ví khó như hạ sát con côn trùng đang bay bằng mũi kim.Hầu hết các loại pháo trên thế giới đều bắn ở trong khoảng cự ly từ 10 - 20 km, với sai số ít nhất từ hàng chục mét đến hàng trăm mét và rất khó để tiêu diệt mục tiêu. Trong trận đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào ngày 23/11/2010, sai số thực chiến của lựu pháo tự hành K-9 Hàn Quốc lên tới 100 mét.Trong nguyên tắc sử dụng pháo binh, để chế áp một đại đội pháo tự hành không bọc thép, thường cần từ 80 đến 400 viên đạn nổ phá, cỡ nòng 155mm; nếu tấn công đại đội thiết giáp trong quá trình di chuyển, thì cần nhiều đạn hơn. Tất nhiên, đây chỉ chiến đấu trong điều kiện lý tưởng.Bởi vì, trong trường hợp không thuận lợi cho việc chế áp hoặc thiếu các khí tài trinh sát tầm xa tiên tiến, cần phải tiến hành bắn thử trực tiếp mục tiêu nhiều lần; nhưng ở đây lực lượng pháo binh Ukraine thường là bắn tấn công ngắn và nhanh, thực hiện chiến thuật “bắn và chạy”.Nếu lựu pháo M-777 155mm của Mỹ sử dụng đạn pháo thông thường, sai số tầm xa là 200 mét. Nếu sử dụng nhiều phương pháp hiệu chỉnh, sai số có thể giảm xuống chỉ còn 50 mét.Nếu M-777 sử dụng đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur mạnh nhất, độ chính xác bắn trúng có thể đạt tới 10 mét, nhưng loại đạn pháo dẫn đường bằng vệ tinh Excalibur này, có giá hàng chục nghìn USD mỗi viên.Đạn dẫn đường hỗn hợp Excalibur S của pháo M-777 hiện đại nhất ở chế độ kép, có thể đạt độ chính xác 1-2 mét ở thời điểm cuối; nhưng nó có giá đến 120.000 USD mỗi viên; giá thành đắt còn hơn cả tên lửa chống tăng Javelin.Tuy nhiên, lựu pháo M-777 155mm do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đã bị tháo dỡ "thành phần định vị liên lạc", "máy tính nhiệm vụ" và "mô-đun điều khiển và điều chỉnh công suất" của "hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số"; nên không còn có khả năng bắn đạn dẫn đường đạn chính xác Excalibur.Nghĩa là, Quân đội Ukraine có thể bắn trúng hơn 100 xe tăng và xe bọc thép ở khoảng cách xa, trong 3 trận đánh vượt sông của quân Nga, bắn trúng vào giữa cầu phao của Nga, v.v ... Các cuộc pháo kích với độ chính xác cao, làm hai đại đội xe tăng của Nga khi vượt sông, đã bị thiệt hại nặng.Sở dĩ các trận pháo kích của Quân đội Ukraine có độ chính xác cao là do nước này sử dụng nhiều hơn công nghệ pháo binh của Liên Xô trước kia và do Quân đội Ukraine tự hoàn thiện.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phương diện quân Ukraine rất nổi tiếng trong Quân đội Liên Xô, về khả năng pháo kích siêu hạng; Phương diện quân Ukraina 1 đã trở thành một trong ba con át chủ bài của Quân đội Liên Xô.Pháo binh của Quân đội Ukraine đã sử dụng kết hợp giữa trinh sát âm thanh, trinh sát radar và giao hội quang học; và đặc biệt là sử dụng loại đạn pháo dẫn đường chính xác Kvetnik do Ukraine sản xuất.Vào thời điểm trước khi tan rã, Liên Xô đã phát triển thành công một số loại đạn pháo dẫn đường bằng laser. Sau này các công nghệ này được Nga thừa kế, nhưng nhiều công nghệ cốt lõi, đặc biệt là thiết bị tìm chủ động bằng laser, đã được các nhà máy Ukraine phát triển và sản xuất.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã dành 16 năm cho phát triển đạn pháo dẫn đường, và năm 2017 bắt đầu sản xuất phiên bản nâng cấp của đạn pháo dẫn đường chính xác Kvetnik.Nhìn vào hiện tại, độ chính xác của phiên bản nâng cấp của đạn pháo dẫn đường chính xác Kvetnik của Ukraine, dường như cao hơn so với đạn pháo Krasnopol nguyên bản của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay.
Mới đây, sau trận tấn công quân Nga vượt sông ở khu vực Severo Donetsk, làm các chuyên gia pháo binh Mỹ cũng phải than rằng: NATO đang huấn luyện pháo binh Ukraine, hay Ukraine đang "làm mẫu" cho pháo binh NATO?
Từ xem xét chiếc cầu phao của Nga bị Quân đội Ukraine bắn trúng, quả đạn pháo của Ukraine đã đánh thẳng vào tâm cầu rộng chỉ 6 mét, dù có lệch thì cự ly cũng rất nhỏ. Tỷ lệ trúng của cầu phao có thể đạt đến mức này là rất chính xác. Hơn nữa, một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép của Nga đã trúng đạn ở hai bên đầu cầu.
Nếu quả lựu pháo không thể đánh trực diện vào xe tăng, hoặc bắn trực tiếp vào xe bọc thép thì không thể tiêu diệt được các loại “lô cốt thép di động” này. Ngay cả khi nó nổ ở khoảng cách 1m bên cạnh chiếc xe tăng, thì cũng không hề hấn gì. Để tấn công một mục tiêu bọc thép đang di chuyển, tốc độ bắn trúng phải trong khoảng 0,5-1 mét.
Có thể thấy rằng, có rất ít hố đạn gần toàn bộ bờ sông, điều đó có nghĩa là hầu hết các quả đạn pháo do pháo binh Ukraine bắn ra đều trúng đích. Trong 3 ngày liên tục chiến đấu tại bến phà nơi quân Nga chọn làm vị trí vượt sông, Pháo binh Ukraine dường như đã tạo nên kỷ lục về tỷ lệ bắn trúng chính xác của pháo binh.
Có thể thấy rằng, các trận địa của pháo binh Ukraine, thường cách xa mục tiêu ít nhất là 10 km đến 20 km; việc sử dụng pháo binh để bắn đạn pháo vào các xe tăng, thiết giáp đang di chuyển, được ví khó như hạ sát con côn trùng đang bay bằng mũi kim.
Hầu hết các loại pháo trên thế giới đều bắn ở trong khoảng cự ly từ 10 - 20 km, với sai số ít nhất từ hàng chục mét đến hàng trăm mét và rất khó để tiêu diệt mục tiêu. Trong trận đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào ngày 23/11/2010, sai số thực chiến của lựu pháo tự hành K-9 Hàn Quốc lên tới 100 mét.
Trong nguyên tắc sử dụng pháo binh, để chế áp một đại đội pháo tự hành không bọc thép, thường cần từ 80 đến 400 viên đạn nổ phá, cỡ nòng 155mm; nếu tấn công đại đội thiết giáp trong quá trình di chuyển, thì cần nhiều đạn hơn. Tất nhiên, đây chỉ chiến đấu trong điều kiện lý tưởng.
Bởi vì, trong trường hợp không thuận lợi cho việc chế áp hoặc thiếu các khí tài trinh sát tầm xa tiên tiến, cần phải tiến hành bắn thử trực tiếp mục tiêu nhiều lần; nhưng ở đây lực lượng pháo binh Ukraine thường là bắn tấn công ngắn và nhanh, thực hiện chiến thuật “bắn và chạy”.
Nếu lựu pháo M-777 155mm của Mỹ sử dụng đạn pháo thông thường, sai số tầm xa là 200 mét. Nếu sử dụng nhiều phương pháp hiệu chỉnh, sai số có thể giảm xuống chỉ còn 50 mét.
Nếu M-777 sử dụng đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur mạnh nhất, độ chính xác bắn trúng có thể đạt tới 10 mét, nhưng loại đạn pháo dẫn đường bằng vệ tinh Excalibur này, có giá hàng chục nghìn USD mỗi viên.
Đạn dẫn đường hỗn hợp Excalibur S của pháo M-777 hiện đại nhất ở chế độ kép, có thể đạt độ chính xác 1-2 mét ở thời điểm cuối; nhưng nó có giá đến 120.000 USD mỗi viên; giá thành đắt còn hơn cả tên lửa chống tăng Javelin.
Tuy nhiên, lựu pháo M-777 155mm do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đã bị tháo dỡ "thành phần định vị liên lạc", "máy tính nhiệm vụ" và "mô-đun điều khiển và điều chỉnh công suất" của "hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số"; nên không còn có khả năng bắn đạn dẫn đường đạn chính xác Excalibur.
Nghĩa là, Quân đội Ukraine có thể bắn trúng hơn 100 xe tăng và xe bọc thép ở khoảng cách xa, trong 3 trận đánh vượt sông của quân Nga, bắn trúng vào giữa cầu phao của Nga, v.v ... Các cuộc pháo kích với độ chính xác cao, làm hai đại đội xe tăng của Nga khi vượt sông, đã bị thiệt hại nặng.
Sở dĩ các trận pháo kích của Quân đội Ukraine có độ chính xác cao là do nước này sử dụng nhiều hơn công nghệ pháo binh của Liên Xô trước kia và do Quân đội Ukraine tự hoàn thiện.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phương diện quân Ukraine rất nổi tiếng trong Quân đội Liên Xô, về khả năng pháo kích siêu hạng; Phương diện quân Ukraina 1 đã trở thành một trong ba con át chủ bài của Quân đội Liên Xô.
Pháo binh của Quân đội Ukraine đã sử dụng kết hợp giữa trinh sát âm thanh, trinh sát radar và giao hội quang học; và đặc biệt là sử dụng loại đạn pháo dẫn đường chính xác Kvetnik do Ukraine sản xuất.
Vào thời điểm trước khi tan rã, Liên Xô đã phát triển thành công một số loại đạn pháo dẫn đường bằng laser. Sau này các công nghệ này được Nga thừa kế, nhưng nhiều công nghệ cốt lõi, đặc biệt là thiết bị tìm chủ động bằng laser, đã được các nhà máy Ukraine phát triển và sản xuất.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã dành 16 năm cho phát triển đạn pháo dẫn đường, và năm 2017 bắt đầu sản xuất phiên bản nâng cấp của đạn pháo dẫn đường chính xác Kvetnik.
Nhìn vào hiện tại, độ chính xác của phiên bản nâng cấp của đạn pháo dẫn đường chính xác Kvetnik của Ukraine, dường như cao hơn so với đạn pháo Krasnopol nguyên bản của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay.