Cuối tuần vừa rồi, Không quân Trung Quốc đã thử nghiệm bay thành công phiên bản mới nhất của máy bay tiêm kích đa năng JF-17 Thunder. Nguồn ảnh: Sina.Đây là phiên bản JF-17 Block 3 mang số thân 3000 - bản mới nhất được Trung Quốc kết hợp cùng Pakistan nghiên cứu và phát triển trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Sina.Theo những hình ảnh về sự xuất hiện của chiến đấu cơ đa năng JF-17 Block 3 xuất hiện trong buổi bay thử, có thể thấy máy bay chỉ có thiết kế với một phi công. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, một vài thay đổi nhỏ cũng có thể nhận thây được bằng mắt thường, ví dụ như hệ thống thu nhận cảnh báo radar (RWR) nay đã được đặt trên đỉnh của cánh đuôi thay vì đặt ở phía dưới cánh đuôi như ở phiên bản cũ. Nguồn ảnh: Sina.Nhiều dự đoán về việc phiên bản mới của JF-17 sẽ được trang bị động cơ nội địa do Trung Quốc sản xuất loại WS-13. Tuy nhiên thực tế thì động cơ mà JF-17 Block 3 sử dụng vẫn là động cơ RD-93 do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Theo một vài thông tin chưa được xác nhận, có vẻ như ở phiên bản JF-17 Block 3 này, hệ thống RWR do Trung Quốc sản xuất đã được thay thế bằng hệ thống tương đương do Pakistan phát triển. Nguồn ảnh: Sina.Một điểm khá kỳ lạ đó là ở phiên bản thử nghiệm Block 3, không nhận thấy sự xuất hiện của hệ thống tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại IRST ở bên ngoài chiếc JF-17. Đây là hệ thống cực kỳ quan trọng, xuất hiện trên mọi máy bay chiến đấu và không thể gắn được ở bên trong máy bay - nghĩa là nó sẽ phải "lòi" ra ở đâu đó trên thân máy bay hoặc đơn giản là chưa được trang bị. Nguồn ảnh: Sina.Ra đời từ năm 2003 và bắt đầu được giới thiệu từ năm 2007, chiến đấu cơ đa chức năng JF-17 Thunder được Pakistan và Trung Quốc cùng kết hợp sản xuất, chi phí của toàn bộ dự án tới nay đã lên tới nửa tỷ USD và giá của mỗi chiếc vào khoảng 25 tới 30 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù Trung Quốc có tham gia sản xuất hàng loạt loại máy bay này, tuy nhiên bản thân Không quân Trung Quốc lại không sử dụng JF-17 trong biên chế. Trên thế giới hiện tại chỉ có ba nước là Pakistan, Nigeria và Myanmar đang sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản mới nhất là Block 3 của JF-17 được dự đoán sẽ có giá khoảng 32 triệu USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem Video: JF-17 bay trình diễn.
Cuối tuần vừa rồi, Không quân Trung Quốc đã thử nghiệm bay thành công phiên bản mới nhất của máy bay tiêm kích đa năng JF-17 Thunder. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là phiên bản JF-17 Block 3 mang số thân 3000 - bản mới nhất được Trung Quốc kết hợp cùng Pakistan nghiên cứu và phát triển trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Sina.
Theo những hình ảnh về sự xuất hiện của chiến đấu cơ đa năng JF-17 Block 3 xuất hiện trong buổi bay thử, có thể thấy máy bay chỉ có thiết kế với một phi công. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, một vài thay đổi nhỏ cũng có thể nhận thây được bằng mắt thường, ví dụ như hệ thống thu nhận cảnh báo radar (RWR) nay đã được đặt trên đỉnh của cánh đuôi thay vì đặt ở phía dưới cánh đuôi như ở phiên bản cũ. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều dự đoán về việc phiên bản mới của JF-17 sẽ được trang bị động cơ nội địa do Trung Quốc sản xuất loại WS-13. Tuy nhiên thực tế thì động cơ mà JF-17 Block 3 sử dụng vẫn là động cơ RD-93 do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Theo một vài thông tin chưa được xác nhận, có vẻ như ở phiên bản JF-17 Block 3 này, hệ thống RWR do Trung Quốc sản xuất đã được thay thế bằng hệ thống tương đương do Pakistan phát triển. Nguồn ảnh: Sina.
Một điểm khá kỳ lạ đó là ở phiên bản thử nghiệm Block 3, không nhận thấy sự xuất hiện của hệ thống tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại IRST ở bên ngoài chiếc JF-17. Đây là hệ thống cực kỳ quan trọng, xuất hiện trên mọi máy bay chiến đấu và không thể gắn được ở bên trong máy bay - nghĩa là nó sẽ phải "lòi" ra ở đâu đó trên thân máy bay hoặc đơn giản là chưa được trang bị. Nguồn ảnh: Sina.
Ra đời từ năm 2003 và bắt đầu được giới thiệu từ năm 2007, chiến đấu cơ đa chức năng JF-17 Thunder được Pakistan và Trung Quốc cùng kết hợp sản xuất, chi phí của toàn bộ dự án tới nay đã lên tới nửa tỷ USD và giá của mỗi chiếc vào khoảng 25 tới 30 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù Trung Quốc có tham gia sản xuất hàng loạt loại máy bay này, tuy nhiên bản thân Không quân Trung Quốc lại không sử dụng JF-17 trong biên chế. Trên thế giới hiện tại chỉ có ba nước là Pakistan, Nigeria và Myanmar đang sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản mới nhất là Block 3 của JF-17 được dự đoán sẽ có giá khoảng 32 triệu USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: JF-17 bay trình diễn.