Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 176/2024 quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025.Theo đó, khi cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông của một vụ việc sẽ có mức hỗ trợ không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.Sau khi thông tin này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, rất nhiều bạn trẻ đã rủ nhau ra đường "săn" người vi phạm giao thông.Ở các ngã ba, ngã tư đèn đỏ nhiều người đã đứng sẵn với dụng cụ là máy quay, hoặc chỉ cần một chiếc điện thoại.Không rõ rằng việc quay phim ghi hình người vi phạm giao thông để gửi cho cơ quan chức năng lấy tiền "thưởng" là thật hay chỉ để "tạo content", thế nhưng trên mạng xã hội, rất nhiều người bày tỏ hưởng ứng với hành động này.Nhiều người cho rằng, trong thời đại số, ai ai cũng có điện thoại thông minh, thì việc quay phim ghi hình vô cùng đơn giản. Việc giám sát lẫn nhau như vậy sẽ thúc đẩy sự văn minh khi tham gia giao thông.Có người còn ngụy trang bằng một chiếc thùng carton.Hiện nay, có nhiều cách để người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh, clip... phản ánh vi phạm giao thông như qua ứng dụng VNeTraffic, iHanoi...; đường dây nóng của Cục CSGT hoặc Phòng CSGT Công an các địa phương; trang Zalo của Phòng CSGT Công an các địa phương.Để gửi phản ánh, người dân cần nhập đúng loại phản ánh, thông tin xảy ra sự việc, tỉnh/ thành phố và địa điểm xảy ra sự việc.Người dân cũng cần nhập nội dung của vụ việc kèm theo hình ảnh hoặc video. Cơ quan chức năng đề nghị người dân sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; cung cấp trung thực, khách quan các vụ việc phản ánh. Cơ quan công an sẽ đảm bảo bảo mật thông tin của người phản ánh.
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 176/2024 quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025.
Theo đó, khi cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông của một vụ việc sẽ có mức hỗ trợ không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau khi thông tin này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, rất nhiều bạn trẻ đã rủ nhau ra đường "săn" người vi phạm giao thông.
Ở các ngã ba, ngã tư đèn đỏ nhiều người đã đứng sẵn với dụng cụ là máy quay, hoặc chỉ cần một chiếc điện thoại.
Không rõ rằng việc quay phim ghi hình người vi phạm giao thông để gửi cho cơ quan chức năng lấy tiền "thưởng" là thật hay chỉ để "tạo content", thế nhưng trên mạng xã hội, rất nhiều người bày tỏ hưởng ứng với hành động này.
Nhiều người cho rằng, trong thời đại số, ai ai cũng có điện thoại thông minh, thì việc quay phim ghi hình vô cùng đơn giản. Việc giám sát lẫn nhau như vậy sẽ thúc đẩy sự văn minh khi tham gia giao thông.
Có người còn ngụy trang bằng một chiếc thùng carton.
Hiện nay, có nhiều cách để người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh, clip... phản ánh vi phạm giao thông như qua ứng dụng VNeTraffic, iHanoi...; đường dây nóng của Cục CSGT hoặc Phòng CSGT Công an các địa phương; trang Zalo của Phòng CSGT Công an các địa phương.
Để gửi phản ánh, người dân cần nhập đúng loại phản ánh, thông tin xảy ra sự việc, tỉnh/ thành phố và địa điểm xảy ra sự việc.
Người dân cũng cần nhập nội dung của vụ việc kèm theo hình ảnh hoặc video. Cơ quan chức năng đề nghị người dân sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; cung cấp trung thực, khách quan các vụ việc phản ánh. Cơ quan công an sẽ đảm bảo bảo mật thông tin của người phản ánh.