Theo tuyên bố của NNSA, khâu thử nghiệm đánh giá kiểm tra độ ổn định và khả năng tấn công mục tiêu của B61-12 hiện đang đi vào giai đoạn cuối. Trước khi kết thúc quý II năm 2020, lô sản phẩm đầu tiên sẽ bao gồm 500 quả bom.Tính từ khoảng thời gian đó thêm 1,5 năm, Mỹ sẽ bắt đầu triển khai loại vũ khí này ở Italy, Đức, Bỉ, Hà Lan và một số quốc gia châu Âu khác trong nỗ lực đối phó với sức mạnh của Nga.Do Italy và một số nước khác cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ, phi công và máy bay để triển khai B61-12, châu Âu sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn khi phải ra tiền tuyến trong cuộc đối đầu chương trình hạt nhân đang phát triển của Nga.Kế hoạch của NNSA đã khá rõ ràng nhưng theo một nguồn tin quân sự Mỹ, dù hầu hết các cuộc thử nghiệm với phiên bản bom hạt nhân B61-12 đã hoàn thành nhưng đến thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc vẫn chưa thể đi vào giai đoạn sản xuất loạt vũ khí hủy diệt này do phát sinh một số sự cố nhỏ.Theo nguồn tin này, hoạt động nghiên cứu, phát triển B61-12 diễn ra trong vài năm gần đây và nằm trong chương trình nâng hạn sử dụng một số loại vũ khí. Theo kế hoạch ban đầu, các cuộc thử nghiệm với B61-12 sẽ hoàn thành vào năm 2020 và sản xuất loạt ngay sau đó.Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị lùi lại do vũ khí chiến thuật này phát sinh sự cố. Để thực hiện chương trình nâng cấp B61-12, Chính phủ đã quyết định chi khoảng 10 tỷ USD.Theo kế hoạch, gần 200 bom hạt nhân B61 sẽ được lắp thêm vây đuôi mới. Ngoài ra, phần lớn khoản tiền trên sẽ được đầu tư để nâng cao tuổi thọ hom hạt nhân B61, giúp giữ vững vai trò răn đe hạt nhân của Mỹ.Người ta biết đến B61-12 bởi chi phí khổng lồ của nó. Xét về khả năng hủy diệt tuyệt đối, B61-12 không được coi là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ. Quả bom này có công suất phá hủy tối đa chỉ 50-kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, bom hạt nhân B83 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn (1.200 kiloton).Điểm làm nên sự đặc biệt của B61-12 là hệ thống dẫn đường bằng GPS và laser ở mũi, biến loại vũ khí này trở thành bom hạt nhân dẫn đường thông minh đầu tiên của Mỹ và trên thế giới. Điểm làm nên sự đặc biệt là dù B61-12 có sức công phá tối đa là 50 kiloton, nhưng con số này có thể được hạ xuống khi cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ hủy diệt mục tiêu trong phạm vi hẹp.
Theo tuyên bố của NNSA, khâu thử nghiệm đánh giá kiểm tra độ ổn định và khả năng tấn công mục tiêu của B61-12 hiện đang đi vào giai đoạn cuối. Trước khi kết thúc quý II năm 2020, lô sản phẩm đầu tiên sẽ bao gồm 500 quả bom.
Tính từ khoảng thời gian đó thêm 1,5 năm, Mỹ sẽ bắt đầu triển khai loại vũ khí này ở Italy, Đức, Bỉ, Hà Lan và một số quốc gia châu Âu khác trong nỗ lực đối phó với sức mạnh của Nga.
Do Italy và một số nước khác cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ, phi công và máy bay để triển khai B61-12, châu Âu sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn khi phải ra tiền tuyến trong cuộc đối đầu chương trình hạt nhân đang phát triển của Nga.
Kế hoạch của NNSA đã khá rõ ràng nhưng theo một nguồn tin quân sự Mỹ, dù hầu hết các cuộc thử nghiệm với phiên bản bom hạt nhân B61-12 đã hoàn thành nhưng đến thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc vẫn chưa thể đi vào giai đoạn sản xuất loạt vũ khí hủy diệt này do phát sinh một số sự cố nhỏ.
Theo nguồn tin này, hoạt động nghiên cứu, phát triển B61-12 diễn ra trong vài năm gần đây và nằm trong chương trình nâng hạn sử dụng một số loại vũ khí. Theo kế hoạch ban đầu, các cuộc thử nghiệm với B61-12 sẽ hoàn thành vào năm 2020 và sản xuất loạt ngay sau đó.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị lùi lại do vũ khí chiến thuật này phát sinh sự cố. Để thực hiện chương trình nâng cấp B61-12, Chính phủ đã quyết định chi khoảng 10 tỷ USD.
Theo kế hoạch, gần 200 bom hạt nhân B61 sẽ được lắp thêm vây đuôi mới. Ngoài ra, phần lớn khoản tiền trên sẽ được đầu tư để nâng cao tuổi thọ hom hạt nhân B61, giúp giữ vững vai trò răn đe hạt nhân của Mỹ.
Người ta biết đến B61-12 bởi chi phí khổng lồ của nó. Xét về khả năng hủy diệt tuyệt đối, B61-12 không được coi là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ. Quả bom này có công suất phá hủy tối đa chỉ 50-kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, bom hạt nhân B83 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn (1.200 kiloton).
Điểm làm nên sự đặc biệt của B61-12 là hệ thống dẫn đường bằng GPS và laser ở mũi, biến loại vũ khí này trở thành bom hạt nhân dẫn đường thông minh đầu tiên của Mỹ và trên thế giới. Điểm làm nên sự đặc biệt là dù B61-12 có sức công phá tối đa là 50 kiloton, nhưng con số này có thể được hạ xuống khi cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ hủy diệt mục tiêu trong phạm vi hẹp.