Theo Popular Mechanics, trong thử nghiệm, chiếc QF-16 có thể tự tính toán phương án tấn công mặt đất hiệu quả nhất. Kịch bản cuộc thử nghiệm được đánh giá là sát với tình huống thực hiện bởi khi đang thực hiện chiến đấu đối đất, máy bay đối phương đe dọa, nó có thể cơ động vòng tránh và bắn trả.Vụ thử được cho là khá đường đột nhưng nó không khiến người ta bất ngờ bởi ngay từ khi được bàn giao cho Không quân Mỹ, Tập đoàn Boeing có đề xuất đưa QF-16 trở thành một thiết bị tác chiến không người lái như mọi UCAV tấn công khác, nhằm tận dụng ưu thế về tốc độ và khả năng hành trình liên tục, tải trọng bom đạn và khả năng tấn công đa dạng của một chiến đấu cơ thế hệ 4.Với hệ thống giá treo vũ khí còn nguyên vẹn, phiên bản QF-16 có khả năng mang tên lửa hoặc bom như khi chúng còn là tiêm kích F-16 với tổng trọng lượng vũ khí mang theo gần 7 tấn. Với số vũ khí này biến chiếc QF-16 thành dòng UAV tấn công mang nhiều vũ khí bậc nhất thế giới hiện nay.Được biết, hiện Boeing đã hoán cải thành công và bàn giao cho Không quân Mỹ phi đội gồm 15 chiếc chiến máy bay tấn công không người lái QF-16 (hoán cải từ tiêm kích F-16) với mục tiêu ban đầu làm mục tiêu bay để chiến đấu cơ Mỹ tập bắn."Phi đội UCAV QF-16 sẽ góp phần tạo nên các bài huấn luyện chiến đấu và thử nghiệm mới cho máy bay chiến đấu Mỹ, đặc biệt là tiêm kích F-35", đại diện của Tập đoàn Boeing cho biết.Boeing xúc tiến kế hoạch chuyển đổi phi cơ F-16 đã nghỉ hưu trở thành phi cơ không người lái từ năm 2010 theo chương trình Mục tiêu bay kích cỡ thực (Full Scale Aerial Target - FSAT) của Bộ Quốc phòng Mỹ.Để thực hiện chương trình này, Lầu Năm Góc phải chi ít nhất 70 triệu USD để phát triển những phần mềm điều khiển tiên tiến nhất để biến mẫu chiến đấu cơ phổ thông nhất trên thế giới trở thành máy bay không người lái dạng bia bay.QF-16 có thể bay theo chế độ lập trình hoặc hoạt động như một thiết bị bay điều khiển từ xa nhưng vẫn giữ nguyên tính năng bay ở chế độ có người lái và khả năng chiến đấu của F-16. Nó có thể bay tự động với vận tốc Mach 2 và thực hiện các màn nhào lộn như một chiếc F-16 có phi công điều khiển.Phần mềm điều khiển của Boeing cho phép QF-16 có thể bay ở chế độ "không người lái" dưới sự kiểm soát của hệ thống điều khiển mặt đất là DRGCS (Gulf Range Drone Control System - Hệ thống Điều khiển Máy bay không người lái tầm xa) hoặc được điều khiển bằng GRDCS (Drone Formation Control System - Hệ thống Điều khiển Đội hình Máy bay không người lái).Với những công nghệ được trang bị, Không quân Mỹ tin rằng QF-16 sẽ trở thành chiếc UCAV chiến đấu không hề thua kém bất cứ chiến đấu cơ có người lái thế hệ 4 nào hiện nay.
Theo Popular Mechanics, trong thử nghiệm, chiếc QF-16 có thể tự tính toán phương án tấn công mặt đất hiệu quả nhất. Kịch bản cuộc thử nghiệm được đánh giá là sát với tình huống thực hiện bởi khi đang thực hiện chiến đấu đối đất, máy bay đối phương đe dọa, nó có thể cơ động vòng tránh và bắn trả.
Vụ thử được cho là khá đường đột nhưng nó không khiến người ta bất ngờ bởi ngay từ khi được bàn giao cho Không quân Mỹ, Tập đoàn Boeing có đề xuất đưa QF-16 trở thành một thiết bị tác chiến không người lái như mọi UCAV tấn công khác, nhằm tận dụng ưu thế về tốc độ và khả năng hành trình liên tục, tải trọng bom đạn và khả năng tấn công đa dạng của một chiến đấu cơ thế hệ 4.
Với hệ thống giá treo vũ khí còn nguyên vẹn, phiên bản QF-16 có khả năng mang tên lửa hoặc bom như khi chúng còn là tiêm kích F-16 với tổng trọng lượng vũ khí mang theo gần 7 tấn. Với số vũ khí này biến chiếc QF-16 thành dòng UAV tấn công mang nhiều vũ khí bậc nhất thế giới hiện nay.
Được biết, hiện Boeing đã hoán cải thành công và bàn giao cho Không quân Mỹ phi đội gồm 15 chiếc chiến máy bay tấn công không người lái QF-16 (hoán cải từ tiêm kích F-16) với mục tiêu ban đầu làm mục tiêu bay để chiến đấu cơ Mỹ tập bắn.
"Phi đội UCAV QF-16 sẽ góp phần tạo nên các bài huấn luyện chiến đấu và thử nghiệm mới cho máy bay chiến đấu Mỹ, đặc biệt là tiêm kích F-35", đại diện của Tập đoàn Boeing cho biết.
Boeing xúc tiến kế hoạch chuyển đổi phi cơ F-16 đã nghỉ hưu trở thành phi cơ không người lái từ năm 2010 theo chương trình Mục tiêu bay kích cỡ thực (Full Scale Aerial Target - FSAT) của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Để thực hiện chương trình này, Lầu Năm Góc phải chi ít nhất 70 triệu USD để phát triển những phần mềm điều khiển tiên tiến nhất để biến mẫu chiến đấu cơ phổ thông nhất trên thế giới trở thành máy bay không người lái dạng bia bay.
QF-16 có thể bay theo chế độ lập trình hoặc hoạt động như một thiết bị bay điều khiển từ xa nhưng vẫn giữ nguyên tính năng bay ở chế độ có người lái và khả năng chiến đấu của F-16. Nó có thể bay tự động với vận tốc Mach 2 và thực hiện các màn nhào lộn như một chiếc F-16 có phi công điều khiển.
Phần mềm điều khiển của Boeing cho phép QF-16 có thể bay ở chế độ "không người lái" dưới sự kiểm soát của hệ thống điều khiển mặt đất là DRGCS (Gulf Range Drone Control System - Hệ thống Điều khiển Máy bay không người lái tầm xa) hoặc được điều khiển bằng GRDCS (Drone Formation Control System - Hệ thống Điều khiển Đội hình Máy bay không người lái).
Với những công nghệ được trang bị, Không quân Mỹ tin rằng QF-16 sẽ trở thành chiếc UCAV chiến đấu không hề thua kém bất cứ chiến đấu cơ có người lái thế hệ 4 nào hiện nay.