Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Tiểu đoàn 5, -Trung đoàn phòng không số 4 (5-4 ADA), thuộc Bộ Tư lệnh phòng không lục quân số 10 có trụ sở tại Đức là đơn vị đầu tiên ở nước ngoài được trang bị hệ thống vũ khí M-SHORAD.Vũ khí này được kỳ vọng sẽ giúp cho lực lượng Mỹ tại châu Âu có một phương tiện đối phó hiệu quả với cả xe tăng lẫn máy bay hoạt động ở độ cao thấp của đối phương. Sự xuất hiện của tổ hợp M-SHORAD đã thu hút sự quan tâm từ báo chí Nga.Do yêu cầu của lực lượng phản ứng nhanh chú trọng vào các loại phương tiện nhỏ gọn với tính đa dụng cao, cho nên việc nghiên cứu tích hợp các tổ hợp vũ khí khác nhau lại trên một nền tảng hợp nhất là hướng đi được Quân đội Mỹ lựa chọn.Tổ hợp vũ khí M-SHORAD bắt nguồn từ chương trình xe phòng không - chống tăng đa dụng Stryker MSL, nó được biết đến như là thành viên mới nhất trong gia đình "Quái vật biến hình" Stryker nổi tiếng.Nhà sản xuất đã tiến hành sửa đổi khung gầm chiếc xe bọc thép chở quân M1126 truyền thống để lấy không gian gắn lên đó một module tác chiến Avenger do Boeing phát triển, có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau.Điểm độc đáo của M-SHORAD đó là nó sử dụng tên lửa chống tăng AGM-114L Longbow Hellfire cho vai trò mới là phòng không, tiêu diệt các mục tiêu bay thấp.Loại tên lửa này được lắp đặt đầu tự dẫn radar chủ động, hoạt động trên nguyên tắc "bắn và quên", ngoài ra có thể tùy chọn phiên bản mang đầu dò hồng ngoại, quang điện tử.Sau khi tên lửa rời bệ phóng, đầu dò radar chủ động sẽ dẫn đường cho đạn mà không phụ thuộc vào nguồn chỉ thị khác.Tên lửa AGM-114L Longbow Hellfire có chiều dài 1,76 m; tổng trọng lượng 49 kg trong đó trọng lượng phần chiến đấu là 9 kg, tầm bắn tối đa vào khoảng 9 km.Nhờ vũ khí mới, các lữ đoàn Stryker của quân đội Mỹ đã có trong tay phương tiện đủ sức tiêu diệt các loại trực thăng vũ trang, máy bay bay thấp mà không phải gọi không quân hay các đơn vị phòng không chuyên nghiệp tới hỗ trợ.Ngoài vai trò mới là phòng không, tên lửa AGM-114L Longbow Hellfire vẫn còn nguyên tính năng cơ bản đó là tiêu diệt các loại xe tăng, xe thiết giáp.Tên lửa AGM-114L sau khi phóng đi sẽ lấy độ cao rồi thực hiện cú bổ nhào thẳng vào nóc xe nơi được bọc giáp mỏng nhất, tương tự như cách tấn công của tên lửa FGM-148 Javelin nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.Một chi tiết đáng chú ý nữa, đó là mặc dù độ cơ động nâng cao đáng kể nhưng AGM-114L vẫn chỉ được sử dụng để chống lại các mục tiêu bay với mức độ linh hoạt khi vận động thấp.Để chống lại máy bay tiêm - cường kích cơ động cao hay tên lửa hành trình bay thấp, nhà sản xuất đã tích hợp thêm cho M-SHORAD cả tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder, mang lại cho nó khả năng tác chiến rất toàn diện.Thiết kế của M-SHORAD (Stryker MSL) thậm chí còn có ảnh hưởng tới Nga, khi Mosva gần đây đã công bố dự án tích hợp tên lửa chống tăng Hermes cho tổ hợp Pantsir-S1, tạo ra một hệ thống vũ khí có chức năng tương đương.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Tiểu đoàn 5, -Trung đoàn phòng không số 4 (5-4 ADA), thuộc Bộ Tư lệnh phòng không lục quân số 10 có trụ sở tại Đức là đơn vị đầu tiên ở nước ngoài được trang bị hệ thống vũ khí M-SHORAD.
Vũ khí này được kỳ vọng sẽ giúp cho lực lượng Mỹ tại châu Âu có một phương tiện đối phó hiệu quả với cả xe tăng lẫn máy bay hoạt động ở độ cao thấp của đối phương. Sự xuất hiện của tổ hợp M-SHORAD đã thu hút sự quan tâm từ báo chí Nga.
Do yêu cầu của lực lượng phản ứng nhanh chú trọng vào các loại phương tiện nhỏ gọn với tính đa dụng cao, cho nên việc nghiên cứu tích hợp các tổ hợp vũ khí khác nhau lại trên một nền tảng hợp nhất là hướng đi được Quân đội Mỹ lựa chọn.
Tổ hợp vũ khí M-SHORAD bắt nguồn từ chương trình xe phòng không - chống tăng đa dụng Stryker MSL, nó được biết đến như là thành viên mới nhất trong gia đình "Quái vật biến hình" Stryker nổi tiếng.
Nhà sản xuất đã tiến hành sửa đổi khung gầm chiếc xe bọc thép chở quân M1126 truyền thống để lấy không gian gắn lên đó một module tác chiến Avenger do Boeing phát triển, có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau.
Điểm độc đáo của M-SHORAD đó là nó sử dụng tên lửa chống tăng AGM-114L Longbow Hellfire cho vai trò mới là phòng không, tiêu diệt các mục tiêu bay thấp.
Loại tên lửa này được lắp đặt đầu tự dẫn radar chủ động, hoạt động trên nguyên tắc "bắn và quên", ngoài ra có thể tùy chọn phiên bản mang đầu dò hồng ngoại, quang điện tử.
Sau khi tên lửa rời bệ phóng, đầu dò radar chủ động sẽ dẫn đường cho đạn mà không phụ thuộc vào nguồn chỉ thị khác.
Tên lửa AGM-114L Longbow Hellfire có chiều dài 1,76 m; tổng trọng lượng 49 kg trong đó trọng lượng phần chiến đấu là 9 kg, tầm bắn tối đa vào khoảng 9 km.
Nhờ vũ khí mới, các lữ đoàn Stryker của quân đội Mỹ đã có trong tay phương tiện đủ sức tiêu diệt các loại trực thăng vũ trang, máy bay bay thấp mà không phải gọi không quân hay các đơn vị phòng không chuyên nghiệp tới hỗ trợ.
Ngoài vai trò mới là phòng không, tên lửa AGM-114L Longbow Hellfire vẫn còn nguyên tính năng cơ bản đó là tiêu diệt các loại xe tăng, xe thiết giáp.
Tên lửa AGM-114L sau khi phóng đi sẽ lấy độ cao rồi thực hiện cú bổ nhào thẳng vào nóc xe nơi được bọc giáp mỏng nhất, tương tự như cách tấn công của tên lửa FGM-148 Javelin nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.
Một chi tiết đáng chú ý nữa, đó là mặc dù độ cơ động nâng cao đáng kể nhưng AGM-114L vẫn chỉ được sử dụng để chống lại các mục tiêu bay với mức độ linh hoạt khi vận động thấp.
Để chống lại máy bay tiêm - cường kích cơ động cao hay tên lửa hành trình bay thấp, nhà sản xuất đã tích hợp thêm cho M-SHORAD cả tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder, mang lại cho nó khả năng tác chiến rất toàn diện.
Thiết kế của M-SHORAD (Stryker MSL) thậm chí còn có ảnh hưởng tới Nga, khi Mosva gần đây đã công bố dự án tích hợp tên lửa chống tăng Hermes cho tổ hợp Pantsir-S1, tạo ra một hệ thống vũ khí có chức năng tương đương.