Hình ảnh về tổ hợp tên lửa chống tăng B87 từng xuất hiện trong phần tin ngắn “Ngành kỹ thuật khắc phục khó khăn về vật tư” do kênh Quốc phòng Việt Nam thực hiện năm 2018. Trước đây, B87 từng xuất hiện trong một chương trình của VTV1, dù hình ảnh khi đó có chất lượng rất thấp nhưng vẫn chứng minh được rằng Việt Nam có sở hữu B87. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐây là hình ảnh rõ nét nhất từ trước tới nay về tổ hợp tên lửa chống tăng B87 (2 bệ vũ khí lệch về bên trái ảnh, 3 quả đạn còn là tên lửa B72). B87 là định danh riêng của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot do Liên Xô sản xuất (NATO định danh là AT-4 Spigot). Nguồn ảnh: Kênh QPVNTên lửa chống tăng 9K111 Fagot hay là B87 được chuyển giao cho Việt Nam vào giữa những năm 1980. Trong ảnh là một trong những bức hình đầu tiên về B87 ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VTV19K111 Fagot được xếp vào là tên lửa chống tăng thế hệ 2 do Cục thiết kế Tula (Tula KBP) phát triển cho Quân đội Liên Xô từ năm 1962, chính thức chấp nhận vào biên chế năm 1970. Ngoài việc mang vác, loại tên lửa này có thể linh hoạt lắp trên nhiều phương tiện cơ giới như xe bọc thép BTR hay xe chiến đấu bộ binh BMP, thậm chí cả dòng xe việt dã UAZ. Nguồn ảnh: WikipediaTheo tổ chức biên chế của Hồng quân Liên Xô, một trung đội chống tăng thuộc tiểu đoàn súng trường cơ giới có 2 tổ trang bị tên lửa chống tăng, mỗi tổ sẽ trang bị hai bệ phóng 9K111. Một tổ sẽ gồm 3 người mang hai bộ phận của tổ hợp tên lửa gồm: bệ phóng 9P135 cùng giá 3 chân và hai người mang 4 ống tên lửa. Việc triển khai chiến đấu 9K111 Fagot chỉ cần một pháo thủ duy nhất. Nguồn ảnh: GundataTrong ảnh là bệ phóng 9P135 lắp trên giá ba chân đơn giản, trên bệ này tích hợp bộ dẫn hướng 9S541 được gắn vào giá ba chân - tên lửa đặt ngay phía trên. Kính ngắm 9Sh119 được gắn ở bên trái (phía xạ thủ). Một hệ thống phóng đầy đủ có trọng lượng 22.5 kg. Nguồn ảnh: Army.lvCòn đây là quả đạn 9M111 Fagot khi nằm ngoài ống phóng bảo quản trông rất đồ sộ, khi đưa vào ống phóng thì phần bánh lái sẽ được gấp gọn. Tên lửa nặng chừng 12,5kg, dài 1,1m, lắp đầu nổ chống tăng có trọng lượng 1,7kg. Nguồn ảnh: ValkaNó đạt tầm bắn từ 70m tới 2.000m, sức xuyên 400mm thép đồng nhất ở góc chạm 60 độ. Phiên bản nâng cấp sau này được lắp đầu nổ chống tăng kiểu tandem cho phép xuyên phá hiệu quả xe tăng trang bị giáp ERA. Nguồn ảnh: otvaga2004Về hệ thống điều khiển, 9K111 Fagot sử dụng hệ dẫn đường bán tự động, hiện đại hơn so với 9M14 Malyutka (Việt Nam gọi là B72). Pháo thủ theo dõi vị trí của một đèn hồng ngoại ở phía sau của tên lửa để điều chỉnh tên lửa đến mục tiêu - và truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nói đằng sau tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống có thể khóa và tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với vận tốc dưới 60 km/h. Thiết bị phóng có thể quay ngang 360 độ theo chiều ngang, và có góc nâng +/- 20 độ. Kính ngắm có khả năng phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 độ. Có thể bắn 3 tên lửa trong mỗi phút từ thiết bị phóng. Trong ảnh, triển khai bắn tên lửa Fagot từ xe thiết giáp. Nguồn ảnh: 1zoomMặc dù đã có gần nửa thế kỷ sử dụng, thế nhưng 9K111 Fagot hay là B87 vẫn không hề lỗi thời, không chỉ ở Việt Nam, nó còn phục vụ ở Nga và nhiều quốc gia khác. Thậm chí, các cuộc xung đột gần đây nhất như cuộc chiến tại Syria vẫn đang sử dụng 9K111 Fagot. Nguồn ảnh: Liveleak Video Tên lửa chống tăng B72 của Quân đội Việt Nam dàn trận - Nguồn: QPVN
Hình ảnh về tổ hợp tên lửa chống tăng B87 từng xuất hiện trong phần tin ngắn “Ngành kỹ thuật khắc phục khó khăn về vật tư” do kênh Quốc phòng Việt Nam thực hiện năm 2018. Trước đây, B87 từng xuất hiện trong một chương trình của VTV1, dù hình ảnh khi đó có chất lượng rất thấp nhưng vẫn chứng minh được rằng Việt Nam có sở hữu B87. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đây là hình ảnh rõ nét nhất từ trước tới nay về tổ hợp tên lửa chống tăng B87 (2 bệ vũ khí lệch về bên trái ảnh, 3 quả đạn còn là tên lửa B72). B87 là định danh riêng của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot do Liên Xô sản xuất (NATO định danh là AT-4 Spigot). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa chống tăng 9K111 Fagot hay là B87 được chuyển giao cho Việt Nam vào giữa những năm 1980. Trong ảnh là một trong những bức hình đầu tiên về B87 ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VTV1
9K111 Fagot được xếp vào là tên lửa chống tăng thế hệ 2 do Cục thiết kế Tula (Tula KBP) phát triển cho Quân đội Liên Xô từ năm 1962, chính thức chấp nhận vào biên chế năm 1970. Ngoài việc mang vác, loại tên lửa này có thể linh hoạt lắp trên nhiều phương tiện cơ giới như xe bọc thép BTR hay xe chiến đấu bộ binh BMP, thậm chí cả dòng xe việt dã UAZ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo tổ chức biên chế của Hồng quân Liên Xô, một trung đội chống tăng thuộc tiểu đoàn súng trường cơ giới có 2 tổ trang bị tên lửa chống tăng, mỗi tổ sẽ trang bị hai bệ phóng 9K111. Một tổ sẽ gồm 3 người mang hai bộ phận của tổ hợp tên lửa gồm: bệ phóng 9P135 cùng giá 3 chân và hai người mang 4 ống tên lửa. Việc triển khai chiến đấu 9K111 Fagot chỉ cần một pháo thủ duy nhất. Nguồn ảnh: Gundata
Trong ảnh là bệ phóng 9P135 lắp trên giá ba chân đơn giản, trên bệ này tích hợp bộ dẫn hướng 9S541 được gắn vào giá ba chân - tên lửa đặt ngay phía trên. Kính ngắm 9Sh119 được gắn ở bên trái (phía xạ thủ). Một hệ thống phóng đầy đủ có trọng lượng 22.5 kg. Nguồn ảnh: Army.lv
Còn đây là quả đạn 9M111 Fagot khi nằm ngoài ống phóng bảo quản trông rất đồ sộ, khi đưa vào ống phóng thì phần bánh lái sẽ được gấp gọn. Tên lửa nặng chừng 12,5kg, dài 1,1m, lắp đầu nổ chống tăng có trọng lượng 1,7kg. Nguồn ảnh: Valka
Nó đạt tầm bắn từ 70m tới 2.000m, sức xuyên 400mm thép đồng nhất ở góc chạm 60 độ. Phiên bản nâng cấp sau này được lắp đầu nổ chống tăng kiểu tandem cho phép xuyên phá hiệu quả xe tăng trang bị giáp ERA. Nguồn ảnh: otvaga2004
Về hệ thống điều khiển, 9K111 Fagot sử dụng hệ dẫn đường bán tự động, hiện đại hơn so với 9M14 Malyutka (Việt Nam gọi là B72). Pháo thủ theo dõi vị trí của một đèn hồng ngoại ở phía sau của tên lửa để điều chỉnh tên lửa đến mục tiêu - và truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nói đằng sau tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống có thể khóa và tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với vận tốc dưới 60 km/h. Thiết bị phóng có thể quay ngang 360 độ theo chiều ngang, và có góc nâng +/- 20 độ. Kính ngắm có khả năng phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 độ. Có thể bắn 3 tên lửa trong mỗi phút từ thiết bị phóng. Trong ảnh, triển khai bắn tên lửa Fagot từ xe thiết giáp. Nguồn ảnh: 1zoom
Mặc dù đã có gần nửa thế kỷ sử dụng, thế nhưng 9K111 Fagot hay là B87 vẫn không hề lỗi thời, không chỉ ở Việt Nam, nó còn phục vụ ở Nga và nhiều quốc gia khác. Thậm chí, các cuộc xung đột gần đây nhất như cuộc chiến tại Syria vẫn đang sử dụng 9K111 Fagot. Nguồn ảnh: Liveleak
Video Tên lửa chống tăng B72 của Quân đội Việt Nam dàn trận - Nguồn: QPVN