Ra đời từ năm 1988 và hoạt động trong biên chế Quân đội Nga kể từ năm 1997 tới nay, với biên chế lên đến 8 chiêc. Các tàu Zubr của Nga (thuộc Project 1232.2) là mẫu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Star.Tàu đệm khí Zubr có độ giãn nước tối đa khoảng 555 tấn, dài 57 mét và rộng 25,6 mét. Loại tàu này được thiết kế để tối ưu hóa phục vụ cho tác chiến đổ độ đường biển ở cấp chiến thuật lẫn chiến lược. Nguồn ảnh: Star.Với thông số kỹ thuật trên để có thể hoạt động lớp tàu đệm khí Zubr được trang bị tới 3 động cơ tua-bin khí với công suất 10.000 mã lực cho mỗi động cơ, cho phép lớp tàu này có thể di chuyển trên mặt nước với tốc độ 90km/h. Nguồn ảnh: Star.Trong khi đó khi thực hiện quá trình đổ bộ, tàu đệm khí Zubr của Nga có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 55 hải lý trên giờ, tương đương với 80 km/h. Nguồn ảnh: Star.Đây được coi là loại tàu đệm khí lớn nhất thế giới với ưu điểm di chuyển được trên mặt nước, trên đất liền, không bị ảnh hưởng bởi mìn, hàng rào dây thép gai hay các cục, ụ kiên cố chống xe tăng. Nguồn ảnh: Star.Mỗi tàu Zubr có khả năng mang theo tới 500 lính hoặc tối đa lên tới 10 xe thiết giáp chở quân (tùy loại) và có hỏa lực khá mạnh với các loại pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: Star.Sử dụng các động cơ do Ukraine sản xuất, phía Nga hiện chỉ có duy nhất 8 chiếc tàu đệm khí loại này và nếu muốn đưa vào trang bị thêm Zubr Nga buộc tự mình sản xuất động cơ hoặc mua từ Ukraine. Và với mối quan hệ giữa Moscow và Kiev hiện tại thì điều này là không khả thi. Nguồn ảnh: Star.Phía Nga đã từng có thông báo về việc tiếp tục sản xuất các loại tàu đệm khí Zubr trong tương lai. Tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định phải tới năm 2019 hoặc 2021 Nga mới tiếp tục sản xuất được các tàu đệm khí loại tương tự do vướng phải khó khăn trong vấn đề sản xuất động cơ. Nguồn ảnh: Star.Trong khi đó, năm 2009 phía Trung Quốc đã thỏa thuận một hợp đồng trị giá 315 triệu USD cho phía Ukraine để nước này chế tạo 4 tàu đệm khí loại Zubr cho Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Coldwar.Thậm chí, phía Trung Quốc còn được Ukraine chuyển giao công nghệ và hiện đang tự đóng hai tàu đệm khí loại này cho hải quân nước mình. Do đó nếu muốn có sớm các tàu Zubr Nga hoàn toàn có thể nhờ đến Trung Quốc, quốc gia từng cầu cạnh Nga trong từng hợp đồng vũ khí trong quá khứ. Nguồn ảnh: Almaz. Mời độc giả xem Video: Choáng với cảnh tập trận đổ bộ cực khủng của Quân đội Nga với tàu đệm khí và hàng loạt các loại máy bay trực thăng.
Ra đời từ năm 1988 và hoạt động trong biên chế Quân đội Nga kể từ năm 1997 tới nay, với biên chế lên đến 8 chiêc. Các tàu Zubr của Nga (thuộc Project 1232.2) là mẫu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Star.
Tàu đệm khí Zubr có độ giãn nước tối đa khoảng 555 tấn, dài 57 mét và rộng 25,6 mét. Loại tàu này được thiết kế để tối ưu hóa phục vụ cho tác chiến đổ độ đường biển ở cấp chiến thuật lẫn chiến lược. Nguồn ảnh: Star.
Với thông số kỹ thuật trên để có thể hoạt động lớp tàu đệm khí Zubr được trang bị tới 3 động cơ tua-bin khí với công suất 10.000 mã lực cho mỗi động cơ, cho phép lớp tàu này có thể di chuyển trên mặt nước với tốc độ 90km/h. Nguồn ảnh: Star.
Trong khi đó khi thực hiện quá trình đổ bộ, tàu đệm khí Zubr của Nga có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 55 hải lý trên giờ, tương đương với 80 km/h. Nguồn ảnh: Star.
Đây được coi là loại tàu đệm khí lớn nhất thế giới với ưu điểm di chuyển được trên mặt nước, trên đất liền, không bị ảnh hưởng bởi mìn, hàng rào dây thép gai hay các cục, ụ kiên cố chống xe tăng. Nguồn ảnh: Star.
Mỗi tàu Zubr có khả năng mang theo tới 500 lính hoặc tối đa lên tới 10 xe thiết giáp chở quân (tùy loại) và có hỏa lực khá mạnh với các loại pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: Star.
Sử dụng các động cơ do Ukraine sản xuất, phía Nga hiện chỉ có duy nhất 8 chiếc tàu đệm khí loại này và nếu muốn đưa vào trang bị thêm Zubr Nga buộc tự mình sản xuất động cơ hoặc mua từ Ukraine. Và với mối quan hệ giữa Moscow và Kiev hiện tại thì điều này là không khả thi. Nguồn ảnh: Star.
Phía Nga đã từng có thông báo về việc tiếp tục sản xuất các loại tàu đệm khí Zubr trong tương lai. Tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định phải tới năm 2019 hoặc 2021 Nga mới tiếp tục sản xuất được các tàu đệm khí loại tương tự do vướng phải khó khăn trong vấn đề sản xuất động cơ. Nguồn ảnh: Star.
Trong khi đó, năm 2009 phía Trung Quốc đã thỏa thuận một hợp đồng trị giá 315 triệu USD cho phía Ukraine để nước này chế tạo 4 tàu đệm khí loại Zubr cho Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Coldwar.
Thậm chí, phía Trung Quốc còn được Ukraine chuyển giao công nghệ và hiện đang tự đóng hai tàu đệm khí loại này cho hải quân nước mình. Do đó nếu muốn có sớm các tàu Zubr Nga hoàn toàn có thể nhờ đến Trung Quốc, quốc gia từng cầu cạnh Nga trong từng hợp đồng vũ khí trong quá khứ. Nguồn ảnh: Almaz.
Mời độc giả xem Video: Choáng với cảnh tập trận đổ bộ cực khủng của Quân đội Nga với tàu đệm khí và hàng loạt các loại máy bay trực thăng.