Theo trang mạng quân sự Sina, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng là người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Nga vừa có chuyến thăm chính thức đến nhà máy đóng tàu Feodosia tại Bán đảo Crimea. Đây cũng là nhà máy đóng các tàu đổ bộ Zubr cho Hải quân Trung Quốc trước khi Crimea quay trở lại là một phần lãnh thổ của nước Nga.Được biết, hiện tại Trung Quốc đã nhận được 2 chiếc Zubr do nhà máy Feodosia đóng mới và hai chiếc còn lại được đóng mới và hoàn thiện tại Trung Quốc với sự hỗ trợ của các kỹ sư người Ukraine.Hiện tại đa phần các công ty quốc phòng tại Crimea đều thuộc Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga trong đó có cả nhà máy Feodosia. Chính điều này cũng khiến nảy sinh cuộc chiến pháp lý về việc thanh toán cho hợp đồng đóng các tàu đổ bộ lớp Zubr giữa Ukraine và Trung Quốc trước đây.Zubr là mẫu tàu đổ bộ khí đệm lớn nhất thế giới từng được chế tạo, nó được Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980 và cho đến nay chỉ có duy nhất 9 chiếc hoạt động trên toàn thế giới.Sau khi được chuyển giao cho Rosoboronexport, nhà máy đóng tàu Feodosia bắt đầu chuyển sang nhiệm vụ đóng mới cũng như bảo dưỡng các loại tàu chiến cho Hải quân Nga, bên cạnh đó nhà máy này còn cả đóng các mẫu tàu dân sự.Hình ảnh bên trong một phân xưởng đóng tàu của Feodosia tại Crimea.Tàu Zubr có khả năng chở theo tối đa 3 xe tăng chiến đấu chủ lực tương đương hơn 150 tấn hoặc 10 xe bọc thép cùng 140 lính thủy đánh bộ hoặc tối đa 500 binh sĩ.Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trong cuộc họp với lãnh đạo của Feodosia và đại diện của Tập đoàn Rosoboronexport.Theo đại diện của Rosoboronexport cho hay sau khi Liên Xô sụp Ukraine chưa bao giờ được Moscow cấp giấy phép sản xuất các tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr, do đó về mặt pháp lý thiết kế mẫu tàu đổ bộ vẫn thuộc về Nga.Được biết ngay sau khi đưa vào biên chế các tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr Hải quân Trung Quốc ngay lập tức điều các tàu này xuống tập trận tại khu vực vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.Theo cách chuyên gia quân sự đánh giá, chỉ cần một biên đội tàu chiến được trang bị hai tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr Hải quân Trung Quốc hoàn toàn có thể triển khai một cuộc đổ bộ chớp nhoáng lên các quần đảo tranh chấp tại Biển Đông với quân số có thể đến 1.000 quân.Bên cạnh các tàu lớp Zubr hiện có Trung Quốc cũng đang nổ lực nội địa hóa mẫu tàu đổ bộ khí đệm này với sự giúp đỡ từ các thiết kế sư người Ukraine. Tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr mang số hiệu “3325” của Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập đổ bộ vào năm 2015.Ngoài các tàu lớp Zubr, Hải quân Trung Quốc còn đưa vào trang bị một mẫu tàu đổ bộ khí đệm khác là các tàu Type 726 thuộc lớp Yuyi.Các tàu đổ bộ khí đệm Type 726 có khả năng mang theo tối đa 60 tấn hàng hóa các loại, khi cần thiết nó có thể chở theo được một xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 hoặc hai xe tăng lội nước hạng nhẹ.Các tàu đổ bộ khí đệm Type 726 của Trung Quốc hầu như không được trang bị vũ khí hạng nặng như trên Zubr, ngoài các súng máy hạng nặng 12.7mm và ống phóng lựu đạn khói.Tàu đổ bộ khí đệm Type 726 trong một đợt tập trận của Hải quân Trung Quốc.
Theo trang mạng quân sự Sina, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng là người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Nga vừa có chuyến thăm chính thức đến nhà máy đóng tàu Feodosia tại Bán đảo Crimea. Đây cũng là nhà máy đóng các tàu đổ bộ Zubr cho Hải quân Trung Quốc trước khi Crimea quay trở lại là một phần lãnh thổ của nước Nga.
Được biết, hiện tại Trung Quốc đã nhận được 2 chiếc Zubr do nhà máy Feodosia đóng mới và hai chiếc còn lại được đóng mới và hoàn thiện tại Trung Quốc với sự hỗ trợ của các kỹ sư người Ukraine.
Hiện tại đa phần các công ty quốc phòng tại Crimea đều thuộc Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga trong đó có cả nhà máy Feodosia. Chính điều này cũng khiến nảy sinh cuộc chiến pháp lý về việc thanh toán cho hợp đồng đóng các tàu đổ bộ lớp Zubr giữa Ukraine và Trung Quốc trước đây.
Zubr là mẫu tàu đổ bộ khí đệm lớn nhất thế giới từng được chế tạo, nó được Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980 và cho đến nay chỉ có duy nhất 9 chiếc hoạt động trên toàn thế giới.
Sau khi được chuyển giao cho Rosoboronexport, nhà máy đóng tàu Feodosia bắt đầu chuyển sang nhiệm vụ đóng mới cũng như bảo dưỡng các loại tàu chiến cho Hải quân Nga, bên cạnh đó nhà máy này còn cả đóng các mẫu tàu dân sự.
Hình ảnh bên trong một phân xưởng đóng tàu của Feodosia tại Crimea.
Tàu Zubr có khả năng chở theo tối đa 3 xe tăng chiến đấu chủ lực tương đương hơn 150 tấn hoặc 10 xe bọc thép cùng 140 lính thủy đánh bộ hoặc tối đa 500 binh sĩ.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trong cuộc họp với lãnh đạo của Feodosia và đại diện của Tập đoàn Rosoboronexport.
Theo đại diện của Rosoboronexport cho hay sau khi Liên Xô sụp Ukraine chưa bao giờ được Moscow cấp giấy phép sản xuất các tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr, do đó về mặt pháp lý thiết kế mẫu tàu đổ bộ vẫn thuộc về Nga.
Được biết ngay sau khi đưa vào biên chế các tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr Hải quân Trung Quốc ngay lập tức điều các tàu này xuống tập trận tại khu vực vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Theo cách chuyên gia quân sự đánh giá, chỉ cần một biên đội tàu chiến được trang bị hai tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr Hải quân Trung Quốc hoàn toàn có thể triển khai một cuộc đổ bộ chớp nhoáng lên các quần đảo tranh chấp tại Biển Đông với quân số có thể đến 1.000 quân.
Bên cạnh các tàu lớp Zubr hiện có Trung Quốc cũng đang nổ lực nội địa hóa mẫu tàu đổ bộ khí đệm này với sự giúp đỡ từ các thiết kế sư người Ukraine. Tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr mang số hiệu “3325” của Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập đổ bộ vào năm 2015.
Ngoài các tàu lớp Zubr, Hải quân Trung Quốc còn đưa vào trang bị một mẫu tàu đổ bộ khí đệm khác là các tàu Type 726 thuộc lớp Yuyi.
Các tàu đổ bộ khí đệm Type 726 có khả năng mang theo tối đa 60 tấn hàng hóa các loại, khi cần thiết nó có thể chở theo được một xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 hoặc hai xe tăng lội nước hạng nhẹ.
Các tàu đổ bộ khí đệm Type 726 của Trung Quốc hầu như không được trang bị vũ khí hạng nặng như trên Zubr, ngoài các súng máy hạng nặng 12.7mm và ống phóng lựu đạn khói.
Tàu đổ bộ khí đệm Type 726 trong một đợt tập trận của Hải quân Trung Quốc.