Với việc hạ thủy chiếc tàu ngầm Taigei, đưa số tàu ngầm của Lực lượng Hải quân Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) lên 22 chiếc, góp phần nâng cao năng lực tác chiến dưới mặt nước của quốc gia này. Ảnh: Lễ hạ thủy tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản.Theo ý kiến của các nhà phân tích, với sự lớn mạnh về sức mạnh dưới nước của Nhật Bản, sẽ ngày càng có nhiều hoạt động công khai hoặc bí mật của tàu ngầm Nhật Bản ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông; việc này làm cho Trung Quốc hết sức "quan ngại". Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản tập trận săn ngầm ở Biển Đông ngày 9/10/2020 - Nguồn: BQP Nhật Bản.Tạp chí National Interest của Mỹ trước đó đã có bài viết cho rằng, JMSDF hiện là lực lượng trên biển mạnh nhất ở châu Á. Với sức mạnh từ tàu nổi, tàu ngầm và lực lượng không quân hải quân, Nhật Bản hy vọng có thể chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Một tàu ngầm lớp Shoryu của Nhật Bản. Ảnh: JMSDF.Tàu ngầm Taigei (tiếng Nhật có nghĩa là Cá voi lớn) được đánh giá là loại tàu ngầm có sức mạnh chỉ đứng sau tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, do Nhật Bản tự phát triển và chế tạo. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnTheo thông cáo của JMSDF cho biết: "Taigei là chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, sở hữu năng lực tác chiến và phát hiện mục tiêu vượt trội so với các thế hệ trước, đồng thời có những trang thiết bị phù hợp cho nữ giới làm việc trên tàu". Ảnh: Tàu ngầm lớp Shoryu - Nguồn: BQP Nhật BảnTaigei là loại tàu ngầm tấn công diesel - điện, dài 84 m, rộng 9,1 m và có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, thủy thủ đoàn khoảng 70 người. Kinh phí đóng Taigei là 720 triệu USD, chiếc thứ hai giảm còn 654 triệu USD. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnTàu ngầm Taigei của Nhật Bản sử dụng pin lithium-ion thay vì dùng ắc-quy chì thông thường. Ưu điểm của pin lithium-ion là có mật độ năng lượng cao hơn nhiều lần so với ắc-quy chì và dung lượng lưu trữ của pin lithium-ion cùng một thể tích gấp ba lần pin axit-chì. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnVì vậy tàu ngầm dùng pin lithium-ion có cùng một thể tích như nhau, nhưng trọng lượng nhẹ hơn, nhưng lượng điện tích được lại cao hơn, lên thời gian hoạt động của Taigei khi đi ngầm dưới biển lâu hơn. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnCùng với việc dùng pin lithium-ion, tàu ngầm Taigei cũng áp dụng những công nghệ mới nhất về giảm tiếng ồn của Nhật Bản và phương Tây, cho tàu ngầm khả năng tàng hình cao hơn; vì vậy có thể tiếp cận mục tiêu đối phương gần hơn. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnVề vũ khí, Taigei được trang bị radar cảnh giới mặt biển và đường không tầm thấp ZPS-6H, cùng hệ thống định vị thủy âm ZQQ-8. Vũ khí chính của tàu là ngư lôi Type-89 hoặc Type-18 cùng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon có thể khai hỏa qua 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm ở mũi. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnTheo kế hoạch hiện đại hóa của Hải quân Phòng vệ Nhật Bản, họ sẽ đóng tổng cộng 7 tàu ngầm lớp Taigei, đưa hạm đội tàu ngầm của JMSDF trở thành lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật BảnĐiều đáng chú ý là việc hợp tác hải quân Nhật - Mỹ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày càng chặt chẽ, biểu hiện đó là tần suất xuất hiện của tàu ngầm Nhật Bản trên Biển Đông cũng ngày càng nhiều hơn. Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh sau cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông - Nguồn: BQP Nhật BảnVào ngày 10/10 vừa qua, một lực lượng của JMSDF bao gồm tàu sân bay trực thăng JS Kaga, tàu khu trục JS Ikazuchi và tàu ngầm JS Shoryu, sau khi kết thúc cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông, đã cập cảng quốc tế Vịnh Cam Ranh, Việt Nam để bổ sung hàng hóa. Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh sau cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông - Nguồn: BQP Nhật BảnVào tháng 9/2018, tàu ngầm SS-596 Kuroshio của JMSDF đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Việc tàu chiến mặt nước và tàu ngầm Nhật Bản cập cảng Việt Nam một lần nữa thể hiện sự chú trọng của Nhật Bản trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh sau cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông - Nguồn: BQP Nhật Bản Video Nhật Bản ra mắt tàu ngầm chiến lược mới - Nguồn: QPVN
Với việc hạ thủy chiếc tàu ngầm Taigei, đưa số tàu ngầm của Lực lượng Hải quân Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) lên 22 chiếc, góp phần nâng cao năng lực tác chiến dưới mặt nước của quốc gia này. Ảnh: Lễ hạ thủy tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản.
Theo ý kiến của các nhà phân tích, với sự lớn mạnh về sức mạnh dưới nước của Nhật Bản, sẽ ngày càng có nhiều hoạt động công khai hoặc bí mật của tàu ngầm Nhật Bản ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông; việc này làm cho Trung Quốc hết sức "quan ngại". Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản tập trận săn ngầm ở Biển Đông ngày 9/10/2020 - Nguồn: BQP Nhật Bản.
Tạp chí National Interest của Mỹ trước đó đã có bài viết cho rằng, JMSDF hiện là lực lượng trên biển mạnh nhất ở châu Á. Với sức mạnh từ tàu nổi, tàu ngầm và lực lượng không quân hải quân, Nhật Bản hy vọng có thể chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Một tàu ngầm lớp Shoryu của Nhật Bản. Ảnh: JMSDF.
Tàu ngầm Taigei (tiếng Nhật có nghĩa là Cá voi lớn) được đánh giá là loại tàu ngầm có sức mạnh chỉ đứng sau tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, do Nhật Bản tự phát triển và chế tạo. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Theo thông cáo của JMSDF cho biết: "Taigei là chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, sở hữu năng lực tác chiến và phát hiện mục tiêu vượt trội so với các thế hệ trước, đồng thời có những trang thiết bị phù hợp cho nữ giới làm việc trên tàu". Ảnh: Tàu ngầm lớp Shoryu - Nguồn: BQP Nhật Bản
Taigei là loại tàu ngầm tấn công diesel - điện, dài 84 m, rộng 9,1 m và có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, thủy thủ đoàn khoảng 70 người. Kinh phí đóng Taigei là 720 triệu USD, chiếc thứ hai giảm còn 654 triệu USD. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Tàu ngầm Taigei của Nhật Bản sử dụng pin lithium-ion thay vì dùng ắc-quy chì thông thường. Ưu điểm của pin lithium-ion là có mật độ năng lượng cao hơn nhiều lần so với ắc-quy chì và dung lượng lưu trữ của pin lithium-ion cùng một thể tích gấp ba lần pin axit-chì. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Vì vậy tàu ngầm dùng pin lithium-ion có cùng một thể tích như nhau, nhưng trọng lượng nhẹ hơn, nhưng lượng điện tích được lại cao hơn, lên thời gian hoạt động của Taigei khi đi ngầm dưới biển lâu hơn. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Cùng với việc dùng pin lithium-ion, tàu ngầm Taigei cũng áp dụng những công nghệ mới nhất về giảm tiếng ồn của Nhật Bản và phương Tây, cho tàu ngầm khả năng tàng hình cao hơn; vì vậy có thể tiếp cận mục tiêu đối phương gần hơn. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Về vũ khí, Taigei được trang bị radar cảnh giới mặt biển và đường không tầm thấp ZPS-6H, cùng hệ thống định vị thủy âm ZQQ-8. Vũ khí chính của tàu là ngư lôi Type-89 hoặc Type-18 cùng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon có thể khai hỏa qua 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm ở mũi. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Theo kế hoạch hiện đại hóa của Hải quân Phòng vệ Nhật Bản, họ sẽ đóng tổng cộng 7 tàu ngầm lớp Taigei, đưa hạm đội tàu ngầm của JMSDF trở thành lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu ngầm Taigei - Nguồn: BQP Nhật Bản
Điều đáng chú ý là việc hợp tác hải quân Nhật - Mỹ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày càng chặt chẽ, biểu hiện đó là tần suất xuất hiện của tàu ngầm Nhật Bản trên Biển Đông cũng ngày càng nhiều hơn. Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh sau cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông - Nguồn: BQP Nhật Bản
Vào ngày 10/10 vừa qua, một lực lượng của JMSDF bao gồm tàu sân bay trực thăng JS Kaga, tàu khu trục JS Ikazuchi và tàu ngầm JS Shoryu, sau khi kết thúc cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông, đã cập cảng quốc tế Vịnh Cam Ranh, Việt Nam để bổ sung hàng hóa. Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh sau cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông - Nguồn: BQP Nhật Bản
Vào tháng 9/2018, tàu ngầm SS-596 Kuroshio của JMSDF đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Việc tàu chiến mặt nước và tàu ngầm Nhật Bản cập cảng Việt Nam một lần nữa thể hiện sự chú trọng của Nhật Bản trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: Đội tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh sau cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông - Nguồn: BQP Nhật Bản
Video Nhật Bản ra mắt tàu ngầm chiến lược mới - Nguồn: QPVN