Tàu tên lửa Molniya hiện đã trở thành tàu chiến mặt nước chủ lực của Hải quân Việt Nam. Mặc dù có kích cỡ nhỏ (hơn 500 tấn), thế nhưng Molniya sở hữu sức mạnh “phi thường” với khả năng tấn công hủy diệt bất kỳ loại tàu chiến nào lớn hơn nó gấp nhiều lần bằng 16 tên lửa hành trình Uran-E. Mà nên nhớ, tính trên lý thuyết, mỗi quả Uran-E có khả năng đánh chìm một tàu chiến cỡ 5.000 tấn.Tuy nhiên, cũng vì kích cỡ nhỏ mà tàu Molniya không thể tích hợp các vũ khí phòng không mạnh bảo vệ trước máy bay hay tên lửa hành trình đối phương. Con tàu chỉ có năng lực phòng thủ hạn hẹp gồm các tổ hợp pháo AK-630 CIWS và tên lửa vác vai Ilga cho tầm bảo vệ trong khoảng 3-5km. Đó là điểm yếu khiến tàu tên lửa Molniya 12418 sẽ gặp nhiều khó khăn trước đối thủ có không quân mạnh, tàu chiến trang bị tên lửa tầm xa.Rất may, thật tuyệt vời, mới đây Nga – “cha đẻ” tàu Molniya đã tung ra giải pháp nâng cao khả năng phòng không cho các tàu chiến cỡ nhỏ mà không cần phải tăng kích cỡ. Tại triển lãm hàng hải St Petersburg 2017 (IMDS 2017), Cục thiết kế khí cụ (KBP), đã lần đầu giới thiệu tổ hợp phòng không Pantsir-ME - phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Pantsir-M - phiên bản dành cho tàu chiến hải quân của tổ hợp phòng không lục quân Pantsir-S1 rất hiện đại. Nguồn ảnh: Jane’sVới Pantsir-ME, các tàu chiến nhỏ như Molniya sẽ có tầm phòng không lên tới 20km, độ cao tấn công lên tới 15km. Cụ thể, theo nhà sản xuất, tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-ME tích hợp các tên lửa Hermes-K cho tầm bắn tối đa đến 20km, tấn công mọi loại mục tiêu ở cự ly từ 20m tới 15km, tầm bắn tối thiểu 1,2km. Nguồn ảnh: SinaĐó là còn chưa kể cặp pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18 có thể đạt tốc độ bắn lên tới 10.000 phatsphuts, tầm bắn hiệu quả chống mục tiêu tên lửa tới 4.000m. Sức mạnh cặp pháo này trên Pantsir-ME tương đương với hai bệ pháo AK-630 CIWS trang bị cho Molniya hiện nay. Nguồn ảnh: SinaThiết kế module chiến đấu Pantsir-ME trông cũng rất gọn nhẹ với đài radar theo dõi mục tiêu cùng tổ hợp trinh sát quang điện được đặt chính giữa, hai bên là bệ phóng tên lửa và pháo. Pantsir-ME có khả năng tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu. Nguồn ảnh: SinaTheo CEO Tập đoàn quốc gia Rostec - ông Sergey Chemezov, Pantsir-ME là "sự tiến hóa của Kashtan và Kashtan-M", có tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu "gấp 3-4 lần tổ hợp Kashtan-M" và thời gian phản ứng (khi phát hiện mối đe dọa) chỉ từ 3-5 giây. Nguồn ảnh: SinaCó thể nói với Pantsir-ME, các tàu tên lửa Molniya của Việt Nam sẽ chẳng khác nào như “hổ mọc thêm cánh”. Không loại trừ khả năng loạt 4 chiếc Molniya mà Việt Nam đang đàm phán đóng thêm với Vympel Nga sẽ được tích hợp Pantsir-ME. Nguồn ảnh: SinaBên cạnh đó, Pantsir-ME có thể trở thành giải pháp thay thế các tổ hợp phòng không Palma-SU trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard 3.9 2.000 tấn của Việt Nam. So với Pantsir-ME, Palma-SU chỉ có tầm bắn của tên lửa đạt 10km, tính năng tác chiến kém hơn hẳn. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt NamHi vọng rằng, trong tương lai nếu có đặt đóng thêm các tàu Gepard 3.9 thứ 5-6, Việt Nam sẽ lựa chọn Pantsir-ME hay là tổ hợp phòng không hiện đại hơn như Shtil và Redut. Nguồn ảnh: Sina
Tàu tên lửa Molniya hiện đã trở thành tàu chiến mặt nước chủ lực của Hải quân Việt Nam. Mặc dù có kích cỡ nhỏ (hơn 500 tấn), thế nhưng Molniya sở hữu sức mạnh “phi thường” với khả năng tấn công hủy diệt bất kỳ loại tàu chiến nào lớn hơn nó gấp nhiều lần bằng 16 tên lửa hành trình Uran-E. Mà nên nhớ, tính trên lý thuyết, mỗi quả Uran-E có khả năng đánh chìm một tàu chiến cỡ 5.000 tấn.
Tuy nhiên, cũng vì kích cỡ nhỏ mà tàu Molniya không thể tích hợp các vũ khí phòng không mạnh bảo vệ trước máy bay hay tên lửa hành trình đối phương. Con tàu chỉ có năng lực phòng thủ hạn hẹp gồm các tổ hợp pháo AK-630 CIWS và tên lửa vác vai Ilga cho tầm bảo vệ trong khoảng 3-5km. Đó là điểm yếu khiến tàu tên lửa Molniya 12418 sẽ gặp nhiều khó khăn trước đối thủ có không quân mạnh, tàu chiến trang bị tên lửa tầm xa.
Rất may, thật tuyệt vời, mới đây Nga – “cha đẻ” tàu Molniya đã tung ra giải pháp nâng cao khả năng phòng không cho các tàu chiến cỡ nhỏ mà không cần phải tăng kích cỡ. Tại triển lãm hàng hải St Petersburg 2017 (IMDS 2017), Cục thiết kế khí cụ (KBP), đã lần đầu giới thiệu tổ hợp phòng không Pantsir-ME - phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Pantsir-M - phiên bản dành cho tàu chiến hải quân của tổ hợp phòng không lục quân Pantsir-S1 rất hiện đại. Nguồn ảnh: Jane’s
Với Pantsir-ME, các tàu chiến nhỏ như Molniya sẽ có tầm phòng không lên tới 20km, độ cao tấn công lên tới 15km. Cụ thể, theo nhà sản xuất, tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-ME tích hợp các tên lửa Hermes-K cho tầm bắn tối đa đến 20km, tấn công mọi loại mục tiêu ở cự ly từ 20m tới 15km, tầm bắn tối thiểu 1,2km. Nguồn ảnh: Sina
Đó là còn chưa kể cặp pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18 có thể đạt tốc độ bắn lên tới 10.000 phatsphuts, tầm bắn hiệu quả chống mục tiêu tên lửa tới 4.000m. Sức mạnh cặp pháo này trên Pantsir-ME tương đương với hai bệ pháo AK-630 CIWS trang bị cho Molniya hiện nay. Nguồn ảnh: Sina
Thiết kế module chiến đấu Pantsir-ME trông cũng rất gọn nhẹ với đài radar theo dõi mục tiêu cùng tổ hợp trinh sát quang điện được đặt chính giữa, hai bên là bệ phóng tên lửa và pháo. Pantsir-ME có khả năng tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina
Theo CEO Tập đoàn quốc gia Rostec - ông Sergey Chemezov, Pantsir-ME là "sự tiến hóa của Kashtan và Kashtan-M", có tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu "gấp 3-4 lần tổ hợp Kashtan-M" và thời gian phản ứng (khi phát hiện mối đe dọa) chỉ từ 3-5 giây. Nguồn ảnh: Sina
Có thể nói với Pantsir-ME, các tàu tên lửa Molniya của Việt Nam sẽ chẳng khác nào như “hổ mọc thêm cánh”. Không loại trừ khả năng loạt 4 chiếc Molniya mà Việt Nam đang đàm phán đóng thêm với Vympel Nga sẽ được tích hợp Pantsir-ME. Nguồn ảnh: Sina
Bên cạnh đó, Pantsir-ME có thể trở thành giải pháp thay thế các tổ hợp phòng không Palma-SU trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard 3.9 2.000 tấn của Việt Nam. So với Pantsir-ME, Palma-SU chỉ có tầm bắn của tên lửa đạt 10km, tính năng tác chiến kém hơn hẳn. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Hi vọng rằng, trong tương lai nếu có đặt đóng thêm các tàu Gepard 3.9 thứ 5-6, Việt Nam sẽ lựa chọn Pantsir-ME hay là tổ hợp phòng không hiện đại hơn như Shtil và Redut. Nguồn ảnh: Sina