BTR-MD là mà một trong những xe thiết giáp đầu tiên của lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) có thiết kế không theo lối mòn cũ của phương tiện đổ bộ đường không (AAV) do Liên Xô phát triển trước đây. Nó thực sự là mẫu xe bọc thép mà lính dù Nga cần tới hiện tại với khả năng chở quân hoàn hảo hơn là thiên về khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Được phát triển từ năm 2009 nhưng phải đến tận 2013 các nguyên mẫu xe thiết giáp chở quân BTR-MD đầu tiên mới được nhà máy tăng thiết giáp Kurganmashzavod chuyển giao VDV để thử nghiệm. Và với thiết kế dựa trên xe bọc thép BMD-4, BTR-MD không thực sự được đánh giá cao khi mới xuất hiện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên sau khi được đưa vào trang bị thử nghiệm nó lại thể hiện mình hoàn toàn khác biệt so với các dòng AAV trước đó của Liên Xô nhất là thiết kế bên trong xe, và điều này mở ra một hướng phát triển mới dành cho các dòng xe bọc thép của Nga sau này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Điểm cộng lớn nhất của thiết giáp BTR-MD chính là việc nó được mở rộng không gian bên trong xe lớn hơn nhiều so với BMD-4. Qua đó cho phép chở được tới 13 binh sĩ ngoài kíp lái 2 người. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hệ thống trang thiết bị điện tử và hệ thống lái trên BTR-MD cũng được thiết kế thân thiện hơn với người sử dụng, cho phép kíp chiến đấu theo dõi toàn bộ hoạt động của chiếc xe một cách toàn diện nhất trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Đối với lính dù Nga, BTR-MD gần giống như một chiếc taxi trên chiến trường, tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế của mình do ảnh hưởng từ thiết kế của BMD-4 và ở thời điểm BTR-MD được phát triển Quân đội Nga chỉ mới bắt đầu chương trình hiện đại hóa quân đội. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Do thiên về khả năng chở quân nên vũ khí không phải điểm nhấn của BTR-MD khi nó chỉ được trang bị súng máy 7,62mm PKTM có thể được điều khiển bên trong xe. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hệ thống giáp cũng là một điểm yếu cần nói tới trên BTR-MD khi nó khá mỏng chỉ có thể chống lại được các loại súng máy hạng nặng, tuy nhiên thiết kế này hoàn toàn có chủ đích khi Kurganmashzavod muốn giảm trọng lượng của BTR-MD để nó phù hợp hơn với hoạt động đổ bộ đường không và nó chỉ nặng hơn 13 tấn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Về hệ thống động cơ, BTR-MD được trang bị động cơ diesel 2V-06-2 có công suất 450 mã lực điều này lý giải cho khả năng cơ động của mẫu xe bọc thép này, khi nó có thể di chuyển với vận tốc lên đến 70km/h ngay cả khi đầy tải. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Với việc đặt hệ thống động cơ ở phía sau khiến BTR-MD không khác gì những chiếc BMD nhất là trong tác chiến đổ bộ khi binh sĩ không được che chắn hoàn toàn. Đây cũng có thể xem là hạn chế lớn nhất của nó. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Ngoài biến thể BTR-MD tiêu chuẩn, Kurganmashzavod vẫn đang tiếp tục phát triển mẫu xe bọc thép AAV này với các biến thể mới như tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành với tên lửa Kornet, hệ thống radar cảnh giới, biến thể không người lái Poliot-K và nhiều ứng dụng khác trên chiến trường. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.VDV đưa vào trang bị xe thiết giáp BTR-MD từ năm 2014. Cho đến nay đã có ít nhất 12 đơn vị hoạt động trong biên chế, dù vậy do đóng vai trò là xe bọc thép chở quân nên BTR-MD thường chỉ xuất hiện ở hậu cứ hơn là hoạt động tuyến đầu như những chiếc BMD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
BTR-MD là mà một trong những xe thiết giáp đầu tiên của lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) có thiết kế không theo lối mòn cũ của phương tiện đổ bộ đường không (AAV) do Liên Xô phát triển trước đây. Nó thực sự là mẫu xe bọc thép mà lính dù Nga cần tới hiện tại với khả năng chở quân hoàn hảo hơn là thiên về khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Được phát triển từ năm 2009 nhưng phải đến tận 2013 các nguyên mẫu xe thiết giáp chở quân BTR-MD đầu tiên mới được nhà máy tăng thiết giáp Kurganmashzavod chuyển giao VDV để thử nghiệm. Và với thiết kế dựa trên xe bọc thép BMD-4, BTR-MD không thực sự được đánh giá cao khi mới xuất hiện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên sau khi được đưa vào trang bị thử nghiệm nó lại thể hiện mình hoàn toàn khác biệt so với các dòng AAV trước đó của Liên Xô nhất là thiết kế bên trong xe, và điều này mở ra một hướng phát triển mới dành cho các dòng xe bọc thép của Nga sau này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Điểm cộng lớn nhất của thiết giáp BTR-MD chính là việc nó được mở rộng không gian bên trong xe lớn hơn nhiều so với BMD-4. Qua đó cho phép chở được tới 13 binh sĩ ngoài kíp lái 2 người. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hệ thống trang thiết bị điện tử và hệ thống lái trên BTR-MD cũng được thiết kế thân thiện hơn với người sử dụng, cho phép kíp chiến đấu theo dõi toàn bộ hoạt động của chiếc xe một cách toàn diện nhất trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Đối với lính dù Nga, BTR-MD gần giống như một chiếc taxi trên chiến trường, tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế của mình do ảnh hưởng từ thiết kế của BMD-4 và ở thời điểm BTR-MD được phát triển Quân đội Nga chỉ mới bắt đầu chương trình hiện đại hóa quân đội. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Do thiên về khả năng chở quân nên vũ khí không phải điểm nhấn của BTR-MD khi nó chỉ được trang bị súng máy 7,62mm PKTM có thể được điều khiển bên trong xe. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hệ thống giáp cũng là một điểm yếu cần nói tới trên BTR-MD khi nó khá mỏng chỉ có thể chống lại được các loại súng máy hạng nặng, tuy nhiên thiết kế này hoàn toàn có chủ đích khi Kurganmashzavod muốn giảm trọng lượng của BTR-MD để nó phù hợp hơn với hoạt động đổ bộ đường không và nó chỉ nặng hơn 13 tấn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Về hệ thống động cơ, BTR-MD được trang bị động cơ diesel 2V-06-2 có công suất 450 mã lực điều này lý giải cho khả năng cơ động của mẫu xe bọc thép này, khi nó có thể di chuyển với vận tốc lên đến 70km/h ngay cả khi đầy tải. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Với việc đặt hệ thống động cơ ở phía sau khiến BTR-MD không khác gì những chiếc BMD nhất là trong tác chiến đổ bộ khi binh sĩ không được che chắn hoàn toàn. Đây cũng có thể xem là hạn chế lớn nhất của nó. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Ngoài biến thể BTR-MD tiêu chuẩn, Kurganmashzavod vẫn đang tiếp tục phát triển mẫu xe bọc thép AAV này với các biến thể mới như tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành với tên lửa Kornet, hệ thống radar cảnh giới, biến thể không người lái Poliot-K và nhiều ứng dụng khác trên chiến trường. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
VDV đưa vào trang bị xe thiết giáp BTR-MD từ năm 2014. Cho đến nay đã có ít nhất 12 đơn vị hoạt động trong biên chế, dù vậy do đóng vai trò là xe bọc thép chở quân nên BTR-MD thường chỉ xuất hiện ở hậu cứ hơn là hoạt động tuyến đầu như những chiếc BMD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.