Giải thưởng Nobel Hòa bình 2014 đã được trao cho nữ sinh Malala Yousafzai và nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em Kailash Satyarthi (người Ấn Độ). Theo đó, cô gái trẻ sinh năm 1997 này đã xác lập kỷ lục lịch sử Nobel khi trở thành người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel.Trước khi nhận giải Nobel Hòa bình 2014, nữ sinh Malala Yousafzai từng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2013. Tuy nhiên, Ủy ban Nobel đã trao giải thưởng danh giá này cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) năm 2013.Malala Yousafzai là một biểu tượng toàn cầu về đấu tranh bảo vệ quyền được giáo dục cho nữ giới.Cô gái trẻ Yousafzai đã được đưa đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham (Anh) bằng đường hàng không để chữa trị những vết thương đe dọa đến tính mạng sau khi bị Taliban bắn vào đầu năm 2012.Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật "thập tử nhất sinh" đó, Yousafzai tiếp tục đi học và đấu tranh cho quyền được đi học của trẻ em nữ.Nữ sinh Yousafzai còn gây được tiếng vang lớn khi xuất hiện trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để diễn thuyết cho mục tiêu của cuộc đấu tranh mà cô đang thực hiện.Thêm vào đó, cô gái trẻ này từng được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới.Bên cạnh giải thưởng Nobel Hòa bình 2014, Yousafzai cũng đoạt giải thưởng về nhân quyền Sakharov danh giá của Liên minh châu Âu (EU).Yousafzai đã xuất bản một quyển tự truyện với tựa đề “Tôi là Malala”. Trong cuốn tự truyện đó, Yousafzai đã bật mí một mặt khác của bản thân là một nữ sinh bình thường như những cô gái khác như cô là fan của chàng ca sĩ Justin Bieber, yêu thích tiểu thuyết lãng mạn về loài ma cà rồng “Chạng vạng”.
Giải thưởng Nobel Hòa bình 2014 đã được trao cho nữ sinh Malala Yousafzai và nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em Kailash Satyarthi (người Ấn Độ). Theo đó, cô gái trẻ sinh năm 1997 này đã xác lập kỷ lục lịch sử Nobel khi trở thành người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel.
Trước khi nhận giải Nobel Hòa bình 2014, nữ sinh Malala Yousafzai từng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2013. Tuy nhiên, Ủy ban Nobel đã trao giải thưởng danh giá này cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) năm 2013.
Malala Yousafzai là một biểu tượng toàn cầu về đấu tranh bảo vệ quyền được giáo dục cho nữ giới.
Cô gái trẻ Yousafzai đã được đưa đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham (Anh) bằng đường hàng không để chữa trị những vết thương đe dọa đến tính mạng sau khi bị Taliban bắn vào đầu năm 2012.
Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật "thập tử nhất sinh" đó, Yousafzai tiếp tục đi học và đấu tranh cho quyền được đi học của trẻ em nữ.
Nữ sinh Yousafzai còn gây được tiếng vang lớn khi xuất hiện trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để diễn thuyết cho mục tiêu của cuộc đấu tranh mà cô đang thực hiện.
Thêm vào đó, cô gái trẻ này từng được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới.
Bên cạnh giải thưởng Nobel Hòa bình 2014, Yousafzai cũng đoạt giải thưởng về nhân quyền Sakharov danh giá của Liên minh châu Âu (EU).
Yousafzai đã xuất bản một quyển tự truyện với tựa đề “Tôi là Malala”. Trong cuốn tự truyện đó, Yousafzai đã bật mí một mặt khác của bản thân là một nữ sinh bình thường như những cô gái khác như cô là fan của chàng ca sĩ Justin Bieber, yêu thích tiểu thuyết lãng mạn về loài ma cà rồng “Chạng vạng”.