Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Mohammad Reza Ashtiani vào ngày 6/3 đã bác bỏ các báo cáo về kế hoạch mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, trong bối cảnh nhiều nguồn tin cho rằng khả năng trên là rất cao kể từ khi Iran xác nhận mua các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35.Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Ashtiani tuyên bố rằng Iran đã tự cung tự cấp trong việc sản xuất thiết bị phòng không, đặc biệt nêu bật khả năng tiên tiến của hệ thống Bavar-373 mà nước này tự sản xuất, khi cho rằng nó tương đương với S-400 của Nga.Iran hiện đang sở hữu một số vũ khí phòng không của Nga và Liên Xô, đáng chú ý nhất là hệ thống S-200 được mua vào những năm 1990. Khoảng một thập kỉ sau nước nay cũng đã đặt hàng hệ thống S-300PMU-1, tiền thân của S-400, mặc dù việc giao hàng đã bị đóng băng dưới thời chính quyền ông Dmitry Medvedev.Sau khi ông Vladimir Putin trở lại làm tổng thống, Iran đã được giới thiệu cung cấp S-400 để thay thế hợp đồng S-300 đã bị hủy bỏ, vì hệ thống này không còn được sản xuất, tuy nhiên Iran được cho là đã quyết tâm muốn mua các hệ thống cũ hơn.Chính vì vậy một biến thể đời sau là S-300PMU-2, tiền thân trực tiếp của S-400 đã được bàn giao cho Iran. Những tổ hợp S-300 này được chế tạo theo đơn đặt hàng của Syria, nhưng đã bị Nga đóng băng do áp lực của Israel và phương Tây. S-300PMU-2 bắt đầu được giao cho Iran vào năm 2017 sau khi được sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu của nước này.Iran bắt đầu đầu tư mạnh vào việc phát triển ngành công nghiệp hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa sau khi Nga chặn việc bán S-300, với Bavar-373 là hệ thống nổi tiếng nhất của quốc gia và được đưa vào sử dụng trong các phiên bản mới ngày càng tinh vi.Mặc dù các nguồn tin của Iran đã tuyên bố hệ thống này vượt trội hơn S-300, nhưng điều này vẫn còn là một câu hỏi. Theo các nguồn tin của Iran, mỗi đơn vị Bavar-373 có 6 bệ phóng di động, mỗi bệ mang 4 tên lửa, cũng như đài chỉ huy, radar tìm kiếm và radar theo dõi mục tiêu.Hệ thống có phạm vi phát hiện 260km, có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu và có thể tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa của nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 200 km. Những thông số kỹ thuật này vẫn thua xa S-400.S-400 có tầm bắn 400 km, gấp đôi so với Bavar-373 và cung cấp khả năng phòng thủ nhiều lớp với ba loại tên lửa riêng biệt có khả năng tấn công ở cự ly hơn 200 km cũng như nhiều loại tên lửa tầm ngắn hơn.Các cuộc thử nghiệm S-400 phiên bản xuất khẩu sang Trung Quốc đã cho thấy chúng có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh ở tốc độ vượt quá Mach 8. Mặc dù các hệ thống phòng không nội địa của Iran thường có thông số kỹ thuật khiêm tốn nhưng chúng cũng đã chứng minh được hiệu quả trong chiến đấu.Điều này được thể hiện rõ nhất qua hệ thống phòng không tầm trung Khordad, được triển khai vào năm 2019 và vô hiệu hóa thành công máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ - tài sản trị giá 220 triệu USD được cho là đã bị phá hủy ngay trong lần thử đầu tiên.Cả Iran và Nga đều phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống phòng không trên mặt đất để bù đắp cho khả năng tương đối hạn chế của lực lượng không quân chiến đấu của họ.Thật vậy, chỉ riêng việc mua S-400 Bộ Quốc phòng Nga đã chi nhiều hơn so với việc mua tất cả các loại máy bay chiến đấu cộng lại trong 30 năm qua. Điều này không bao gồm các khoản chi tiêu cho các hệ thống phòng không khác như S-300, S-350, BuK, Pantsirs, Tors và S-500.Việc sản xuất S-400 đã được mở rộng nhanh chóng vào cuối những năm 2010, hiện Nga cung cấp nhiều tiểu đoàn mỗi năm để đáp ứng các đơn đặt hàng của Ấn Độ, đồng thời giao hàng cho các lực lượng trong nước và Belarus.Các hệ thống tên lửa phòng không được coi là hiệu quả hơn nhiều về chi phí do chi phí đào tạo và vận hành không đáng kể so với máy bay chiến đấu. Đáng chú ý là Iran hầu như không mua máy bay chiến đấu có người lái nào trong gần 30 năm qua, với việc mua Su-35 của Nga là một bước ngoặt gần đây.Mặc dù Iran có thể không quan tâm đến việc mua S-400, nhưng điều này không loại trừ việc mua thiết bị phòng không của Nga trong tương lai. Đặc biệt, hệ thống S-500 chuẩn bị được đưa ra thị trường để xuất khẩu và được thiết kế cho chiến tranh không gian cũng như cung cấp khả năng phòng thủ chiến lược chống lại máy bay, vệ tinh, máy bay vũ trụ và thậm chí cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.Hệ thống S-500 không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh tương tự nào trên thế giới cũng như ở Iran, có nghĩa là nước này có thể cân nhắc mua S-500 để cung cấp cấp độ phòng thủ cao hơn Bavar-373 và các hệ thống phòng không nội địa khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Mohammad Reza Ashtiani vào ngày 6/3 đã bác bỏ các báo cáo về kế hoạch mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, trong bối cảnh nhiều nguồn tin cho rằng khả năng trên là rất cao kể từ khi Iran xác nhận mua các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Ashtiani tuyên bố rằng Iran đã tự cung tự cấp trong việc sản xuất thiết bị phòng không, đặc biệt nêu bật khả năng tiên tiến của hệ thống Bavar-373 mà nước này tự sản xuất, khi cho rằng nó tương đương với S-400 của Nga.
Iran hiện đang sở hữu một số vũ khí phòng không của Nga và Liên Xô, đáng chú ý nhất là hệ thống S-200 được mua vào những năm 1990. Khoảng một thập kỉ sau nước nay cũng đã đặt hàng hệ thống S-300PMU-1, tiền thân của S-400, mặc dù việc giao hàng đã bị đóng băng dưới thời chính quyền ông Dmitry Medvedev.
Sau khi ông Vladimir Putin trở lại làm tổng thống, Iran đã được giới thiệu cung cấp S-400 để thay thế hợp đồng S-300 đã bị hủy bỏ, vì hệ thống này không còn được sản xuất, tuy nhiên Iran được cho là đã quyết tâm muốn mua các hệ thống cũ hơn.
Chính vì vậy một biến thể đời sau là S-300PMU-2, tiền thân trực tiếp của S-400 đã được bàn giao cho Iran. Những tổ hợp S-300 này được chế tạo theo đơn đặt hàng của Syria, nhưng đã bị Nga đóng băng do áp lực của Israel và phương Tây. S-300PMU-2 bắt đầu được giao cho Iran vào năm 2017 sau khi được sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu của nước này.
Iran bắt đầu đầu tư mạnh vào việc phát triển ngành công nghiệp hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa sau khi Nga chặn việc bán S-300, với Bavar-373 là hệ thống nổi tiếng nhất của quốc gia và được đưa vào sử dụng trong các phiên bản mới ngày càng tinh vi.
Mặc dù các nguồn tin của Iran đã tuyên bố hệ thống này vượt trội hơn S-300, nhưng điều này vẫn còn là một câu hỏi. Theo các nguồn tin của Iran, mỗi đơn vị Bavar-373 có 6 bệ phóng di động, mỗi bệ mang 4 tên lửa, cũng như đài chỉ huy, radar tìm kiếm và radar theo dõi mục tiêu.
Hệ thống có phạm vi phát hiện 260km, có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu và có thể tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa của nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 200 km. Những thông số kỹ thuật này vẫn thua xa S-400.
S-400 có tầm bắn 400 km, gấp đôi so với Bavar-373 và cung cấp khả năng phòng thủ nhiều lớp với ba loại tên lửa riêng biệt có khả năng tấn công ở cự ly hơn 200 km cũng như nhiều loại tên lửa tầm ngắn hơn.
Các cuộc thử nghiệm S-400 phiên bản xuất khẩu sang Trung Quốc đã cho thấy chúng có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh ở tốc độ vượt quá Mach 8. Mặc dù các hệ thống phòng không nội địa của Iran thường có thông số kỹ thuật khiêm tốn nhưng chúng cũng đã chứng minh được hiệu quả trong chiến đấu.
Điều này được thể hiện rõ nhất qua hệ thống phòng không tầm trung Khordad, được triển khai vào năm 2019 và vô hiệu hóa thành công máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ - tài sản trị giá 220 triệu USD được cho là đã bị phá hủy ngay trong lần thử đầu tiên.
Cả Iran và Nga đều phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống phòng không trên mặt đất để bù đắp cho khả năng tương đối hạn chế của lực lượng không quân chiến đấu của họ.
Thật vậy, chỉ riêng việc mua S-400 Bộ Quốc phòng Nga đã chi nhiều hơn so với việc mua tất cả các loại máy bay chiến đấu cộng lại trong 30 năm qua. Điều này không bao gồm các khoản chi tiêu cho các hệ thống phòng không khác như S-300, S-350, BuK, Pantsirs, Tors và S-500.
Việc sản xuất S-400 đã được mở rộng nhanh chóng vào cuối những năm 2010, hiện Nga cung cấp nhiều tiểu đoàn mỗi năm để đáp ứng các đơn đặt hàng của Ấn Độ, đồng thời giao hàng cho các lực lượng trong nước và Belarus.
Các hệ thống tên lửa phòng không được coi là hiệu quả hơn nhiều về chi phí do chi phí đào tạo và vận hành không đáng kể so với máy bay chiến đấu. Đáng chú ý là Iran hầu như không mua máy bay chiến đấu có người lái nào trong gần 30 năm qua, với việc mua Su-35 của Nga là một bước ngoặt gần đây.
Mặc dù Iran có thể không quan tâm đến việc mua S-400, nhưng điều này không loại trừ việc mua thiết bị phòng không của Nga trong tương lai. Đặc biệt, hệ thống S-500 chuẩn bị được đưa ra thị trường để xuất khẩu và được thiết kế cho chiến tranh không gian cũng như cung cấp khả năng phòng thủ chiến lược chống lại máy bay, vệ tinh, máy bay vũ trụ và thậm chí cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Hệ thống S-500 không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh tương tự nào trên thế giới cũng như ở Iran, có nghĩa là nước này có thể cân nhắc mua S-500 để cung cấp cấp độ phòng thủ cao hơn Bavar-373 và các hệ thống phòng không nội địa khác.