Một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp Mỹ ở châu Âu trong CTTG 2, là khả năng cơ động cực nhanh, bất chấp tỷ lệ hỏng hóc của xe tăng, cơ giới Mỹ, không hề thấp hơn so với các loại phương tiện khác của châu Âu và Liên Xô thời điểm đó.Trong trong những lý do khiến các loại phương tiện cơ giới của Mỹ hoạt động hiệu quả, đó là khả năng sửa chữa và tay nghề của gần như mọi người lính Mỹ.Những người lính Mỹ này giỏi sửa chữa phương tiện tới nỗi, tù binh Đức còn phải thốt lên rằng người Mỹ đưa sang châu Âu tham chiến toàn lính cơ khí tay nghề cao.Sở dĩ, khả năng tự sửa chữa phương tiện cơ giới, máy móc của lính Mỹ lại đến từ... văn hóa của quốc gia này. Cụ thể, phần lớn những binh lính Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai đều xuất thân từ nông thôn, và thanh niên nông thôn ở Mỹ dường như luôn tự biết sửa chữa xe hơi, máy cầy.Đơn giản là do Mỹ vốn là một quốc gia rất rộng lớn. Trong thời kỳ trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, thông tin liên lạc ở các khu vực nông thôn Mỹ khá lạc hậu, việc gọi cứu hộ để sửa chữa xe hơi giữa đường là điều gần như không thể.Kinh tế phát triển, những binh lính Mỹ trước khi nhập ngũ đều từng tiếp xúc với xe hơi, hoặc chí ít là máy cầy. Phần lớn trong số họ đều phải có những kỹ năng sửa chữa cơ bản với các loại phương tiện máy móc này, vì không phải lúc nào cũng có thể gọi được thợ chuyên nghiệp tới giúp đỡ.Những kỹ năng cơ khí này đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả khi quân đội Mỹ tham chiến trên chiến trường châu Âu, và thậm chí còn biến thành lợi thế to lớn của các lực lượng cơ giới Mỹ, trước quân đội phát xít Đức.Ở chiều hướng ngược lại, Đức vốn là quê hương của nhiều loại xe hơi hiện đại, đường xá ở quốc gia này cũng rất tốt, cư dân tập trung đông đúc thay vì bị tản mát như ở Mỹ, nên các dịch vụ sửa chữa xe hơi, máy móc cũng dễ tiếp cận tới người dân hơn.Việc có thể dễ dàng mang xe hơi tới các xưởng bảo dưỡng, khiến "tay nghề" tự sửa chữa phương tiện máy của thanh niên Đức, về cơ bản là kém hơn thanh niên Mỹ cùng thời.Với người Liên Xô, dù có nhiều đặc điểm giống với Mỹ như đất nước rộng lớn, dân cư sống rải rác. Tuy nhiên kinh tế của Liên Xô lại kém hơn Mỹ, thanh niên ở Liên Xô không mấy ai sở hữu được xe hơi, máy cầy cũng thuộc sở hữu của hợp tác xã và luôn có thợ cơ khí riêng, nên thanh niên Liên Xô cũng không có kỹ năng xoay sở giỏi như người Mỹ.Trong thời gian tham chiến ở Châu Âu kể từ tháng 6/1944 tới hết chiến tranh, Mỹ mất khoảng 10.000 xe tăng, pháo tự hành chống tăng và pháo tự hành các loại.Trong số này, chiếm tới gần 1/2 là các xe tăng hạng trung M4 mọi phiên bản, một số lượng lớn khoảng 1500 xe tăng M3 Stuart, cùng với pháo tự hành chống tăng M18 Hellcat và M36.Tuy nhiên, quân đội Mỹ cũng lập rất nhiều kỷ lục về tốc độ hành quân cực nhanh và giải phóng được diện tích đất đai cực lớn - dù với quân số khá ít ỏi. Tượng đài lớn nhất vẫn thuộc về tướng Patton cùng Tập đoàn quân số III của mình.Trong suốt thời gian tham chiến dài 281 ngày, Tập đoàn quân số III của tướng Patton đã vượt 24 con sông, giải phóng 211.000 cây số vuông, bao gồm 12.000 thị trấn và làng mạc. Điều đáng nói là đội quân này chỉ có hơn 300.000 lính - nghĩa là mỗi 1 người lính đã giải phóng và chiếm đóng gần... 1 cây số vuông. Nguồn ảnh: TheArchive. Cỗ xe tăng biểu tượng của người Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: History.
Một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp Mỹ ở châu Âu trong CTTG 2, là khả năng cơ động cực nhanh, bất chấp tỷ lệ hỏng hóc của xe tăng, cơ giới Mỹ, không hề thấp hơn so với các loại phương tiện khác của châu Âu và Liên Xô thời điểm đó.
Trong trong những lý do khiến các loại phương tiện cơ giới của Mỹ hoạt động hiệu quả, đó là khả năng sửa chữa và tay nghề của gần như mọi người lính Mỹ.
Những người lính Mỹ này giỏi sửa chữa phương tiện tới nỗi, tù binh Đức còn phải thốt lên rằng người Mỹ đưa sang châu Âu tham chiến toàn lính cơ khí tay nghề cao.
Sở dĩ, khả năng tự sửa chữa phương tiện cơ giới, máy móc của lính Mỹ lại đến từ... văn hóa của quốc gia này. Cụ thể, phần lớn những binh lính Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai đều xuất thân từ nông thôn, và thanh niên nông thôn ở Mỹ dường như luôn tự biết sửa chữa xe hơi, máy cầy.
Đơn giản là do Mỹ vốn là một quốc gia rất rộng lớn. Trong thời kỳ trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, thông tin liên lạc ở các khu vực nông thôn Mỹ khá lạc hậu, việc gọi cứu hộ để sửa chữa xe hơi giữa đường là điều gần như không thể.
Kinh tế phát triển, những binh lính Mỹ trước khi nhập ngũ đều từng tiếp xúc với xe hơi, hoặc chí ít là máy cầy. Phần lớn trong số họ đều phải có những kỹ năng sửa chữa cơ bản với các loại phương tiện máy móc này, vì không phải lúc nào cũng có thể gọi được thợ chuyên nghiệp tới giúp đỡ.
Những kỹ năng cơ khí này đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả khi quân đội Mỹ tham chiến trên chiến trường châu Âu, và thậm chí còn biến thành lợi thế to lớn của các lực lượng cơ giới Mỹ, trước quân đội phát xít Đức.
Ở chiều hướng ngược lại, Đức vốn là quê hương của nhiều loại xe hơi hiện đại, đường xá ở quốc gia này cũng rất tốt, cư dân tập trung đông đúc thay vì bị tản mát như ở Mỹ, nên các dịch vụ sửa chữa xe hơi, máy móc cũng dễ tiếp cận tới người dân hơn.
Việc có thể dễ dàng mang xe hơi tới các xưởng bảo dưỡng, khiến "tay nghề" tự sửa chữa phương tiện máy của thanh niên Đức, về cơ bản là kém hơn thanh niên Mỹ cùng thời.
Với người Liên Xô, dù có nhiều đặc điểm giống với Mỹ như đất nước rộng lớn, dân cư sống rải rác. Tuy nhiên kinh tế của Liên Xô lại kém hơn Mỹ, thanh niên ở Liên Xô không mấy ai sở hữu được xe hơi, máy cầy cũng thuộc sở hữu của hợp tác xã và luôn có thợ cơ khí riêng, nên thanh niên Liên Xô cũng không có kỹ năng xoay sở giỏi như người Mỹ.
Trong thời gian tham chiến ở Châu Âu kể từ tháng 6/1944 tới hết chiến tranh, Mỹ mất khoảng 10.000 xe tăng, pháo tự hành chống tăng và pháo tự hành các loại.
Trong số này, chiếm tới gần 1/2 là các xe tăng hạng trung M4 mọi phiên bản, một số lượng lớn khoảng 1500 xe tăng M3 Stuart, cùng với pháo tự hành chống tăng M18 Hellcat và M36.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ cũng lập rất nhiều kỷ lục về tốc độ hành quân cực nhanh và giải phóng được diện tích đất đai cực lớn - dù với quân số khá ít ỏi. Tượng đài lớn nhất vẫn thuộc về tướng Patton cùng Tập đoàn quân số III của mình.
Trong suốt thời gian tham chiến dài 281 ngày, Tập đoàn quân số III của tướng Patton đã vượt 24 con sông, giải phóng 211.000 cây số vuông, bao gồm 12.000 thị trấn và làng mạc. Điều đáng nói là đội quân này chỉ có hơn 300.000 lính - nghĩa là mỗi 1 người lính đã giải phóng và chiếm đóng gần... 1 cây số vuông. Nguồn ảnh: TheArchive.
Cỗ xe tăng biểu tượng của người Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: History.