Có thể khẳng định, vai trò của Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là cực kỳ quan trọng. Thậm chí có thể coi là quốc gia có vai trò chủ chốt, chia lửa cho mọi mặt trận khác trên thế giới thời điểm này. Nguồn ảnh: Thearchive.Trên lý thuyết, Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939. Tuy nhiên thực tế thì cuộc chiến chống Phát xít Nhật của người Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1937 và chỉ kết thúc vào cái ngày mà Nhật Bản hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mỹ. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong suốt thời gian 8 năm diễn ra chiến tranh với Nhật Bản, Trung Quốc đã phải hứng chịu tổn thất cực kỳ lớn. Ước tính có khoảng 20 triệu người Trung Quốc thiệt mạng trong toàn cuộc chiến, 15 triệu người khác bị thương tật vĩnh viễn. Nguồn ảnh: Thearchive.Thương vong này tương đương với thương vong của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (trong một vài tài liệu Liên Xô được cho là thiệt hại 20 triệu quân và dân). Kèm theo thương vong khổng lồ đó là vai trò then chốt của Trung Quốc - lúc này chủ yếu dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng - đóng góp cho cuộc chiến. Nguồn ảnh: Thearchive.Chắc chắn phải nhắc tới vai trò "chia lửa" cho toàn bộ các mặt trận khác trên thế giới. Bằng chứng là Nhật Bản luôn phải duy trì một lượng lớn quân đội ở quốc gia này để tham chiến với Quốc Dân Đảng - dẫn tới việc Nhật không thể đủ quân tấn công vào Liên Xô hoặc tấn công vào Ấn Độ ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.Nếu không có sự kháng cự không biết mệt mỏi bất chấp thương vong khổng lồ của người Trung Quốc, Nhật Bản hoàn toàn có thể dựng lên một chính quyền bù nhìn và quân đội bù nhìn ở quốc gia này rồi sau đó rảnh tay hàng triệu quân, sẵn sàng hợp lực tấn công Liên Xô cùng Đức. Nguồn ảnh: Thearchive.Ngoài ra, việc Trung Quốc quyết tâm chống Nhật đến cùng không chịu đầu hàng cũng khiến Nhật Bản mất đi một lượng lớn quân lính bản địa khi không một người Trung Quốc nào chịu đi lính cho Nhật Bản. Nguồn ảnh: Thearchive.Vấn đề nhân lực luôn là thách thức với quân đội Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi nước này dù vét sạch quân cũng không thể đủ "trang trải" cho một phần lãnh thổ quá lớn mà quân đội Nhật đã - hoặc đang cố gắng đánh chiếm. Nguồn ảnh: Thearchive.Ngoài ra, việc chiến tranh ở Trung Quốc diễn ra triền miên và khả năng kiểm soát lãnh thổ của Nhật trên Trung Quốc Đại Lục là không cao khiến nhiều hàng hoá từ thuộc địa của Nhật ở Đông Nam Á không thể đi đường bộ tới Triều Tiên được mà buộc phải vượt biển. Nguồn ảnh: Thearchive.Điều này là cơ hội cho Hải quân Mỹ và bằng chứng là Mỹ đã đánh chìm được lượng hàng hoá khổng lồ mà Nhật vận chuyển theo đường biển - làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp sản xuất của Nhật, giúp cứu sống hàng nghìn nhân mạng lính Mỹ khi mà súng ống, đại bác và máy bay của Nhật không thể sản xuất được với năng xuất tối đa. Nguồn ảnh: Thearchive.Các đóng góp của Trung Quốc mà cụ thể là của Quốc Dân Đảng trong Chiến tranh Chống Nhật là rất lớn và đã từng được công nhận, bằng chứng là việc Trung Quốc được nhận ghế thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có thẩm quyền tương đương với năm "ông lớn" khác sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.Tuy nhiên sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nội chiến ở Trung Quốc lại nổ ra triền miền và lực lượng Quốc Dân Đảng buộc phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan nên những đóng góp lớn lao của người Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã bị chìm vào quên lãng hoặc bị phương Tây "cố tình không nhắc tới". Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến nảy lửa trên biển Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Có thể khẳng định, vai trò của Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là cực kỳ quan trọng. Thậm chí có thể coi là quốc gia có vai trò chủ chốt, chia lửa cho mọi mặt trận khác trên thế giới thời điểm này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trên lý thuyết, Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939. Tuy nhiên thực tế thì cuộc chiến chống Phát xít Nhật của người Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1937 và chỉ kết thúc vào cái ngày mà Nhật Bản hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mỹ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong suốt thời gian 8 năm diễn ra chiến tranh với Nhật Bản, Trung Quốc đã phải hứng chịu tổn thất cực kỳ lớn. Ước tính có khoảng 20 triệu người Trung Quốc thiệt mạng trong toàn cuộc chiến, 15 triệu người khác bị thương tật vĩnh viễn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Thương vong này tương đương với thương vong của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (trong một vài tài liệu Liên Xô được cho là thiệt hại 20 triệu quân và dân). Kèm theo thương vong khổng lồ đó là vai trò then chốt của Trung Quốc - lúc này chủ yếu dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng - đóng góp cho cuộc chiến. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chắc chắn phải nhắc tới vai trò "chia lửa" cho toàn bộ các mặt trận khác trên thế giới. Bằng chứng là Nhật Bản luôn phải duy trì một lượng lớn quân đội ở quốc gia này để tham chiến với Quốc Dân Đảng - dẫn tới việc Nhật không thể đủ quân tấn công vào Liên Xô hoặc tấn công vào Ấn Độ ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Nếu không có sự kháng cự không biết mệt mỏi bất chấp thương vong khổng lồ của người Trung Quốc, Nhật Bản hoàn toàn có thể dựng lên một chính quyền bù nhìn và quân đội bù nhìn ở quốc gia này rồi sau đó rảnh tay hàng triệu quân, sẵn sàng hợp lực tấn công Liên Xô cùng Đức. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngoài ra, việc Trung Quốc quyết tâm chống Nhật đến cùng không chịu đầu hàng cũng khiến Nhật Bản mất đi một lượng lớn quân lính bản địa khi không một người Trung Quốc nào chịu đi lính cho Nhật Bản. Nguồn ảnh: Thearchive.
Vấn đề nhân lực luôn là thách thức với quân đội Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi nước này dù vét sạch quân cũng không thể đủ "trang trải" cho một phần lãnh thổ quá lớn mà quân đội Nhật đã - hoặc đang cố gắng đánh chiếm. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngoài ra, việc chiến tranh ở Trung Quốc diễn ra triền miên và khả năng kiểm soát lãnh thổ của Nhật trên Trung Quốc Đại Lục là không cao khiến nhiều hàng hoá từ thuộc địa của Nhật ở Đông Nam Á không thể đi đường bộ tới Triều Tiên được mà buộc phải vượt biển. Nguồn ảnh: Thearchive.
Điều này là cơ hội cho Hải quân Mỹ và bằng chứng là Mỹ đã đánh chìm được lượng hàng hoá khổng lồ mà Nhật vận chuyển theo đường biển - làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp sản xuất của Nhật, giúp cứu sống hàng nghìn nhân mạng lính Mỹ khi mà súng ống, đại bác và máy bay của Nhật không thể sản xuất được với năng xuất tối đa. Nguồn ảnh: Thearchive.
Các đóng góp của Trung Quốc mà cụ thể là của Quốc Dân Đảng trong Chiến tranh Chống Nhật là rất lớn và đã từng được công nhận, bằng chứng là việc Trung Quốc được nhận ghế thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có thẩm quyền tương đương với năm "ông lớn" khác sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tuy nhiên sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nội chiến ở Trung Quốc lại nổ ra triền miền và lực lượng Quốc Dân Đảng buộc phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan nên những đóng góp lớn lao của người Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã bị chìm vào quên lãng hoặc bị phương Tây "cố tình không nhắc tới". Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến nảy lửa trên biển Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.