Pháo phòng không tự hành K30 Biho của Hàn Quốc (SPAAG) đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, khi đánh bại hệ thống pháo, tên lửa Pantsir-S1 của Nga, luôn được quảng cáo rầm rộ; trong một hợp đồng lớn mua vũ khí lớn của Ấn Độ.Trong khi hợp đồng này vẫn đang phải giải trình trước chính phủ Ấn Độ (điều thường thấy trong các hợp đồng mua bán vũ khí của Ấn Độ), thì cũng nên đánh giá Biho theo hướng tích cực; vì nó được coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới, trước khi có hợp đồng với Ấn Độ.K30 Biho đã có sự nâng cấp đáng kể trong những năm gần đây, với hầu hết các phiên bản của K30 Biho đều được nâng cấp lên tiêu chuẩn “Hybrid Biho” và “Biho II” nhằm để xuất khẩu. Nhưng Hàn Quốc làm thế nào để cải thiện những tính năng này trên thiết kế ban đầu?Pháo phòng không Biho nguyên bản được chế tạo vào những năm 1990 như một thiết kế pháo phòng không nòng kép đơn giản, tương tự như pháo phòng không Gepard AA của Đức; nhưng chưa được tích hợp tên lửa như của các phiên bản pháo+tên lửa như Tunguska của Liên Xô.Tuy nhiên, không giống như Gepard của Đức và Shilka đời cũ của Liên Xô, K30 Biho sử dụng cảm biến quang điện trên dải tần nhìn thấy và hồng ngoại để theo dõi và điều khiển hỏa lực tấn công mục tiêu. Biho chỉ sử dụng radar để tìm kiếm mục tiêu từ xa mà thôi.Quyết định sử dụng cảm biến quang điện để điều khiển hỏa lực đánh chặn mục tiêu, có thể là do hiệu suất kém của các radar tầm ngắn, khó phân biệt được mục tiêu bị che khuất bởi địa hình phức tạp; nhất là khu vực nhiều đồi núi như của Hàn Quốc.Thiết kế của Biho đã khắc phục được những điểm yếu của hệ thống pháo phòng không tự hành M247 của Mỹ sản xuất trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh; vì vậy người Hàn Quốc có lẽ đã cố gắng tránh những vấn đề này bằng cách sử dụng cảm biến điện quang để theo dõi và điều khiển hỏa lực trực tiếp.Trong thiết kế các hệ thống pháo phòng không lục quân tự hành, Liên Xô/Nga có nhiều kinh nghiệm hơn. Các hệ thống Tunguska và Pantsir nổi tiếng của Nga sử dụng cả hệ thống radar và quang điện để theo dõi và tham gia điều khiển hỏa lực.Mãi tận năm 2013, tên lửa đất đối không (SAM) mới được bổ sung vào hệ thống Biho để tăng tầm bắn hiệu quả của nó. Tên lửa “Shingung” tăng gấp đôi tầm bắn hiệu quả của hệ thống, lên tới 7 km.Cấu hình mới giữa pháo và tên lửa được gọi là “hybrid Biho” và được quân đội Hàn Quốc đặt hàng vào năm 2015. Hybrid Biho là mẫu đã chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh của Ấn Độ với hệ thống Tunguska và Pantsir của Nga.Nhưng nhà sản xuất của Biho là công ty Hanwha Defense Systems đang tìm kiếm thêm hợp đồng. Phiên bản kế nhiệm của Biho là Biho II, là một giải pháp phòng không mô-đun hơn là một phương tiện phòng không đơn lẻ.Thiết kế Biho II xoay quanh một tháp pháo mô-đun, có thể gắn radar 3D, cảm biến quang điện và một radar theo dõi bổ sung. Từ các tài liệu tiếp thị, radar theo dõi dường như dành riêng cho pháo pháo phòng không, nhằm đánh chặn những mục tiêu quá nhỏ hoặc quá nhanh, mà các cảm biến quang điện khó có thể phát hiện được.Tất cả các cảm biến và giá đỡ của Biho II đều được thiết kế theo kiểu mô-đun, với các cấu hình khác nhau cho các nhiệm vụ và vai trò khác nhau có thể thực hiện được; bao gồm cả tháp pháo chỉ bố trí radar hoặc cảm biến quang điện, hoặc cả hai.Tháp pháo mới của Biho II cũng được thiết kế để có thể bố trí nhiều loại pháo với cỡ nòng khác nhau. Các trang trình bày về Biho II cho thấy, nó có thể lắp pháo 30mm, 35mm hoặc 40mm tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.Tổ hợp tên lửa của Biho II cũng được thiết kế theo kiểu mô-đun, với SAM tầm ngắn, SAM tầm trung và thậm chí cả tên lửa chống tăng được giới thiệu dưới dạng các tùy chọn, có thể được lắp vào các ống phóng ở hai bên tháp pháo.Một cấu hình cơ bản cho thấy, hệ thống Biho II được bố trí trên một phương tiện bánh xích, trang bị hai cụm tên lửa SAM, với bốn ống phóng tên lửa phòng không AIM-9X, cùng hai pháo bắn nhanh 30mm.Không chỉ thiết kế với mô-đun cảm biến hay vũ khí, chính tháp pháo của Biho II cũng rất linh hoạt; tháp pháo này không chỉ gắn trên xe tự hành bánh hơi, bánh xích, mà còn có thể thay đổi để bố trí trên bệ xe kéo, xe tải hay các tàu tuần tra cỡ nhỏ.Tuy nhiên, Biho II vẫn chưa được sản xuất loạt lớn. Mặc dù một hệ thống phòng không mô-đun cao như vậy, có thể trông “đẹp trên giấy” và trong các bài thuyết trình trước các quan chức quân sự, nhưng liệu hệ thống này có thực sự hoạt động hay không vẫn chưa được chứng minh. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp pháo phòng không đa chức năng Pantsir do Nga sản xuất. Nguồn: Spine.
Pháo phòng không tự hành K30 Biho của Hàn Quốc (SPAAG) đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, khi đánh bại hệ thống pháo, tên lửa Pantsir-S1 của Nga, luôn được quảng cáo rầm rộ; trong một hợp đồng lớn mua vũ khí lớn của Ấn Độ.
Trong khi hợp đồng này vẫn đang phải giải trình trước chính phủ Ấn Độ (điều thường thấy trong các hợp đồng mua bán vũ khí của Ấn Độ), thì cũng nên đánh giá Biho theo hướng tích cực; vì nó được coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới, trước khi có hợp đồng với Ấn Độ.
K30 Biho đã có sự nâng cấp đáng kể trong những năm gần đây, với hầu hết các phiên bản của K30 Biho đều được nâng cấp lên tiêu chuẩn “Hybrid Biho” và “Biho II” nhằm để xuất khẩu. Nhưng Hàn Quốc làm thế nào để cải thiện những tính năng này trên thiết kế ban đầu?
Pháo phòng không Biho nguyên bản được chế tạo vào những năm 1990 như một thiết kế pháo phòng không nòng kép đơn giản, tương tự như pháo phòng không Gepard AA của Đức; nhưng chưa được tích hợp tên lửa như của các phiên bản pháo+tên lửa như Tunguska của Liên Xô.
Tuy nhiên, không giống như Gepard của Đức và Shilka đời cũ của Liên Xô, K30 Biho sử dụng cảm biến quang điện trên dải tần nhìn thấy và hồng ngoại để theo dõi và điều khiển hỏa lực tấn công mục tiêu. Biho chỉ sử dụng radar để tìm kiếm mục tiêu từ xa mà thôi.
Quyết định sử dụng cảm biến quang điện để điều khiển hỏa lực đánh chặn mục tiêu, có thể là do hiệu suất kém của các radar tầm ngắn, khó phân biệt được mục tiêu bị che khuất bởi địa hình phức tạp; nhất là khu vực nhiều đồi núi như của Hàn Quốc.
Thiết kế của Biho đã khắc phục được những điểm yếu của hệ thống pháo phòng không tự hành M247 của Mỹ sản xuất trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh; vì vậy người Hàn Quốc có lẽ đã cố gắng tránh những vấn đề này bằng cách sử dụng cảm biến điện quang để theo dõi và điều khiển hỏa lực trực tiếp.
Trong thiết kế các hệ thống pháo phòng không lục quân tự hành, Liên Xô/Nga có nhiều kinh nghiệm hơn. Các hệ thống Tunguska và Pantsir nổi tiếng của Nga sử dụng cả hệ thống radar và quang điện để theo dõi và tham gia điều khiển hỏa lực.
Mãi tận năm 2013, tên lửa đất đối không (SAM) mới được bổ sung vào hệ thống Biho để tăng tầm bắn hiệu quả của nó. Tên lửa “Shingung” tăng gấp đôi tầm bắn hiệu quả của hệ thống, lên tới 7 km.
Cấu hình mới giữa pháo và tên lửa được gọi là “hybrid Biho” và được quân đội Hàn Quốc đặt hàng vào năm 2015. Hybrid Biho là mẫu đã chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh của Ấn Độ với hệ thống Tunguska và Pantsir của Nga.
Nhưng nhà sản xuất của Biho là công ty Hanwha Defense Systems đang tìm kiếm thêm hợp đồng. Phiên bản kế nhiệm của Biho là Biho II, là một giải pháp phòng không mô-đun hơn là một phương tiện phòng không đơn lẻ.
Thiết kế Biho II xoay quanh một tháp pháo mô-đun, có thể gắn radar 3D, cảm biến quang điện và một radar theo dõi bổ sung. Từ các tài liệu tiếp thị, radar theo dõi dường như dành riêng cho pháo pháo phòng không, nhằm đánh chặn những mục tiêu quá nhỏ hoặc quá nhanh, mà các cảm biến quang điện khó có thể phát hiện được.
Tất cả các cảm biến và giá đỡ của Biho II đều được thiết kế theo kiểu mô-đun, với các cấu hình khác nhau cho các nhiệm vụ và vai trò khác nhau có thể thực hiện được; bao gồm cả tháp pháo chỉ bố trí radar hoặc cảm biến quang điện, hoặc cả hai.
Tháp pháo mới của Biho II cũng được thiết kế để có thể bố trí nhiều loại pháo với cỡ nòng khác nhau. Các trang trình bày về Biho II cho thấy, nó có thể lắp pháo 30mm, 35mm hoặc 40mm tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Tổ hợp tên lửa của Biho II cũng được thiết kế theo kiểu mô-đun, với SAM tầm ngắn, SAM tầm trung và thậm chí cả tên lửa chống tăng được giới thiệu dưới dạng các tùy chọn, có thể được lắp vào các ống phóng ở hai bên tháp pháo.
Một cấu hình cơ bản cho thấy, hệ thống Biho II được bố trí trên một phương tiện bánh xích, trang bị hai cụm tên lửa SAM, với bốn ống phóng tên lửa phòng không AIM-9X, cùng hai pháo bắn nhanh 30mm.
Không chỉ thiết kế với mô-đun cảm biến hay vũ khí, chính tháp pháo của Biho II cũng rất linh hoạt; tháp pháo này không chỉ gắn trên xe tự hành bánh hơi, bánh xích, mà còn có thể thay đổi để bố trí trên bệ xe kéo, xe tải hay các tàu tuần tra cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, Biho II vẫn chưa được sản xuất loạt lớn. Mặc dù một hệ thống phòng không mô-đun cao như vậy, có thể trông “đẹp trên giấy” và trong các bài thuyết trình trước các quan chức quân sự, nhưng liệu hệ thống này có thực sự hoạt động hay không vẫn chưa được chứng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp pháo phòng không đa chức năng Pantsir do Nga sản xuất. Nguồn: Spine.