Với việc phát triển của khoa học công nghệ, vũ khí sát thương trên chiến trường ngày càng tinh vi, hiện đại, đồng nghĩa với đó, trang bị bảo hộ của người lính cũng phải tăng cường để bảo đảm an toàn hơn trong quá trình chiến đấu. Hiện nay, các quân đội phát triển trên thế giới đều đã đưa vào trang bị nhiều loại áo giáp chống đạn, chống mảnh cho người lính.
Ảnh: Lính Mỹ trên chiến trường Afghanistan.Và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đã trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm của mình áo giáp chống đạn từ khá sớm. Vào những năm 2006, áo giáp mang tấm có thể chống đạn AK đã được trang bị cho đặc công chống khủng bố và cho đến nay, hầu hết đơn vị đặc biệt của Quân đội ta như đặc công, trinh sát đặc nhiệm, hải quân đánh bộ, đặc nhiệm biên phòng,… đều đã có áo giáp chống đạn nhằm nâng cao mức độ bảo vệ cho người lính.
Ảnh: Bộ đội biên phòng với áo giáp mang tấm chống đạn AK bảo vệ ga Đồng Đăng - Nguồn: YonhapTuy nhiên, đối với bộ binh thông thường, người ta vẫn tự hỏi liệu họ có được trang bị áo giáp ? Câu trả lời là có, và dù chưa được trang bị đại trà, tuy nhiên Lục quân Việt Nam hiện nay vẫn đang sử dụng ít nhất 4 loại áo giáp chính.
Ảnh: Khối chiến sĩ bộ binh huấn luyện diễu binh với súng tiểu liên M-18 - Nguồn: Dân ViệtLoại áo giáp đầu tiên của Quân đội Việt Nam bắt đầu được trang bị từ trong kháng chiến với tên gọi “áo giáp Trường Sơn” và cũng là loại áo chống đạn/chống mảnh có tuổi thọ lâu nhất trong Quân đội ta hiện nay được thiết kế từ 60 năm trước.
Ảnh: Đội tuyển Quân y Việt Nam sử dụng áo giáp Trường Sơn huấn luyện chuẩn bị cho hội thao ARMY Games 2020 - Nguồn: QĐNDÁo giáp được thiết kế với lớp vải gai bên ngoài, bên trong là các tấm kim loại dát mỏng khoảng 3mm xếp chồng lên nhau kiểu lợp ngói và trong cùng là lớp bông dùng để phân tán và giảm bớt áp lực của vật thể tác động lên áo. Áo giáp nặng lên tới hơn 6kg.
Ảnh: Chiến sĩ Quân y huấn luyện cứu thương với áo giáp Trường Sơn - Nguồn: QĐNDÁo có diện tích che phủ trên thân khá cao và có vành giáp bổ sung ở cổ, khi cần có thể dựng lên, phối hợp cùng mũ sắt hoặc mũ chống đạn bảo vệ cho đầu. Theo đánh giá, giáp có thể chống các loại mảnh văng đất đá hoặc đạn pháo hiệu quả, chống đạn súng ngắn ở khoảng cách tương đối tuy nhiên chưa thể chống được đạn AK ở cự ly gần.
Ảnh: Đội tuyển Quân y huấn luyện với áo giáp Trường Sơn - Nguồn: QĐNDLoại áo giáp thứ hai cũng có xuất xứ từ thời Kháng chiến chống Mỹ, đó là áo M69 Flak vest - chiến lợi phẩm tịch thu lại được từ Mỹ - VNCH. Áo được trang bị cho binh lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1960, và sau đó được thiết kế kiểu dáng phù hợp với thể trạng người Việt. Áo có trọng lượng 3.6kg, có thể chống được đạn súng ngắn, đạn ở cự ly xa và các loại mảnh văng của bom, đạn,… nhưng không thể chống được đạn AK ở cự ly gần hoặc thậm chí cả đạn 9x19mm của súng tiểu liên.
Ảnh: Chiến sĩ tiểu đoàn thiết giáp 47 với súng tiểu liên AKS và áo giáp M69 Flak - Nguồn: VOVSau năm 1975, Quân đội ta thu được một số lượng khá lớn áo giáp M69 Flak và trang bị cho lực lượng công an nhân dân cũng như quân đội. Mới đây, trong quá trình huấn luyện của Đội tuyển Hậu cần tham dự hội thao quân sự quốc tế ARMY Games 2020, chúng ta lại được thấy sự xuất hiện của những chiếc áo giáp 50 năm tuổi này.
Ảnh: Chiến sĩ của đội tuyển Hậu cần huấn luyện chuẩn bị tham dự ARMY Games 2020 - Nguồn: QĐNDDù vậy, bước vào thời kỳ hiện đại hóa quân đội cách mạng, một số đơn vị bộ binh đã được ưu tiên trang bị loại áo giáp chống đạn mới chuyên dụng được nhập khẩu từ nước ngoài, áo giáp có thể chống được đạn 7.62x39mm bắn từ súng tiểu liên AK ở khoảng cách gần khi được gia cố tấm cứng ở trước và sau.
Ảnh: Chiến sĩ trung đoàn bộ binh 209 trong lễ ra quân huấn luyện với súng tiểu liên AKS và áo giáp chống đạn hiện đại.Áo giáp có thể chống lại tác động đâm từ vật thể nhọn như dao, kiếm,… khi mặc trong trạng thái không có tấm cứng, giáp mềm, và được bổ sung túi ở mặt trước và sau để có thể trang bị thêm tấm cứng chống đạn AK. Áo có trọng lượng khoảng 2 - 3 cân chưa tấm cứng và mỗi tấm cứng chống đạn nặng khoảng 1.3 cho đến 2kg. Dù vậy, áo lại có màu xanh navy, gây mất tính ngụy trang trong trường hợp tác chiến. Để khắc phục nhược điểm này, khi tác chiến, chiến sĩ thường mặc áo trang bị rằn ri bên ngoài.
Ảnh: Khối chiến sĩ bộ binh với áo giáp chống đạn và tiểu liên AKS.Áo có thiết kế hiện đại, gọn nhẹ, bên trong có tấm lót lưới để thoát mồ hôi. Tuy nhiên áo giáp trơn chưa trang bị sẵn túi đựng hộp tiếp đạn hoặc molle để gắn túi đựng hộp tiếp đạn, do đó, người lính khi tác chiến vẫn mang bao xe để đựng hộp tiếp đạn cũng như lựu đạn.
Ảnh: Cận cảnh áo giáp chống đạn trên người chiến sĩ của tiểu đoàn thiết giáp 47.Và cuối cùng, hiện nay, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã tự chủ chế tạo được áo giáp được gia cố tấm cứng có thể chống đạn AK. Ưu điểm của mẫu áo do Việt Nam thiết kế chế tạo là dùng vải màu ngụy trang đồng bộ với quân phục ngụy trang hiện nay đang cấp phát cho chiến sĩ, tăng tính năng ẩn nấp trên địa hình, trong khi có chất lượng đạt tiêu chuẩn tương đương áo giáp nhập khẩu.
Ảnh: Đoàn cán bộ được giới thiệu về tấm cứng và áo giáp do Việt Nam chế tạo.Áo giáp mới do Việt Nam sản xuất cho quân đội có hai loại, một được sản xuất và giới thiệu từ những năm 2010 với kết cấu khá chắc chắn bao gồm cả giáp mềm và túi để gia cố tấm giáp cứng chống đạn AK. Một loại mới xuất hiện gần đây với kiểu dáng hiện đại, nhỏ gọn, có vẻ chỉ mang tấm cứng chống đạn AK làm giảm trọng lượng giáp đi đáng kể, có dáng dấp kiểu áo giáp Plate Carrier của nước ngoài, phù hợp cho các lực lượng đặc nhiệm.
Ảnh: Bộ đội Phòng không trong một cuộc diễn tập với áo giáp mang tấm cứng kiểu mới, thiết kế hiện đại của bộ binh.Có thể nói rằng, với sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng trong nước, chúng ta hi vọng trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ tự chế tạo số lượng lớn áo giáp chống đạn hiện đại nhằm thay thế các loại áo giáp nhập khẩu trong cả lực lượng đặc nhiệm và tiến tới xa hơn là trong các đơn vị bộ binh chiến đấu. Điều này sẽ giúp nâng cao hơn nữa độ bảo vệ cho người lính, giúp họ an tâm hơn trong những lần làm nhiệm vụ.
Ảnh: Áo giáp chống đạn được Việt Nam giới thiệu từ năm 2010 với kiểu dáng chắc chắn, mang cả giáp mềm và tấm cứng chống đạn AK. Video Vũ khí siêu hiện đại trang bị cho bộ binh Việt Nam - Nguồn: QPVN
Với việc phát triển của khoa học công nghệ, vũ khí sát thương trên chiến trường ngày càng tinh vi, hiện đại, đồng nghĩa với đó, trang bị bảo hộ của người lính cũng phải tăng cường để bảo đảm an toàn hơn trong quá trình chiến đấu. Hiện nay, các quân đội phát triển trên thế giới đều đã đưa vào trang bị nhiều loại áo giáp chống đạn, chống mảnh cho người lính.
Ảnh: Lính Mỹ trên chiến trường Afghanistan.
Và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đã trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm của mình áo giáp chống đạn từ khá sớm. Vào những năm 2006, áo giáp mang tấm có thể chống đạn AK đã được trang bị cho đặc công chống khủng bố và cho đến nay, hầu hết đơn vị đặc biệt của Quân đội ta như đặc công, trinh sát đặc nhiệm, hải quân đánh bộ, đặc nhiệm biên phòng,… đều đã có áo giáp chống đạn nhằm nâng cao mức độ bảo vệ cho người lính.
Ảnh: Bộ đội biên phòng với áo giáp mang tấm chống đạn AK bảo vệ ga Đồng Đăng - Nguồn: Yonhap
Tuy nhiên, đối với bộ binh thông thường, người ta vẫn tự hỏi liệu họ có được trang bị áo giáp ? Câu trả lời là có, và dù chưa được trang bị đại trà, tuy nhiên Lục quân Việt Nam hiện nay vẫn đang sử dụng ít nhất 4 loại áo giáp chính.
Ảnh: Khối chiến sĩ bộ binh huấn luyện diễu binh với súng tiểu liên M-18 - Nguồn: Dân Việt
Loại áo giáp đầu tiên của Quân đội Việt Nam bắt đầu được trang bị từ trong kháng chiến với tên gọi “áo giáp Trường Sơn” và cũng là loại áo chống đạn/chống mảnh có tuổi thọ lâu nhất trong Quân đội ta hiện nay được thiết kế từ 60 năm trước.
Ảnh: Đội tuyển Quân y Việt Nam sử dụng áo giáp Trường Sơn huấn luyện chuẩn bị cho hội thao ARMY Games 2020 - Nguồn: QĐND
Áo giáp được thiết kế với lớp vải gai bên ngoài, bên trong là các tấm kim loại dát mỏng khoảng 3mm xếp chồng lên nhau kiểu lợp ngói và trong cùng là lớp bông dùng để phân tán và giảm bớt áp lực của vật thể tác động lên áo. Áo giáp nặng lên tới hơn 6kg.
Ảnh: Chiến sĩ Quân y huấn luyện cứu thương với áo giáp Trường Sơn - Nguồn: QĐND
Áo có diện tích che phủ trên thân khá cao và có vành giáp bổ sung ở cổ, khi cần có thể dựng lên, phối hợp cùng mũ sắt hoặc mũ chống đạn bảo vệ cho đầu. Theo đánh giá, giáp có thể chống các loại mảnh văng đất đá hoặc đạn pháo hiệu quả, chống đạn súng ngắn ở khoảng cách tương đối tuy nhiên chưa thể chống được đạn AK ở cự ly gần.
Ảnh: Đội tuyển Quân y huấn luyện với áo giáp Trường Sơn - Nguồn: QĐND
Loại áo giáp thứ hai cũng có xuất xứ từ thời Kháng chiến chống Mỹ, đó là áo M69 Flak vest - chiến lợi phẩm tịch thu lại được từ Mỹ - VNCH. Áo được trang bị cho binh lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1960, và sau đó được thiết kế kiểu dáng phù hợp với thể trạng người Việt. Áo có trọng lượng 3.6kg, có thể chống được đạn súng ngắn, đạn ở cự ly xa và các loại mảnh văng của bom, đạn,… nhưng không thể chống được đạn AK ở cự ly gần hoặc thậm chí cả đạn 9x19mm của súng tiểu liên.
Ảnh: Chiến sĩ tiểu đoàn thiết giáp 47 với súng tiểu liên AKS và áo giáp M69 Flak - Nguồn: VOV
Sau năm 1975, Quân đội ta thu được một số lượng khá lớn áo giáp M69 Flak và trang bị cho lực lượng công an nhân dân cũng như quân đội. Mới đây, trong quá trình huấn luyện của Đội tuyển Hậu cần tham dự hội thao quân sự quốc tế ARMY Games 2020, chúng ta lại được thấy sự xuất hiện của những chiếc áo giáp 50 năm tuổi này.
Ảnh: Chiến sĩ của đội tuyển Hậu cần huấn luyện chuẩn bị tham dự ARMY Games 2020 - Nguồn: QĐND
Dù vậy, bước vào thời kỳ hiện đại hóa quân đội cách mạng, một số đơn vị bộ binh đã được ưu tiên trang bị loại áo giáp chống đạn mới chuyên dụng được nhập khẩu từ nước ngoài, áo giáp có thể chống được đạn 7.62x39mm bắn từ súng tiểu liên AK ở khoảng cách gần khi được gia cố tấm cứng ở trước và sau.
Ảnh: Chiến sĩ trung đoàn bộ binh 209 trong lễ ra quân huấn luyện với súng tiểu liên AKS và áo giáp chống đạn hiện đại.
Áo giáp có thể chống lại tác động đâm từ vật thể nhọn như dao, kiếm,… khi mặc trong trạng thái không có tấm cứng, giáp mềm, và được bổ sung túi ở mặt trước và sau để có thể trang bị thêm tấm cứng chống đạn AK. Áo có trọng lượng khoảng 2 - 3 cân chưa tấm cứng và mỗi tấm cứng chống đạn nặng khoảng 1.3 cho đến 2kg. Dù vậy, áo lại có màu xanh navy, gây mất tính ngụy trang trong trường hợp tác chiến. Để khắc phục nhược điểm này, khi tác chiến, chiến sĩ thường mặc áo trang bị rằn ri bên ngoài.
Ảnh: Khối chiến sĩ bộ binh với áo giáp chống đạn và tiểu liên AKS.
Áo có thiết kế hiện đại, gọn nhẹ, bên trong có tấm lót lưới để thoát mồ hôi. Tuy nhiên áo giáp trơn chưa trang bị sẵn túi đựng hộp tiếp đạn hoặc molle để gắn túi đựng hộp tiếp đạn, do đó, người lính khi tác chiến vẫn mang bao xe để đựng hộp tiếp đạn cũng như lựu đạn.
Ảnh: Cận cảnh áo giáp chống đạn trên người chiến sĩ của tiểu đoàn thiết giáp 47.
Và cuối cùng, hiện nay, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã tự chủ chế tạo được áo giáp được gia cố tấm cứng có thể chống đạn AK. Ưu điểm của mẫu áo do Việt Nam thiết kế chế tạo là dùng vải màu ngụy trang đồng bộ với quân phục ngụy trang hiện nay đang cấp phát cho chiến sĩ, tăng tính năng ẩn nấp trên địa hình, trong khi có chất lượng đạt tiêu chuẩn tương đương áo giáp nhập khẩu.
Ảnh: Đoàn cán bộ được giới thiệu về tấm cứng và áo giáp do Việt Nam chế tạo.
Áo giáp mới do Việt Nam sản xuất cho quân đội có hai loại, một được sản xuất và giới thiệu từ những năm 2010 với kết cấu khá chắc chắn bao gồm cả giáp mềm và túi để gia cố tấm giáp cứng chống đạn AK. Một loại mới xuất hiện gần đây với kiểu dáng hiện đại, nhỏ gọn, có vẻ chỉ mang tấm cứng chống đạn AK làm giảm trọng lượng giáp đi đáng kể, có dáng dấp kiểu áo giáp Plate Carrier của nước ngoài, phù hợp cho các lực lượng đặc nhiệm.
Ảnh: Bộ đội Phòng không trong một cuộc diễn tập với áo giáp mang tấm cứng kiểu mới, thiết kế hiện đại của bộ binh.
Có thể nói rằng, với sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng trong nước, chúng ta hi vọng trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ tự chế tạo số lượng lớn áo giáp chống đạn hiện đại nhằm thay thế các loại áo giáp nhập khẩu trong cả lực lượng đặc nhiệm và tiến tới xa hơn là trong các đơn vị bộ binh chiến đấu. Điều này sẽ giúp nâng cao hơn nữa độ bảo vệ cho người lính, giúp họ an tâm hơn trong những lần làm nhiệm vụ.
Ảnh: Áo giáp chống đạn được Việt Nam giới thiệu từ năm 2010 với kiểu dáng chắc chắn, mang cả giáp mềm và tấm cứng chống đạn AK.
Video Vũ khí siêu hiện đại trang bị cho bộ binh Việt Nam - Nguồn: QPVN