Tư lệnh Hải quân Ukraine - Chuẩn Đô đốc Oleksiy Neizhpapa cho biết, đến năm 2026, một binh chủng mới sẽ xuất hiện tại nước này đó là Lực lượng tên lửa bờ biển Ukraine. Trong đó sức mạnh của họ được xây dựng trên tên lửa chống hạm R-360 Neptune.Trong một cuộc phỏng vấn với PolitRussia, nhà phân tích Volodymyr Orlov thuộc Trung tâm Báo chí Quân sự - Chính trị Nga lưu ý rằng trình độ kỹ thuật quân sự của Ukraine hiện nay là đủ cho việc hình thành lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển.Tuy nhiên bất chấp tuyên bố được giới chức quân sự và chính trị tại Kiev đưa ra đó là lực lượng tên lửa bờ biển của họ sẽ "làm chủ Biển Đen", hiệu quả tác chiến thực tế lại là một vấn đề đáng nghi ngờ.“Ukraine được thừa kế một số di sản của Liên Xô, bao gồm các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune chính là một sản phẩm tiêu biểu từ những cơ sở này"."R-360 Neptune dựa trên thiết kế một tên lửa cũ của Liên Xô đã được Ukraine hiện đại hóa và sản xuất hàng loạt. Trên cơ sở này, họ đã tạo ra cả một lực lượng phòng thủ bờ biển, nhưng liệu Kiev có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hay không lại là vấn đề khác”, ông Orlov nói.Nhà phân tích nhấn mạnh rằng các tên lửa do Ukraine chế tạo, ngay cả những chủng loại đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu đi nữa thì vẫn chỉ là di tích của quá khứ.“Chẳng hạn, Ukraine có thể nâng cấp tên lửa của mình bằng cách lắp đặt thiết bị dẫn đường mới cho chúng, nhưng điều này sẽ không làm thay đổi các đặc tính kỹ chiến thuật cơ bản. Mặc dù tất nhiên, bất kỳ tên lửa nào cũng đều là vũ khí nguy hiểm”, ông Vladimir Orlov lưu ý.Chuyên gia này khẳng định, sự xuất hiện của lực lượng tên lửa bờ biển trong Hải quân Ukraine sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực hiện tại trong khu vực Biển Đen và sẽ không thể đe dọa Liên bang Nga.Nếu vũ khí của lực lượng tên lửa bờ biển Ukraine được sử dụng để chống lại các tàu của Hạm đội Biển Đen thì họ sẽ thất bại. Không giống như vũ khí Ukraine, tên lửa chống hạm tiên tiến của Nga gồm cả những loại mới, không phải tất cả đều là di sản Liên Xô.“Chúng tôi đã thực hiện các bước đi tích cực và đưa những phát triển của mình lên một tầm cao mới. Điều này cũng áp dụng cho các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga"."Vì vậy chúng ta chỉ cần tính đến khả năng chiến đấu của Ukraine sẽ tăng lên vào năm 2026. Nhưng hôm nay Hạm đội Biển Đen hoàn toàn có thể chống lại Quân đội Ukraine. Bởi vậy họ không nên gây khó khăn cho chúng tôi", ông Orlov kết luận.Mặc dù vậy, có thể nhận thấy tuyên bố của vị chuyên gia quân sự Nga khá "duy ý chí" khi không đưa ra được bất cứ giải pháp cụ thể hay căn cứ vững chắc nào chứng minh "Nga sẽ dễ dàng đối phó với tên lửa Neptune của Ukraine".Tuy rằng thực sự tên lửa R-360 Neptune của Ukraine dựa trên thiết kế 3M-24 ra đời từ thời Liên Xô, nhưng vũ khí của Ukraine có tầm bắn, sức sát thương và phương thức dẫn đường khác biệt hoàn toàn.Quan trọng hơn cả đó là loại tên lửa này khá rẻ tiền, có thể được sản xuất và triển khai với số lượng rất lớn. Trong khi đó, đối diện với chiến thuật bầy sói của tên lửa hành trình chống hạm chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào.
Tư lệnh Hải quân Ukraine - Chuẩn Đô đốc Oleksiy Neizhpapa cho biết, đến năm 2026, một binh chủng mới sẽ xuất hiện tại nước này đó là Lực lượng tên lửa bờ biển Ukraine. Trong đó sức mạnh của họ được xây dựng trên tên lửa chống hạm R-360 Neptune.
Trong một cuộc phỏng vấn với PolitRussia, nhà phân tích Volodymyr Orlov thuộc Trung tâm Báo chí Quân sự - Chính trị Nga lưu ý rằng trình độ kỹ thuật quân sự của Ukraine hiện nay là đủ cho việc hình thành lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển.
Tuy nhiên bất chấp tuyên bố được giới chức quân sự và chính trị tại Kiev đưa ra đó là lực lượng tên lửa bờ biển của họ sẽ "làm chủ Biển Đen", hiệu quả tác chiến thực tế lại là một vấn đề đáng nghi ngờ.
“Ukraine được thừa kế một số di sản của Liên Xô, bao gồm các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune chính là một sản phẩm tiêu biểu từ những cơ sở này".
"R-360 Neptune dựa trên thiết kế một tên lửa cũ của Liên Xô đã được Ukraine hiện đại hóa và sản xuất hàng loạt. Trên cơ sở này, họ đã tạo ra cả một lực lượng phòng thủ bờ biển, nhưng liệu Kiev có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hay không lại là vấn đề khác”, ông Orlov nói.
Nhà phân tích nhấn mạnh rằng các tên lửa do Ukraine chế tạo, ngay cả những chủng loại đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu đi nữa thì vẫn chỉ là di tích của quá khứ.
“Chẳng hạn, Ukraine có thể nâng cấp tên lửa của mình bằng cách lắp đặt thiết bị dẫn đường mới cho chúng, nhưng điều này sẽ không làm thay đổi các đặc tính kỹ chiến thuật cơ bản. Mặc dù tất nhiên, bất kỳ tên lửa nào cũng đều là vũ khí nguy hiểm”, ông Vladimir Orlov lưu ý.
Chuyên gia này khẳng định, sự xuất hiện của lực lượng tên lửa bờ biển trong Hải quân Ukraine sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực hiện tại trong khu vực Biển Đen và sẽ không thể đe dọa Liên bang Nga.
Nếu vũ khí của lực lượng tên lửa bờ biển Ukraine được sử dụng để chống lại các tàu của Hạm đội Biển Đen thì họ sẽ thất bại. Không giống như vũ khí Ukraine, tên lửa chống hạm tiên tiến của Nga gồm cả những loại mới, không phải tất cả đều là di sản Liên Xô.
“Chúng tôi đã thực hiện các bước đi tích cực và đưa những phát triển của mình lên một tầm cao mới. Điều này cũng áp dụng cho các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga".
"Vì vậy chúng ta chỉ cần tính đến khả năng chiến đấu của Ukraine sẽ tăng lên vào năm 2026. Nhưng hôm nay Hạm đội Biển Đen hoàn toàn có thể chống lại Quân đội Ukraine. Bởi vậy họ không nên gây khó khăn cho chúng tôi", ông Orlov kết luận.
Mặc dù vậy, có thể nhận thấy tuyên bố của vị chuyên gia quân sự Nga khá "duy ý chí" khi không đưa ra được bất cứ giải pháp cụ thể hay căn cứ vững chắc nào chứng minh "Nga sẽ dễ dàng đối phó với tên lửa Neptune của Ukraine".
Tuy rằng thực sự tên lửa R-360 Neptune của Ukraine dựa trên thiết kế 3M-24 ra đời từ thời Liên Xô, nhưng vũ khí của Ukraine có tầm bắn, sức sát thương và phương thức dẫn đường khác biệt hoàn toàn.
Quan trọng hơn cả đó là loại tên lửa này khá rẻ tiền, có thể được sản xuất và triển khai với số lượng rất lớn. Trong khi đó, đối diện với chiến thuật bầy sói của tên lửa hành trình chống hạm chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào.