Các chuyên gia Mỹ cho rằng, F-22 sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Mỹ ít nhất một thập kỷ nữa. tương ứng với thời gian Mỹ cần để thử nghiệm và bắt đầu sản xuất các chiến đấu cơ thế hệ mới. Điều này có nghĩa là F-22 sẽ tiếp tục trải qua một đợt hiện đại hóa. Cụ thể, nó sẽ không thể phát huy điểm mạnh – chiến đấu tầm xa trên không – trên Thái Bình Dương – nếu cần tiếp nhiên liệu liên tục. Đặc biệt, tiêm kích F-22 không thể gắn thêm các bộ phận mở rộng ngoài thân, bởi làm vậy sẽ khiến công nghệ tàng hình không còn hiệu quả.Mỹ hiện đang dự đoán các tình huống thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại các điểm nóng trên khắp thế giới, để đưa ra phương án tác chiến phù hợp nhất, qua đó có hướng nâng cấp F-22 Raptor để đáp ứng được phương án tác chiến giả định đó.Một chiếc F-22 có thể chứa tối đa 600 gallons nhiên liệu (hơn 2270 lít). Tuy nhiên, việc chứa đầy bình nhiên liệu sẽ làm giảm độ cơ động cũng như làm công nghệ tàng hình kém hiệu quả hơnMột trong những nâng cấp đáng giá nhất của F-22 Raptor đó là hệ thống thùng chứa nhiên liệu, cho phép nó mở rộng hơn nữa tầm bay, nhưng phải có khả năng tách rời trên không, để lấy lại được tính cơ động ngay khi cần.Các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết họ sẽ thiết kế các bình chứa nhiên liệu phía dưới cánh máy bay giúp tăng độ ẩn mình. Khi sử dụng hết, các bình nhiên liệu này sẽ được đẩy ra khỏi máy bay.Bình nhiên liệu mới dự kiến sẽ sử dụng công nghệ khí nén. Công nghệ này sẽ cho phép phi công có thể kiểm soát vận hành đẩy bình xăng rỗng ra khỏi máy bay khí sử dụng hết.Việc sử dụng công nghệ khí nén cũng sẽ ảnh hưởng tối thiểu nhất có thể tới lực cản của gió khi bayNgoài ra, Mỹ có thể sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các ụ tròn dưới cánh máy bay. Cho tới nay, F-22 Raptor vẫn chưa được trang bị vũ khí dưới cánh máy bay. Việc hiện đại hóa rất có thể sẽ bao gồm cả khả năng này.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, F-22 sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Mỹ ít nhất một thập kỷ nữa. tương ứng với thời gian Mỹ cần để thử nghiệm và bắt đầu sản xuất các chiến đấu cơ thế hệ mới.
Điều này có nghĩa là F-22 sẽ tiếp tục trải qua một đợt hiện đại hóa. Cụ thể, nó sẽ không thể phát huy điểm mạnh – chiến đấu tầm xa trên không – trên Thái Bình Dương – nếu cần tiếp nhiên liệu liên tục.
Đặc biệt, tiêm kích F-22 không thể gắn thêm các bộ phận mở rộng ngoài thân, bởi làm vậy sẽ khiến công nghệ tàng hình không còn hiệu quả.
Mỹ hiện đang dự đoán các tình huống thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại các điểm nóng trên khắp thế giới, để đưa ra phương án tác chiến phù hợp nhất, qua đó có hướng nâng cấp F-22 Raptor để đáp ứng được phương án tác chiến giả định đó.
Một chiếc F-22 có thể chứa tối đa 600 gallons nhiên liệu (hơn 2270 lít). Tuy nhiên, việc chứa đầy bình nhiên liệu sẽ làm giảm độ cơ động cũng như làm công nghệ tàng hình kém hiệu quả hơn
Một trong những nâng cấp đáng giá nhất của F-22 Raptor đó là hệ thống thùng chứa nhiên liệu, cho phép nó mở rộng hơn nữa tầm bay, nhưng phải có khả năng tách rời trên không, để lấy lại được tính cơ động ngay khi cần.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết họ sẽ thiết kế các bình chứa nhiên liệu phía dưới cánh máy bay giúp tăng độ ẩn mình. Khi sử dụng hết, các bình nhiên liệu này sẽ được đẩy ra khỏi máy bay.
Bình nhiên liệu mới dự kiến sẽ sử dụng công nghệ khí nén. Công nghệ này sẽ cho phép phi công có thể kiểm soát vận hành đẩy bình xăng rỗng ra khỏi máy bay khí sử dụng hết.
Việc sử dụng công nghệ khí nén cũng sẽ ảnh hưởng tối thiểu nhất có thể tới lực cản của gió khi bay
Ngoài ra, Mỹ có thể sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các ụ tròn dưới cánh máy bay. Cho tới nay, F-22 Raptor vẫn chưa được trang bị vũ khí dưới cánh máy bay. Việc hiện đại hóa rất có thể sẽ bao gồm cả khả năng này.