Sau khi cây cầu huyết mạch Crimea bị tấn công, từ ngày 10/10 đến nay, Nga đã phóng khoảng trên 400 tên lửa các loại vào các cơ sở hạ tầng cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng trên khắp lãnh thổ Ukraine.Đến thời điểm hiện tại, phần lớn nguồn cung cấp điện của Ukraine đã bị cắt do những cơn "mưa tên lửa" của Nga. Bộ Quốc phòng Nga mô tả cuộc tấn công bằng tên lửa là thành công, thậm chí còn sử dụng những cách diễn đạt như “đánh sập trung tâm chỉ huy của Ukraine”.Một câu hỏi đặt ra là liệu những tên lửa và lực lượng không quân của Nga có nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng không? Hay họ là vỏ bọc cho mục tiêu chính của Moscow, đó là nhằm cắt đứt sự viện trợ của Mỹ cho bộ chỉ huy Ukraine.Chuyên gia quân sự người Romania, ông Valentin Vasilescu cũng đưa ra một tuyên bố tương tự. Theo ông, Nga đã hoàn thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng với các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Mục tiêu chính là các trạm liên lạc mặt đất nhận tín hiệu từ máy bay trinh sát của Mỹ (bao gồm cả UAV) cho bộ chỉ huy Ukraine.Các máy bay chỉ huy chiến đấu của Không quân Mỹ đóng tại châu Âu, chẳng hạn như E-8 Joint STARS, có vai trò rất quan trọng đối với các lực lượng vũ trang Ukraine. Các trạm tình báo như vậy có nhiệm vụ quét và lập bản đồ, cung cấp dữ liệu về các đợt di chuyển của quân đội Nga.Không chỉ chỉ có máy bay trinh sát E-8 Joint STARS tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine mà còn có các hệ thống tương tự khác như E-3 AWCS, EC-135 và RQ-4B của cả Mỹ và NATO; kịp thời cung cấp thông tin tình báo theo thời gian thực cho Quân đội Ukraine.Tất cả các máy bay này đều có tầm bay xa, thời gian hoạt động ở trên không dài. Mặc dù chúng hiện đang tuần tra xung quanh biên giới Biển Đen của các quốc gia thành viên NATO, cũng như giữa biên giới Romania và Ba Lan; nhưng chúng được kết nối hoạt động thống nhất trong một mạng duy nhất, qua đó dữ liệu nhận được sẽ được gửi đến các trạm mặt đất đặt tại Ukraine. Một số chuyên gia quân sự tin rằng, việc phá hủy thông tin liên lạc giữa lực lượng vũ trang Ukraine và lực lượng trinh sát đường không của NATO là mục tiêu bí mật trong các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng của Ukraine; nhất là trong thời gian gần đây.Trước tình huống như vậy, những cơn “mưa tên lửa” của Quân đội Nga được cho là nhằm cắt đứt việc truyền dữ liệu UAV của Mỹ và NATO tới Ukraine. Nhưng liệu những “cơn mưa tên lửa” của Nga có thành công?Vào sáng ngày 29/10 tại quân cảng Sevastopol (nằm ở bán đảo Crimea), Hạm đội Biển Đen của Nga đã bị tấn công. Nga tuyên bố rằng, tất cả các UAV đã bị phá hủy, chỉ có tàu quét mìn "Ivan Goblets" bị hư hỏng nhẹ.Gần đây nhất là vào ngày 5/12, một cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào 2 căn cứ không quân của Nga ở vùng Ryazan và Saratov đã khiến 3 quân nhân thiệt mạng và 2 máy bay ném bom chiến lược bị hư hại nhẹ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Mỹ và NATO đã giúp đỡ Ukraine thực hiện cuộc tấn công này bằng cung cấp nguồn tin tình báo.Các nguồn tin cho biết, cuộc tấn công vào ngày 29/10 là do một UAV giống với loại RQ-4 Global Hawk. UAV này cất cánh từ một căn cứ của Mỹ ở Catania (Italy). Dấu hiệu cuộc gọi của UAV này là FORTE10 với số đuôi 11-2046.Theo các nguồn tin của Nga, máy bay không người lái RQ-4 trên, đã bay lượn trong một thời gian dài trên Vịnh Sevastopol, cũng như trên các vùng lãnh thổ trung lập trên Biển Đen, nên Nga không thể can thiệp.Bằng chứng là các phương tiện truyền thông Nga đã cung cấp một ảnh chụp màn hình từ ứng dụng giám sát tất cả các chuyến bay - Flightradar24. Mặc dù bằng chứng chỉ mang tính chất “nghi vấn”, nhưng không có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Nga hoặc Điện Kremlin rằng, chiếc UAV RQ-4 Global Hawk thực sự điều phối cuộc tấn công của Ukraine.Điều này đưa chúng ta trở lại chủ đề - nếu xét cho cùng, những "con chim trinh sát" là phương tiện điều phối cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine, nhằm vào hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, thì điều đó có nghĩa là Nga đã không phá hủy được (hoặc ngăn chặn) tất cả các thông tin tình báo từ không trung cho Ukraine?Tuy nhiên, ông Vasilescu nói rằng, có một bằng chứng quan trọng khác cho thấy, cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã thực sự trúng mục tiêu. “Sau đó một khoảnh khắc khác được biết đến. Hệ thống phòng không Ukraine đã không thể đối phó với các cuộc tấn công của UAV tự sát Geran-2, nó thực sự bị vô hiệu hóa sau các cuộc tấn công vào các đối tượng quan trọng của cơ sở hạ tầng Ukraine.Một trong những lý do dẫn đến thành công này là do máy bay mang radar giám sát từ xa của NATO, không còn có thể cung cấp cho Ukraine những thông tin cần thiết với về các cuộc tấn công. Nếu không có điều này, các lực lượng vũ trang Ukraine không thể đối phó với UAV và tên lửa hành trình của Nga”; hết lời dẫn. Trong thời gian tới, việc Nga có thành công trong việc phá hủy các trạm tiếp nhận thông tin tình báo của Ukraine hay không, sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều. Bất chấp những nhận xét của Vasilescu, khi quan sát các vụ tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga những ngày qua cho thấy, Ukraine vẫn tiếp tục nhận được các thông tin tình báo từ các phương tiện trinh sát trên không của Mỹ và NATO; đây là điều mà Nga thực sự khó ngăn cản.
Sau khi cây cầu huyết mạch Crimea bị tấn công, từ ngày 10/10 đến nay, Nga đã phóng khoảng trên 400 tên lửa các loại vào các cơ sở hạ tầng cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Đến thời điểm hiện tại, phần lớn nguồn cung cấp điện của Ukraine đã bị cắt do những cơn "mưa tên lửa" của Nga. Bộ Quốc phòng Nga mô tả cuộc tấn công bằng tên lửa là thành công, thậm chí còn sử dụng những cách diễn đạt như “đánh sập trung tâm chỉ huy của Ukraine”.
Một câu hỏi đặt ra là liệu những tên lửa và lực lượng không quân của Nga có nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng không? Hay họ là vỏ bọc cho mục tiêu chính của Moscow, đó là nhằm cắt đứt sự viện trợ của Mỹ cho bộ chỉ huy Ukraine.
Chuyên gia quân sự người Romania, ông Valentin Vasilescu cũng đưa ra một tuyên bố tương tự. Theo ông, Nga đã hoàn thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng với các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Mục tiêu chính là các trạm liên lạc mặt đất nhận tín hiệu từ máy bay trinh sát của Mỹ (bao gồm cả UAV) cho bộ chỉ huy Ukraine.
Các máy bay chỉ huy chiến đấu của Không quân Mỹ đóng tại châu Âu, chẳng hạn như E-8 Joint STARS, có vai trò rất quan trọng đối với các lực lượng vũ trang Ukraine. Các trạm tình báo như vậy có nhiệm vụ quét và lập bản đồ, cung cấp dữ liệu về các đợt di chuyển của quân đội Nga.
Không chỉ chỉ có máy bay trinh sát E-8 Joint STARS tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine mà còn có các hệ thống tương tự khác như E-3 AWCS, EC-135 và RQ-4B của cả Mỹ và NATO; kịp thời cung cấp thông tin tình báo theo thời gian thực cho Quân đội Ukraine.
Tất cả các máy bay này đều có tầm bay xa, thời gian hoạt động ở trên không dài. Mặc dù chúng hiện đang tuần tra xung quanh biên giới Biển Đen của các quốc gia thành viên NATO, cũng như giữa biên giới Romania và Ba Lan; nhưng chúng được kết nối hoạt động thống nhất trong một mạng duy nhất, qua đó dữ liệu nhận được sẽ được gửi đến các trạm mặt đất đặt tại Ukraine.
Một số chuyên gia quân sự tin rằng, việc phá hủy thông tin liên lạc giữa lực lượng vũ trang Ukraine và lực lượng trinh sát đường không của NATO là mục tiêu bí mật trong các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng của Ukraine; nhất là trong thời gian gần đây.
Trước tình huống như vậy, những cơn “mưa tên lửa” của Quân đội Nga được cho là nhằm cắt đứt việc truyền dữ liệu UAV của Mỹ và NATO tới Ukraine. Nhưng liệu những “cơn mưa tên lửa” của Nga có thành công?
Vào sáng ngày 29/10 tại quân cảng Sevastopol (nằm ở bán đảo Crimea), Hạm đội Biển Đen của Nga đã bị tấn công. Nga tuyên bố rằng, tất cả các UAV đã bị phá hủy, chỉ có tàu quét mìn "Ivan Goblets" bị hư hỏng nhẹ.
Gần đây nhất là vào ngày 5/12, một cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào 2 căn cứ không quân của Nga ở vùng Ryazan và Saratov đã khiến 3 quân nhân thiệt mạng và 2 máy bay ném bom chiến lược bị hư hại nhẹ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Mỹ và NATO đã giúp đỡ Ukraine thực hiện cuộc tấn công này bằng cung cấp nguồn tin tình báo.
Các nguồn tin cho biết, cuộc tấn công vào ngày 29/10 là do một UAV giống với loại RQ-4 Global Hawk. UAV này cất cánh từ một căn cứ của Mỹ ở Catania (Italy). Dấu hiệu cuộc gọi của UAV này là FORTE10 với số đuôi 11-2046.
Theo các nguồn tin của Nga, máy bay không người lái RQ-4 trên, đã bay lượn trong một thời gian dài trên Vịnh Sevastopol, cũng như trên các vùng lãnh thổ trung lập trên Biển Đen, nên Nga không thể can thiệp.
Bằng chứng là các phương tiện truyền thông Nga đã cung cấp một ảnh chụp màn hình từ ứng dụng giám sát tất cả các chuyến bay - Flightradar24. Mặc dù bằng chứng chỉ mang tính chất “nghi vấn”, nhưng không có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Nga hoặc Điện Kremlin rằng, chiếc UAV RQ-4 Global Hawk thực sự điều phối cuộc tấn công của Ukraine.
Điều này đưa chúng ta trở lại chủ đề - nếu xét cho cùng, những "con chim trinh sát" là phương tiện điều phối cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine, nhằm vào hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, thì điều đó có nghĩa là Nga đã không phá hủy được (hoặc ngăn chặn) tất cả các thông tin tình báo từ không trung cho Ukraine?
Tuy nhiên, ông Vasilescu nói rằng, có một bằng chứng quan trọng khác cho thấy, cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã thực sự trúng mục tiêu. “Sau đó một khoảnh khắc khác được biết đến. Hệ thống phòng không Ukraine đã không thể đối phó với các cuộc tấn công của UAV tự sát Geran-2, nó thực sự bị vô hiệu hóa sau các cuộc tấn công vào các đối tượng quan trọng của cơ sở hạ tầng Ukraine.
Một trong những lý do dẫn đến thành công này là do máy bay mang radar giám sát từ xa của NATO, không còn có thể cung cấp cho Ukraine những thông tin cần thiết với về các cuộc tấn công. Nếu không có điều này, các lực lượng vũ trang Ukraine không thể đối phó với UAV và tên lửa hành trình của Nga”; hết lời dẫn.
Trong thời gian tới, việc Nga có thành công trong việc phá hủy các trạm tiếp nhận thông tin tình báo của Ukraine hay không, sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều. Bất chấp những nhận xét của Vasilescu, khi quan sát các vụ tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga những ngày qua cho thấy, Ukraine vẫn tiếp tục nhận được các thông tin tình báo từ các phương tiện trinh sát trên không của Mỹ và NATO; đây là điều mà Nga thực sự khó ngăn cản.