Ấn Độ có thể sẽ nhận lô máy bay chiến đấu Rafale cuối cùng từ Pháp vào cuối năm nay. Vào thời điểm mà Ấn Độ và Trung Quốc đang gặp bế tắc kéo dài ở biên giới, Rafales sẽ hỗ trợ rất nhiều cho IAF, lực lượng đang quản lý một đội máy bay chiến đấu đang dần hết niên hạn sử dụng. Tỏ ra tin tưởng vào số máy bay chiến đấu hiện có của IAF, một chuyên gia quốc phòng Ấn Độ, Phó Tư lệnh không quân Manmohan Bahadur cho biết, nước này đã chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.Trong số 36 chiếc Rafales được Ấn Độ đặt hàng, Pháp dự kiến sẽ hoàn thành việc giao chiếc cuối cùng vào tháng 1/2022. Đến thời điểm hiện tại, công ty Dassault Aviation đã chuyển giao 26 chiếc Rafale, trong khi hai chiếc ở Pháp, để hỗ trợ đào tạo các phi công và kỹ thuật viên của IAF. Theo Nitin J Ticku, một chuyên gia quốc phòng của tờ EurAsian Times, có dấu hiệu cho thấy, IAF đang tìm cách mua thêm 36 chiếc tiêm kích Rafale; trong khi Hải quân Ấn Độ đang nghiêm túc đánh giá phiên bản Rafale-M, giành cho tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant, có thể sẽ được đưa vào hoạt động trong năm tới.Một số chuyên gia tin rằng, với tỷ lệ đẩy của động cơ và khả năng tấn công trên biển của Rafale-M, có lợi khi tham gia vào Hải quân Ấn Độ. Các ứng cử viên hàng đầu khác cho máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ là F/A-18 Super Hornet của Mỹ và MiG-29 của Nga.Cây viết quốc phòng Younis Dar của tờ EurAsian Times trước đó đã đưa tin, khả năng hoạt động của IAF, đã suy giảm nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua; IAF đang phải đối mặt với tình trạng thiếu máy bay trầm trọng, vì hầu hết các máy bay chiến đấu trong biên chế dự kiến sẽ sớm được cho loại biên.Hiện tại, biên chế của IAF được báo cáo là 30 phi đội máy bay chiến đấu, yêu cầu cần thiết là 42 phi đội. Sự thiếu hụt về biên chế, có thể dẫn đến sự mất cân bằng năng lực giữa Ấn Độ và các nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc.Theo các chuyên gia, trong bối cảnh xung đột biên giới kéo dài một năm với Trung Quốc ở Ladakh, sự thiếu hụt khả năng của IAF như vậy có thể là thảm họa trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên hai mặt trận, có sự tham gia của cả Trung Quốc và Pakistan.Tờ Business Standard đưa tin: Phi đội MiG-21 cuối cùng hiện sẽ loại biên vào năm 2024, điều này có thể làm vấn đề thêm phức tạp. MiG-21 có từ thời Liên Xô, được biên chế vào IAF từ những năm 1960. Dự kiến chúng sẽ loại biên vào giữa những năm 1990, nhưng sau đó đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn Bison.Hiên tại MiG-21 của IAF thường xuyên xảy ra tai nạn; 482 trong số 872 chiếc MiG-21 đã bị rơi từ năm 1971 đến tháng 4/2012, với thiệt hại 12 chiếc mỗi năm. Người ta tin rằng, sau nhiều lần nâng cấp, các máy bay MiG-21, MiG-23 và MiG-27, sẽ bị loại dần khỏi biên chế IAF từ năm 2022 trở đi. Trong bối cảnh như vậy, Rafale là loại chiến đấu cơ được hy vọng sẽ làm "tươi mới" khả năng chiến đấu của IAF; Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, có tốc độ gần gấp đôi tốc độ âm thanh (tối đa 1,8 Mach).Rafale được xếp vào loại chiến đấu cơ đa năng, bao gồm tác chiến điện tử, phòng không, tiến công mặt đất cũng như tiến công vào chiều sâu của đối phương. Một tính năng quan trọng là Rafale có thể được triển khai với vai trò răn đe hạt nhân.Theo thông tin của nhà sản xuất Dassault Aviation, Rafale được trang bị tên lửa không đối không tầm xa nhất Meteor, cũng như các loại vũ khí tiến công mặt đất thông minh như tên lửa Hammer và tên lửa hành trình không đối đất tầm xa SCALP.Đầu năm nay, công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL) thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ, đã ký "Biên bản ghi nhớ (MoU)" với công ty Safran Aircraft Engines của Pháp. Theo đó, động cơ Smecma M88 được sử dụng trên máy bay phản lực Rafale sẽ được lắp ráp và sản xuất tại Ấn Độ. Các thông tin cho thấy, có thể có sự chuyển giao công nghệ đáng kể trong các chương trình lắp ráp và sản xuất Rafale trong tương lai. Biên bản ghi nhớ cũng bao gồm sự hợp tác giữa HAL và Safran Aircraft Engines, cho các chương trình liên quan đến thiết kế và phát triển động cơ lực đẩy cao, có công suất 110 kN trở lên. Cùng với đó là việc chuyển giao công nghệ quan trọng trong khuôn khổ phát triển này.Trước đó, như EurAsian Times đã đưa tin, Pháp đã đưa ra một lời đề nghị thú vị, để hồi sinh kế hoạch phát triển động cơ phản lực Kaveri nội địa, như một phần của thỏa thuận bù đắp mua Rafale. Một bài thuyết trình kỹ lưỡng về việc tạo ra một loại động cơ máy bay mới ở Ấn Độ, đã được đề xuất. Nhà sản xuất động cơ Safran của Pháp, công ty sản xuất động cơ và thiết bị điện tử cho máy bay phản lực Rafale, đã đề nghị hợp tác phát triển động cơ Kaveri cho chương trình "Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Ấn Độ (LCA)" hiện đang sử dụng động cơ của GE (Mỹ).Tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ trong một bài viết gần đây cho biết, Paris đã đảm bảo sẵn sàng chuyển giao nhiều công nghệ hơn, để sản xuất động cơ M-88 lắp trên các máy bay chiến đấu Rafale, chỉ cần Ấn Độ đặt hàng thêm 36 máy chiếc Rafale. Thời báo Kinh tế Ấn Độ cũng cho biết, Ấn Độ sẽ là quốc gia duy nhất được Pháp cung cấp chuyển giao công nghệ tiên tiến như vậy và điều này sẽ đảm bảo rằng, New Delhi sẽ đạt được "chủ quyền" hoàn toàn, trong công nghệ động cơ hàng không.Thời báo Kinh tế Ấn Độ nhấn mạnh, nếu Ấn Độ cần phát triển như một siêu cường quốc trên không, HAL cần phát triển động cơ của riêng mình. Rafales là máy bay chiến đấu đã được kiểm chứng và Ấn Độ đang trong quá trình mua thêm 114 máy bay chiến đấu của hợp đồng MMRCA 2.0.Bất chấp chi phí không tương xứng, các máy bay chiến đấu Rafales bổ sung (có khả năng là 36 chiếc), sẽ giúp ích rất nhiều cho Không quân Ấn Độ, công ty HAL và tham vọng của Ấn Độ, trong việc chế tạo máy bay 100% sản xuất tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: QQ. Ấn Độ nhận cùng lúc 5 máy bay tiêm kích Rafale từ Pháp, bổ sung cho lực lượng không quân đang có phần già cỗi của nước này. Nguồn: VietnamPlus.
Ấn Độ có thể sẽ nhận lô máy bay chiến đấu Rafale cuối cùng từ Pháp vào cuối năm nay. Vào thời điểm mà Ấn Độ và Trung Quốc đang gặp bế tắc kéo dài ở biên giới, Rafales sẽ hỗ trợ rất nhiều cho IAF, lực lượng đang quản lý một đội máy bay chiến đấu đang dần hết niên hạn sử dụng.
Tỏ ra tin tưởng vào số máy bay chiến đấu hiện có của IAF, một chuyên gia quốc phòng Ấn Độ, Phó Tư lệnh không quân Manmohan Bahadur cho biết, nước này đã chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.
Trong số 36 chiếc Rafales được Ấn Độ đặt hàng, Pháp dự kiến sẽ hoàn thành việc giao chiếc cuối cùng vào tháng 1/2022. Đến thời điểm hiện tại, công ty Dassault Aviation đã chuyển giao 26 chiếc Rafale, trong khi hai chiếc ở Pháp, để hỗ trợ đào tạo các phi công và kỹ thuật viên của IAF.
Theo Nitin J Ticku, một chuyên gia quốc phòng của tờ EurAsian Times, có dấu hiệu cho thấy, IAF đang tìm cách mua thêm 36 chiếc tiêm kích Rafale; trong khi Hải quân Ấn Độ đang nghiêm túc đánh giá phiên bản Rafale-M, giành cho tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant, có thể sẽ được đưa vào hoạt động trong năm tới.
Một số chuyên gia tin rằng, với tỷ lệ đẩy của động cơ và khả năng tấn công trên biển của Rafale-M, có lợi khi tham gia vào Hải quân Ấn Độ. Các ứng cử viên hàng đầu khác cho máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ là F/A-18 Super Hornet của Mỹ và MiG-29 của Nga.
Cây viết quốc phòng Younis Dar của tờ EurAsian Times trước đó đã đưa tin, khả năng hoạt động của IAF, đã suy giảm nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua; IAF đang phải đối mặt với tình trạng thiếu máy bay trầm trọng, vì hầu hết các máy bay chiến đấu trong biên chế dự kiến sẽ sớm được cho loại biên.
Hiện tại, biên chế của IAF được báo cáo là 30 phi đội máy bay chiến đấu, yêu cầu cần thiết là 42 phi đội. Sự thiếu hụt về biên chế, có thể dẫn đến sự mất cân bằng năng lực giữa Ấn Độ và các nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh xung đột biên giới kéo dài một năm với Trung Quốc ở Ladakh, sự thiếu hụt khả năng của IAF như vậy có thể là thảm họa trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên hai mặt trận, có sự tham gia của cả Trung Quốc và Pakistan.
Tờ Business Standard đưa tin: Phi đội MiG-21 cuối cùng hiện sẽ loại biên vào năm 2024, điều này có thể làm vấn đề thêm phức tạp. MiG-21 có từ thời Liên Xô, được biên chế vào IAF từ những năm 1960. Dự kiến chúng sẽ loại biên vào giữa những năm 1990, nhưng sau đó đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn Bison.
Hiên tại MiG-21 của IAF thường xuyên xảy ra tai nạn; 482 trong số 872 chiếc MiG-21 đã bị rơi từ năm 1971 đến tháng 4/2012, với thiệt hại 12 chiếc mỗi năm. Người ta tin rằng, sau nhiều lần nâng cấp, các máy bay MiG-21, MiG-23 và MiG-27, sẽ bị loại dần khỏi biên chế IAF từ năm 2022 trở đi.
Trong bối cảnh như vậy, Rafale là loại chiến đấu cơ được hy vọng sẽ làm "tươi mới" khả năng chiến đấu của IAF; Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, có tốc độ gần gấp đôi tốc độ âm thanh (tối đa 1,8 Mach).
Rafale được xếp vào loại chiến đấu cơ đa năng, bao gồm tác chiến điện tử, phòng không, tiến công mặt đất cũng như tiến công vào chiều sâu của đối phương. Một tính năng quan trọng là Rafale có thể được triển khai với vai trò răn đe hạt nhân.
Theo thông tin của nhà sản xuất Dassault Aviation, Rafale được trang bị tên lửa không đối không tầm xa nhất Meteor, cũng như các loại vũ khí tiến công mặt đất thông minh như tên lửa Hammer và tên lửa hành trình không đối đất tầm xa SCALP.
Đầu năm nay, công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL) thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ, đã ký "Biên bản ghi nhớ (MoU)" với công ty Safran Aircraft Engines của Pháp. Theo đó, động cơ Smecma M88 được sử dụng trên máy bay phản lực Rafale sẽ được lắp ráp và sản xuất tại Ấn Độ.
Các thông tin cho thấy, có thể có sự chuyển giao công nghệ đáng kể trong các chương trình lắp ráp và sản xuất Rafale trong tương lai. Biên bản ghi nhớ cũng bao gồm sự hợp tác giữa HAL và Safran Aircraft Engines, cho các chương trình liên quan đến thiết kế và phát triển động cơ lực đẩy cao, có công suất 110 kN trở lên. Cùng với đó là việc chuyển giao công nghệ quan trọng trong khuôn khổ phát triển này.
Trước đó, như EurAsian Times đã đưa tin, Pháp đã đưa ra một lời đề nghị thú vị, để hồi sinh kế hoạch phát triển động cơ phản lực Kaveri nội địa, như một phần của thỏa thuận bù đắp mua Rafale. Một bài thuyết trình kỹ lưỡng về việc tạo ra một loại động cơ máy bay mới ở Ấn Độ, đã được đề xuất.
Nhà sản xuất động cơ Safran của Pháp, công ty sản xuất động cơ và thiết bị điện tử cho máy bay phản lực Rafale, đã đề nghị hợp tác phát triển động cơ Kaveri cho chương trình "Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Ấn Độ (LCA)" hiện đang sử dụng động cơ của GE (Mỹ).
Tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ trong một bài viết gần đây cho biết, Paris đã đảm bảo sẵn sàng chuyển giao nhiều công nghệ hơn, để sản xuất động cơ M-88 lắp trên các máy bay chiến đấu Rafale, chỉ cần Ấn Độ đặt hàng thêm 36 máy chiếc Rafale.
Thời báo Kinh tế Ấn Độ cũng cho biết, Ấn Độ sẽ là quốc gia duy nhất được Pháp cung cấp chuyển giao công nghệ tiên tiến như vậy và điều này sẽ đảm bảo rằng, New Delhi sẽ đạt được "chủ quyền" hoàn toàn, trong công nghệ động cơ hàng không.
Thời báo Kinh tế Ấn Độ nhấn mạnh, nếu Ấn Độ cần phát triển như một siêu cường quốc trên không, HAL cần phát triển động cơ của riêng mình. Rafales là máy bay chiến đấu đã được kiểm chứng và Ấn Độ đang trong quá trình mua thêm 114 máy bay chiến đấu của hợp đồng MMRCA 2.0.
Bất chấp chi phí không tương xứng, các máy bay chiến đấu Rafales bổ sung (có khả năng là 36 chiếc), sẽ giúp ích rất nhiều cho Không quân Ấn Độ, công ty HAL và tham vọng của Ấn Độ, trong việc chế tạo máy bay 100% sản xuất tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: QQ.
Ấn Độ nhận cùng lúc 5 máy bay tiêm kích Rafale từ Pháp, bổ sung cho lực lượng không quân đang có phần già cỗi của nước này. Nguồn: VietnamPlus.