Dù có “lên gân” và “dìm hàng” thế nào, thì Pakistan cũng không thể phủ nhận rằng, sau khi được trang bị máy bay chiến đấu Rafale, sức mạnh của Không quân Ấn Độ đã tăng lên rất nhiều. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ vừa nhận từ Pháp – Nguồn: PTIVới việc bàn giao máy bay đều đặn từ phía Pháp, số máy bay Rafale mà Ấn Độ nhận được, đã đảm bảo đủ cho cho 1 phi đội chiến đấu. Tuyên bố của Không quân Ấn Độ rằng, Rafale có thể “đè bẹp” các loại chiến đấu cơ và vượt qua tất cả hệ thống phòng không của địch thủ Pakistan, hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ vừa nhận từ Pháp – Nguồn: PTINgày 24/11 vừa quan, trang web Defense News của Ấn Độ đưa tin, theo các nguồn tin quân sự Ấn Độ tiết lộ, do lo sợ bị máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Ấn Độ “phục kích”, Pakistan mới đây đã phải tiến hành sửa đổi điều lệnh chiến đấu của lực lượng phòng không và không quân tuyến trước. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ vừa nhận từ Pháp – Nguồn: PTITheo điều lệnh chiến đấu sửa đổi, tại biên giới tranh chấp ở khu vực Kashmir, lực lượng không quân và phòng không Pakistan, có thể nổ súng trước trong trường hợp khẩn cấp, rồi báo cáo sau. Đồng thời ra lệnh cho các đơn vị không quân hết sức cảnh giác, vì máy bay Rafale của Ấn Độ có thể tiến hành chiến thuật “phục kích” trên không. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: WikipediaTrước khi chiến đấu cơ Rafale xuất hiện ở Nam Á, Không quân Pakistan đã “cân bằng” về lợi thế trên không, nhờ loại máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Về hệ thống điện tử hàng không và vũ khí, tiêm kích 30MKI cũng chỉ tương đương tiêm kích F-16 của Pakistan. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: WikipediaĐể tạo ưu thế vượt trội, trước đó Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch nâng cấp tiêm kích Su-30MKI, cố gắng cải thiện hiệu suất của nó, đồng thời áp dụng một số công nghệ mới của máy bay tàng hình Su-57. Sau khi nâng cấp, khả năng chiến đấu của Su-30MKI có thể tương đương với Su-35 hiện nay của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ – Nguồn: WikipediaTheo quy định trong điều kiện thời bình, cho dù đó là hệ thống phòng không hay là không quân chiến đấu của bất kỳ quốc gia nào, khi phát hiện mục tiêu trên không, các lực lượng phòng không, không quân phải xác định rõ “bạn” hay “thù” trong nhiều lần. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: WikipediaMặc dù trong tình huống khẩn trương (vì máy bay chiến đấu có tốc độ rất nhanh), những thao tác hỏi “địch – ta” vẫn cần phải tiến hành thận trọng, thậm chí cần phải nhận dạng bằng tay, để xác định xem có nên hạ lệnh một cuộc tấn công hay không, để để tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Ảnh: Chiến đấu cơ JF-17 của Pakistan – Nguồn: WikipediaNếu các báo cáo của truyền thông Ấn Độ là sự thật, thì Không quân Pakistan rõ ràng đã có động thái “dè chừng” chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ; điều này cũng dễ hiểu, vì Rafale của Ấn Độ hơn hẳn F-16 của Pakistan về hệ thống điện tử hàng không (bao gồm cả radar và hệ thống tác chiến điện tử) cũng như trang bị vũ khí. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ – Nguồn: WikipediaVề vũ khí tiến công ngoài tầm nhìn, hiệu suất tổng thể của tên lửa không đối không Meteor trang bị trên Rafale cũng vượt qua AIM-120C trang bị trên F-16 của Không quân Pakistan, hiện đang được biên chế. Những lợi thế trước đây của Không quân Pakistan trong các cuộc không chiến ngoài đường chân trời sẽ không còn nữa. Ảnh: Tên lửa Meteor trang bị trên Rafale – Nguồn: WikipediaTheo những thông tin được tiết lộ, trong trận không chiến hồi tháng 2 năm ngoái, nguyên nhân chính dẫn đến chiến thắng của Không quân Pakistan, là được sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu F-16 đã phóng tên lửa AIM-120, bắn hạ một chiếc MiG-21 của không quân Ấn Độ. Ảnh: Phi công Abhinandan Varthaman lái chiếc MiG-21 của Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi – Nguồn: APChiến thuật dùng máy bay cảnh báo sớm phát hiện và chỉ huy chiến đấu trên không, sử dụng chiến đấu cơ F-16, trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120, “phục kích” sẵn tại một khu vực nhất định; chiến thuật này rất hiệu quả. Nhờ áp dụng chiến thuật này, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu của Syria và thậm chí là cả của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: WikipediaKhông quân Ấn Độ hiện cũng hội tụ đầy đủ các loại máy bay để có thể thực hiện chiến thuật trên, để đối phó với máy bay chiến đấu của Pakistan. Do vậy Pakistan càng phải coi trọng việc nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tránh bị tổn thất và chiếm thế chủ động trong tình huống không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia Video Ấn Độ tiếp nhận 5 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp - Nguồn: Vietnam+
Dù có “lên gân” và “dìm hàng” thế nào, thì Pakistan cũng không thể phủ nhận rằng, sau khi được trang bị máy bay chiến đấu Rafale, sức mạnh của Không quân Ấn Độ đã tăng lên rất nhiều. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ vừa nhận từ Pháp – Nguồn: PTI
Với việc bàn giao máy bay đều đặn từ phía Pháp, số máy bay Rafale mà Ấn Độ nhận được, đã đảm bảo đủ cho cho 1 phi đội chiến đấu. Tuyên bố của Không quân Ấn Độ rằng, Rafale có thể “đè bẹp” các loại chiến đấu cơ và vượt qua tất cả hệ thống phòng không của địch thủ Pakistan, hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ vừa nhận từ Pháp – Nguồn: PTI
Ngày 24/11 vừa quan, trang web Defense News của Ấn Độ đưa tin, theo các nguồn tin quân sự Ấn Độ tiết lộ, do lo sợ bị máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Ấn Độ “phục kích”, Pakistan mới đây đã phải tiến hành sửa đổi điều lệnh chiến đấu của lực lượng phòng không và không quân tuyến trước. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ vừa nhận từ Pháp – Nguồn: PTI
Theo điều lệnh chiến đấu sửa đổi, tại biên giới tranh chấp ở khu vực Kashmir, lực lượng không quân và phòng không Pakistan, có thể nổ súng trước trong trường hợp khẩn cấp, rồi báo cáo sau. Đồng thời ra lệnh cho các đơn vị không quân hết sức cảnh giác, vì máy bay Rafale của Ấn Độ có thể tiến hành chiến thuật “phục kích” trên không. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: Wikipedia
Trước khi chiến đấu cơ Rafale xuất hiện ở Nam Á, Không quân Pakistan đã “cân bằng” về lợi thế trên không, nhờ loại máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Về hệ thống điện tử hàng không và vũ khí, tiêm kích 30MKI cũng chỉ tương đương tiêm kích F-16 của Pakistan. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: Wikipedia
Để tạo ưu thế vượt trội, trước đó Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch nâng cấp tiêm kích Su-30MKI, cố gắng cải thiện hiệu suất của nó, đồng thời áp dụng một số công nghệ mới của máy bay tàng hình Su-57. Sau khi nâng cấp, khả năng chiến đấu của Su-30MKI có thể tương đương với Su-35 hiện nay của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ – Nguồn: Wikipedia
Theo quy định trong điều kiện thời bình, cho dù đó là hệ thống phòng không hay là không quân chiến đấu của bất kỳ quốc gia nào, khi phát hiện mục tiêu trên không, các lực lượng phòng không, không quân phải xác định rõ “bạn” hay “thù” trong nhiều lần. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: Wikipedia
Mặc dù trong tình huống khẩn trương (vì máy bay chiến đấu có tốc độ rất nhanh), những thao tác hỏi “địch – ta” vẫn cần phải tiến hành thận trọng, thậm chí cần phải nhận dạng bằng tay, để xác định xem có nên hạ lệnh một cuộc tấn công hay không, để để tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Ảnh: Chiến đấu cơ JF-17 của Pakistan – Nguồn: Wikipedia
Nếu các báo cáo của truyền thông Ấn Độ là sự thật, thì Không quân Pakistan rõ ràng đã có động thái “dè chừng” chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ; điều này cũng dễ hiểu, vì Rafale của Ấn Độ hơn hẳn F-16 của Pakistan về hệ thống điện tử hàng không (bao gồm cả radar và hệ thống tác chiến điện tử) cũng như trang bị vũ khí. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ – Nguồn: Wikipedia
Về vũ khí tiến công ngoài tầm nhìn, hiệu suất tổng thể của tên lửa không đối không Meteor trang bị trên Rafale cũng vượt qua AIM-120C trang bị trên F-16 của Không quân Pakistan, hiện đang được biên chế. Những lợi thế trước đây của Không quân Pakistan trong các cuộc không chiến ngoài đường chân trời sẽ không còn nữa. Ảnh: Tên lửa Meteor trang bị trên Rafale – Nguồn: Wikipedia
Theo những thông tin được tiết lộ, trong trận không chiến hồi tháng 2 năm ngoái, nguyên nhân chính dẫn đến chiến thắng của Không quân Pakistan, là được sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu F-16 đã phóng tên lửa AIM-120, bắn hạ một chiếc MiG-21 của không quân Ấn Độ. Ảnh: Phi công Abhinandan Varthaman lái chiếc MiG-21 của Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi – Nguồn: AP
Chiến thuật dùng máy bay cảnh báo sớm phát hiện và chỉ huy chiến đấu trên không, sử dụng chiến đấu cơ F-16, trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120, “phục kích” sẵn tại một khu vực nhất định; chiến thuật này rất hiệu quả. Nhờ áp dụng chiến thuật này, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu của Syria và thậm chí là cả của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan – Nguồn: Wikipedia
Không quân Ấn Độ hiện cũng hội tụ đầy đủ các loại máy bay để có thể thực hiện chiến thuật trên, để đối phó với máy bay chiến đấu của Pakistan. Do vậy Pakistan càng phải coi trọng việc nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tránh bị tổn thất và chiếm thế chủ động trong tình huống không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Video Ấn Độ tiếp nhận 5 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp - Nguồn: Vietnam+