Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể được thành lập vào ngày 15/5/1992, với các nước thành viên bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Tổ chức này hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng cường hợp tác quân sự - chính trị để phòng thủ chung, nếu một quốc gia thành viên bị tấn công thì các quốc gia khác sẽ can thiệp quân sự để hỗ trợ.Cương vị chủ tịch của CSTO được thực hiện theo nhiệm kỳ luân phiên và các nước thành viên sẽ lần lượt đảm nhiệm vị trí Chủ tịch CSTO với thời gian một năm. Hoạt động chủ yếu của tổ chức này là hợp tác quân sự – chính trị, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, truy quét tội phạm, chống di cư bất hợp pháp…Nếu so sánh với Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì các hoạt động quân sự của tổ chức CSTO ít nổi bật hơn. CSTO ít khi tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài và không lôi kéo thêm thành viên mới, còn NATO lại rất tích cực trong các hoạt động này.Cuộc tập trận với quy mô lớn nhất mà CSTO từng thực hiện được ghi nhận diễn ra vào tháng 10/2018. Cuộc tập trận diễn ra trên lãnh thổ của Nga với sự tham gia của hơn 3.500 binh sĩ và 620 thiết bị quân sự. Trong khi đó quy mô tổ chức tập trận của NATO lớn hơn nhiều, ngay đầu năm 2022 NATO đã tổ chức cuộc tập trận với hơn 30.000 binh sĩ tham gia.Nga là quốc gia có đóng góp ngân sách lớn nhất cho CSTO với hơn 50% ngân sách hoạt động của tổ chức này và cũng là quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất, có vai trò dẫn đầu tổ chức, trong khi các quốc gia còn lại chỉ đóng góp khoảng 10% cho ngân sách.Tuy đóng góp vào ngân sách của tổ chức không nhiều, nhưng các nước thành viên CSTO lại có vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga. Armenia giáp với Iran là cửa ngõ tiến vào khu vực Trung Đông, trong khi Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan nằm gần Trung Quốc, còn Belarus là đồng minh thân cận của Nga, có biên giới giáp với các nước thành viên NATO.Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, sức mạnh của CSTO chủ yếu phụ thuộc vào Nga và khó có thể coi là đối trọng với sức mạnh của NATO. Khi xảy ra xung đột thì các quốc gia thành viên sẽ khó có thể hỗ trợ cho quân đội Nga.Quy mô quân đội của toàn khối CSTO là khoảng 1 triệu 256 nghìn binh sĩ, trong đó quân đội Nga chiếm đến 80%. Trong khi đó, NATO có 3 triệu 462 nghìn binh sĩ và quân đội Mỹ cũng chiếm tới hơn 40%. Điều này cho thấy được vai trò và tầm ảnh hưởng của Nga và Mỹ đối với hai tổ chức quân sự này.Điểm khác biệt lớn giữa CSTO và NATO là lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào bên ngoài lãnh thổ. Lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO từng được cử đến Kazakhstan để bảo đảm an ninh, sau khi những cuộc biểu tình ở quốc gia này trở thành bạo loạn vượt mức kiểm soát của chính phủ vào đầu năm 2022.Chỉ trong vòng 6 ngày (từ 7/1 – 13/1/2022), lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO đã giúp ổn định tình hình ở Kazakhstan và gây được tiếng vang lớn. Tổ chức CSTO đã điều quân theo đề nghị của chính phủ Kazakhstan vì nước này đang phải đối mặt với “sự gây hấn của chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, thành công ở Kazakhstan đã chứng minh CSTO không phải là “con hổ giấy” và khẳng định tầm ảnh hưởng của quân đội Nga, cũng như khiến NATO và phương Tây phải có cách nhìn nhận và đánh giá thận trọng hơn đối với tổ chức này.Một số ý kiến đặt ra rằng liệu với diễn biến xung đột Nga – Ukraine hiện tại, CSTO có thể điều lực lượng giúp đỡ Nga hay không? Vì Điều 4 của tổ chức này nêu rõ, nếu một quốc gia thành viên bị tấn công vũ trang, đe dọa đến an ninh, toàn vẹn lãnh thổ thì hành động đó sẽ bị coi là tấn công chống lại tất cả các thành viên CSTO.Tuy nhiên với diễn biến cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine hiện tại, CSTO sẽ không thể điều lực lượng của các nước thành viên giúp đỡ Nga. Bởi vì Nga là bên chủ động điều lực lượng tới mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng và lãnh thổ Nga cũng không bị đe dọa.Theo giới phân tích, đồng minh quân sự thân cận nhất của Nga là Belarus đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào xung dột ở Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc các nước thành viên còn lại của CSTO cũng sẽ giữ thái độ tương tự.CSTO với vai trò nòng cốt là Nga đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trước NATO. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa sức mạnh của khối, tổ chức này cần phải có sự hợp tác chặt chẽ và trách nhiệm hơn nữa từ các thành viên, đồng thời phải mở rộng thêm những thành viên có tiềm lực quân sự trong khu vực.
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể được thành lập vào ngày 15/5/1992, với các nước thành viên bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Tổ chức này hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng cường hợp tác quân sự - chính trị để phòng thủ chung, nếu một quốc gia thành viên bị tấn công thì các quốc gia khác sẽ can thiệp quân sự để hỗ trợ.
Cương vị chủ tịch của CSTO được thực hiện theo nhiệm kỳ luân phiên và các nước thành viên sẽ lần lượt đảm nhiệm vị trí Chủ tịch CSTO với thời gian một năm. Hoạt động chủ yếu của tổ chức này là hợp tác quân sự – chính trị, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, truy quét tội phạm, chống di cư bất hợp pháp…
Nếu so sánh với Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì các hoạt động quân sự của tổ chức CSTO ít nổi bật hơn. CSTO ít khi tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài và không lôi kéo thêm thành viên mới, còn NATO lại rất tích cực trong các hoạt động này.
Cuộc tập trận với quy mô lớn nhất mà CSTO từng thực hiện được ghi nhận diễn ra vào tháng 10/2018. Cuộc tập trận diễn ra trên lãnh thổ của Nga với sự tham gia của hơn 3.500 binh sĩ và 620 thiết bị quân sự. Trong khi đó quy mô tổ chức tập trận của NATO lớn hơn nhiều, ngay đầu năm 2022 NATO đã tổ chức cuộc tập trận với hơn 30.000 binh sĩ tham gia.
Nga là quốc gia có đóng góp ngân sách lớn nhất cho CSTO với hơn 50% ngân sách hoạt động của tổ chức này và cũng là quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất, có vai trò dẫn đầu tổ chức, trong khi các quốc gia còn lại chỉ đóng góp khoảng 10% cho ngân sách.
Tuy đóng góp vào ngân sách của tổ chức không nhiều, nhưng các nước thành viên CSTO lại có vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga. Armenia giáp với Iran là cửa ngõ tiến vào khu vực Trung Đông, trong khi Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan nằm gần Trung Quốc, còn Belarus là đồng minh thân cận của Nga, có biên giới giáp với các nước thành viên NATO.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, sức mạnh của CSTO chủ yếu phụ thuộc vào Nga và khó có thể coi là đối trọng với sức mạnh của NATO. Khi xảy ra xung đột thì các quốc gia thành viên sẽ khó có thể hỗ trợ cho quân đội Nga.
Quy mô quân đội của toàn khối CSTO là khoảng 1 triệu 256 nghìn binh sĩ, trong đó quân đội Nga chiếm đến 80%. Trong khi đó, NATO có 3 triệu 462 nghìn binh sĩ và quân đội Mỹ cũng chiếm tới hơn 40%. Điều này cho thấy được vai trò và tầm ảnh hưởng của Nga và Mỹ đối với hai tổ chức quân sự này.
Điểm khác biệt lớn giữa CSTO và NATO là lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào bên ngoài lãnh thổ. Lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO từng được cử đến Kazakhstan để bảo đảm an ninh, sau khi những cuộc biểu tình ở quốc gia này trở thành bạo loạn vượt mức kiểm soát của chính phủ vào đầu năm 2022.
Chỉ trong vòng 6 ngày (từ 7/1 – 13/1/2022), lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO đã giúp ổn định tình hình ở Kazakhstan và gây được tiếng vang lớn. Tổ chức CSTO đã điều quân theo đề nghị của chính phủ Kazakhstan vì nước này đang phải đối mặt với “sự gây hấn của chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, thành công ở Kazakhstan đã chứng minh CSTO không phải là “con hổ giấy” và khẳng định tầm ảnh hưởng của quân đội Nga, cũng như khiến NATO và phương Tây phải có cách nhìn nhận và đánh giá thận trọng hơn đối với tổ chức này.
Một số ý kiến đặt ra rằng liệu với diễn biến xung đột Nga – Ukraine hiện tại, CSTO có thể điều lực lượng giúp đỡ Nga hay không? Vì Điều 4 của tổ chức này nêu rõ, nếu một quốc gia thành viên bị tấn công vũ trang, đe dọa đến an ninh, toàn vẹn lãnh thổ thì hành động đó sẽ bị coi là tấn công chống lại tất cả các thành viên CSTO.
Tuy nhiên với diễn biến cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine hiện tại, CSTO sẽ không thể điều lực lượng của các nước thành viên giúp đỡ Nga. Bởi vì Nga là bên chủ động điều lực lượng tới mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng và lãnh thổ Nga cũng không bị đe dọa.
Theo giới phân tích, đồng minh quân sự thân cận nhất của Nga là Belarus đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào xung dột ở Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc các nước thành viên còn lại của CSTO cũng sẽ giữ thái độ tương tự.
CSTO với vai trò nòng cốt là Nga đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trước NATO. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa sức mạnh của khối, tổ chức này cần phải có sự hợp tác chặt chẽ và trách nhiệm hơn nữa từ các thành viên, đồng thời phải mở rộng thêm những thành viên có tiềm lực quân sự trong khu vực.