Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là một liên minh quân sự-chính trị giữa sáu quốc gia hậu Xô Viết gồm: Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Tajikistan và Kyrgyzstan. Đây là một tổ chức quân sự do các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG thành lập sau khi Liên Xô giải thể.Tổ chức này được thành lập vào năm 1992 gồm 6 quốc gia trên, một vài năm sau đó thì Uzbekistan, Azerbaijan và Georgia cũng tham gia liên minh. Tuy nhiên, đến năm 1999, thì Azerbaijan, Georgia và Uzbekistan quyết định không gia hạn hiệp ước và rút khỏi tổ chức.Cũng giống như NATO, CSTO được thành lập để bảo vệ các thành viên của mình khỏi các cuộc xâm lược quân sự. Một cuộc tấn công vào một quốc gia trên, sẽ được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các nước trong khối. Các thành viên của CSTO bị cấm, không được tham gia các liên minh quân sự khác.Các thành viên trong khối hợp tác với nhau, chống lại các mối đe dọa khủng bố, buôn bán ma túy, chủ nghĩa cực đoan và cùng nhau giải quyết hậu quả của thiên tai. CSTO có lực lượng tập thể nhanh (khoảng 17-22 nghìn người), lực lượng triển khai nhanh tập thể (khoảng 5 nghìn người) và lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể.Từ khi thành lập đến nay, Kazakhstan đã có hai thời điểm lịch sử yêu cầu sự giúp đỡ của các quốc gia thành viên trong khối CSTO để ổn định tình hình đất nước.Vụ đầu tiên xảy ra vào năm 2009, khi Kyrgyzstan đối mặt với nguy cơ nội chiến, do các cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa cộng đồng người Kyrgyzstan và người Uzbekistan ở miền nam đất nước. CSTO đã tham gia giải quyết xung đột, nhưng không gửi quân đến đó.Vụ thứ hai xảy ra ngay trong tháng đầu năm 2022, theo Tổng thống Kazakhstan Tokaev, đã có một âm mưu đảo chính ở nước này, khiến 17 cảnh sát và 26 người biểu tình đã thiệt mạng và hơn một nghìn người bị thương.Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan đã kêu gọi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan để giúp kiềm chế tình hình bạo lực đang leo thang từ các cuộc biểu tình.Đáp lại lời kêu gọi trên, hơn 2.500 lính dù với xe bọc thép hạng nhẹ, xe chiến đấu đổ bộ BMD-4, xe bọc thép Tiger, xe bọc thép BTR-82A, trạm liên lạc vệ tinh, cũng như các tổ hợp tác chiến điện tử Leer-3 từ Nga, Belarus, Armenia, Tajikistan và Kyrgyzstan đã được cử đến để xoa dịu căng thẳng.Trong 30 năm qua, kể từ ngày thành lập, CSTO vẫn là một liên minh hòa bình, tiến hành các cuộc tập trận quân sự tập thể hàng năm, nhưng chưa bao giờ cử quân đội của mình đi bất cứ đâu. Tình hình ở Kazakhstan đã trở thành tiền lệ đầu tiên cho việc triển khai lực lượng quân sự CSTO.Cơ sở pháp lý cho một bước như vậy là một đoạn trong điều lệ CSTO, trong đó giả định việc “tạo ra và phát triển một hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng, cũng như các sự kiện đe dọa đến an ninh, ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia thành viên”.“Đây là hoạt động đầu tiên của lực lượng tập thể CSTO kể từ khi thành lập tổ chức này từ năm 1999”. Ông Igor Korotchenko, tổng biên tập của Tạp chí Quốc phòng cho biết.Ông cũng nói thêm rằng, đó là một hoạt động gìn giữ hòa bình để ổn định tình hình trên đường phố. “Chưa có phát súng nào được bắn và vũ khí sẽ chỉ được sử dụng như một phương tiện cuối cùng nếu binh lính của chúng tôi gặp nguy hiểm”, chuyên gia này cho biết thêm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là một liên minh quân sự-chính trị giữa sáu quốc gia hậu Xô Viết gồm: Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Tajikistan và Kyrgyzstan. Đây là một tổ chức quân sự do các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG thành lập sau khi Liên Xô giải thể.
Tổ chức này được thành lập vào năm 1992 gồm 6 quốc gia trên, một vài năm sau đó thì Uzbekistan, Azerbaijan và Georgia cũng tham gia liên minh. Tuy nhiên, đến năm 1999, thì Azerbaijan, Georgia và Uzbekistan quyết định không gia hạn hiệp ước và rút khỏi tổ chức.
Cũng giống như NATO, CSTO được thành lập để bảo vệ các thành viên của mình khỏi các cuộc xâm lược quân sự. Một cuộc tấn công vào một quốc gia trên, sẽ được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các nước trong khối. Các thành viên của CSTO bị cấm, không được tham gia các liên minh quân sự khác.
Các thành viên trong khối hợp tác với nhau, chống lại các mối đe dọa khủng bố, buôn bán ma túy, chủ nghĩa cực đoan và cùng nhau giải quyết hậu quả của thiên tai. CSTO có lực lượng tập thể nhanh (khoảng 17-22 nghìn người), lực lượng triển khai nhanh tập thể (khoảng 5 nghìn người) và lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể.
Từ khi thành lập đến nay, Kazakhstan đã có hai thời điểm lịch sử yêu cầu sự giúp đỡ của các quốc gia thành viên trong khối CSTO để ổn định tình hình đất nước.
Vụ đầu tiên xảy ra vào năm 2009, khi Kyrgyzstan đối mặt với nguy cơ nội chiến, do các cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa cộng đồng người Kyrgyzstan và người Uzbekistan ở miền nam đất nước. CSTO đã tham gia giải quyết xung đột, nhưng không gửi quân đến đó.
Vụ thứ hai xảy ra ngay trong tháng đầu năm 2022, theo Tổng thống Kazakhstan Tokaev, đã có một âm mưu đảo chính ở nước này, khiến 17 cảnh sát và 26 người biểu tình đã thiệt mạng và hơn một nghìn người bị thương.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan đã kêu gọi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan để giúp kiềm chế tình hình bạo lực đang leo thang từ các cuộc biểu tình.
Đáp lại lời kêu gọi trên, hơn 2.500 lính dù với xe bọc thép hạng nhẹ, xe chiến đấu đổ bộ BMD-4, xe bọc thép Tiger, xe bọc thép BTR-82A, trạm liên lạc vệ tinh, cũng như các tổ hợp tác chiến điện tử Leer-3 từ Nga, Belarus, Armenia, Tajikistan và Kyrgyzstan đã được cử đến để xoa dịu căng thẳng.
Trong 30 năm qua, kể từ ngày thành lập, CSTO vẫn là một liên minh hòa bình, tiến hành các cuộc tập trận quân sự tập thể hàng năm, nhưng chưa bao giờ cử quân đội của mình đi bất cứ đâu. Tình hình ở Kazakhstan đã trở thành tiền lệ đầu tiên cho việc triển khai lực lượng quân sự CSTO.
Cơ sở pháp lý cho một bước như vậy là một đoạn trong điều lệ CSTO, trong đó giả định việc “tạo ra và phát triển một hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng, cũng như các sự kiện đe dọa đến an ninh, ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia thành viên”.
“Đây là hoạt động đầu tiên của lực lượng tập thể CSTO kể từ khi thành lập tổ chức này từ năm 1999”. Ông Igor Korotchenko, tổng biên tập của Tạp chí Quốc phòng cho biết.
Ông cũng nói thêm rằng, đó là một hoạt động gìn giữ hòa bình để ổn định tình hình trên đường phố. “Chưa có phát súng nào được bắn và vũ khí sẽ chỉ được sử dụng như một phương tiện cuối cùng nếu binh lính của chúng tôi gặp nguy hiểm”, chuyên gia này cho biết thêm. Nguồn ảnh: Pinterest.