Trong Ngày của Trẻ Em được tổ chức tại căn cứ Không quân Hoàng gia tại căn cứ Surat Tani, Quân đội Thái Lan đã bất ngờ giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không mới được nước này nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó là hệ thống tên lửa phòng không KS-1C. Nguồn ảnh: AAGTheo một số nguồn tin, Thái Lan trước đây đã ký mua ít nhất 3 tổ hợp tên lửa KS-1C từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: AAGNước này chính thức trở thành quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu KS-1, nước còn lại là Myanmar. Ảnh: Tên lửa KS-1 của Myanmar trước giờ duyệt binh. Nguồn ảnh: Defence-blogKS-1C là phiên bản xuất khẩu cho Thái Lan của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung KS-1 hay còn gọi là Khải Sơn-1, Hồng Kỳ 12 (HQ-12) do Trung Quốc phát triển từ những năm 1990 để thay thế cho mẫu tên lửa HQ-2 (S-75 Dvina) lỗi thời. Tuy nhiên, đến nay dù rằng KS-1 đã được biên chế, thế nhưng HQ-2 thì vẫn còn đó và vẫn đang trực chiến. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp tên lửa KS-1 gồm 2 thành phần chính gồm: 4 bệ phóng cơ động (8 đạn trên bệ phóng) và đài radar bắt mục tiêu/điều khiển hỏa lực SJ-202 hoặc H200. Ngoài ra còn các thành phần hỗ trợ như xe tiếp đạn (18 đạn dự trữ), sửa chữa, hậu cần. Nguồn ảnh: People DailyBệ phóng của tên lửa KS-1A khác xa với các loại tên lửa phòng không trên thế giới hiện nay, hoặc ít nhất là khác với phân loại tên lửa đổi không tầm trung. Theo đó, bệ phóng được trang bị “hai cánh tay” treo đạn tên lửa thay vì đặt đạn lên mặt trên của bệ. Nguồn ảnh: AusairpowerKhông rõ kiểu thiết kế này có ưu điểm gì, tuy nhiên nó có vô số nhược điểm rõ ràng. Trong chiến đấu, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi hệ thống treo bung ra, nếu không quả đạn sẽ rơi ngay trên đầu bệ phóng. Việc tái nạp tên lửa cũng gặp rất nhiều khó khăn, không rõ tại sao Trung Quốc lại thiết kế cơ cấu phóng kỳ lạ như vậy. Nguồn ảnh: AusairpowerMột phiên bản cải tiến với ống phóng hình hộp đã được phát triển, thế nhưng mẫu này hiện không được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: AusairpowerVề radar điều khiển hỏa lực, thế hệ đầu của tên lửa KS-1 dùng radar SJ-202 có hình dạng giống hệt đài điều khiển SNR-75 Fansong của tên lửa SAM-2. SJ-202 đạt tầm trinh sát 115km, theo dõi tầm 80km và dẫn đường tên lửa ở tầm 50km. Hệ thống radar được quảng cáo là có khả năng dẫn đường cho 2 tên lửa cùng tấn công 1 mục tiêu, tăng khả năng kháng nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: WikipediaSau này, các phiên bản KS-1A sử dụng hệ thống radar mới H-200, được cho là sao chép theo mẫu radar mảng pha AN/MPQ-53 của Mỹ. H-200 cung cấp khả năng khả năng, phát hiện, theo dõi, bám bắt, nhận dạng bạn thù, dẫn bắn hiệu quả hơn cho tên lửa. Radar H-200 có tầm trinh sát mục tiêu ở cự ly tối đa 120km, và theo dõi chặt chẽ mục tiêu ở khoảng cách 90km, phát hiện được các mục tiêu có diện tích phản xạ RCS từ 2m2 trở lên. H-200 có khả năng theo dõi chặt chẽ 3 mục tiêu, giám sát 3 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa cùng lúc. Nguồn ảnh: AusairpowerĐạn tên lửa dùng cho hệ thống KS-1 dài 5,6m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 1,2m, trọng lượng 886kg, lắp đầu đạn nặng 100kg. Đạn sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép cho phép đạt tầm bắn từ 500m tới 25km, tầm bắn xa từ 7-42km. Nguồn ảnh: ChinamilHiện không rõ phiên bản KS-1C mà Thái Lan mua của Trung Quốc có bị hạ cấp tầm bắn so với KS-1/1A hay là có điểm cải tiến nào khác hay không. Nguồn ảnh: Chinamil
Trong Ngày của Trẻ Em được tổ chức tại căn cứ Không quân Hoàng gia tại căn cứ Surat Tani, Quân đội Thái Lan đã bất ngờ giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không mới được nước này nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó là hệ thống tên lửa phòng không KS-1C. Nguồn ảnh: AAG
Theo một số nguồn tin, Thái Lan trước đây đã ký mua ít nhất 3 tổ hợp tên lửa KS-1C từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: AAG
Nước này chính thức trở thành quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu KS-1, nước còn lại là Myanmar. Ảnh: Tên lửa KS-1 của Myanmar trước giờ duyệt binh. Nguồn ảnh: Defence-blog
KS-1C là phiên bản xuất khẩu cho Thái Lan của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung KS-1 hay còn gọi là Khải Sơn-1, Hồng Kỳ 12 (HQ-12) do Trung Quốc phát triển từ những năm 1990 để thay thế cho mẫu tên lửa HQ-2 (S-75 Dvina) lỗi thời. Tuy nhiên, đến nay dù rằng KS-1 đã được biên chế, thế nhưng HQ-2 thì vẫn còn đó và vẫn đang trực chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp tên lửa KS-1 gồm 2 thành phần chính gồm: 4 bệ phóng cơ động (8 đạn trên bệ phóng) và đài radar bắt mục tiêu/điều khiển hỏa lực SJ-202 hoặc H200. Ngoài ra còn các thành phần hỗ trợ như xe tiếp đạn (18 đạn dự trữ), sửa chữa, hậu cần. Nguồn ảnh: People Daily
Bệ phóng của tên lửa KS-1A khác xa với các loại tên lửa phòng không trên thế giới hiện nay, hoặc ít nhất là khác với phân loại tên lửa đổi không tầm trung. Theo đó, bệ phóng được trang bị “hai cánh tay” treo đạn tên lửa thay vì đặt đạn lên mặt trên của bệ. Nguồn ảnh: Ausairpower
Không rõ kiểu thiết kế này có ưu điểm gì, tuy nhiên nó có vô số nhược điểm rõ ràng. Trong chiến đấu, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi hệ thống treo bung ra, nếu không quả đạn sẽ rơi ngay trên đầu bệ phóng. Việc tái nạp tên lửa cũng gặp rất nhiều khó khăn, không rõ tại sao Trung Quốc lại thiết kế cơ cấu phóng kỳ lạ như vậy. Nguồn ảnh: Ausairpower
Một phiên bản cải tiến với ống phóng hình hộp đã được phát triển, thế nhưng mẫu này hiện không được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Ausairpower
Về radar điều khiển hỏa lực, thế hệ đầu của tên lửa KS-1 dùng radar SJ-202 có hình dạng giống hệt đài điều khiển SNR-75 Fansong của tên lửa SAM-2. SJ-202 đạt tầm trinh sát 115km, theo dõi tầm 80km và dẫn đường tên lửa ở tầm 50km. Hệ thống radar được quảng cáo là có khả năng dẫn đường cho 2 tên lửa cùng tấn công 1 mục tiêu, tăng khả năng kháng nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau này, các phiên bản KS-1A sử dụng hệ thống radar mới H-200, được cho là sao chép theo mẫu radar mảng pha AN/MPQ-53 của Mỹ. H-200 cung cấp khả năng khả năng, phát hiện, theo dõi, bám bắt, nhận dạng bạn thù, dẫn bắn hiệu quả hơn cho tên lửa. Radar H-200 có tầm trinh sát mục tiêu ở cự ly tối đa 120km, và theo dõi chặt chẽ mục tiêu ở khoảng cách 90km, phát hiện được các mục tiêu có diện tích phản xạ RCS từ 2m2 trở lên. H-200 có khả năng theo dõi chặt chẽ 3 mục tiêu, giám sát 3 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa cùng lúc. Nguồn ảnh: Ausairpower
Đạn tên lửa dùng cho hệ thống KS-1 dài 5,6m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 1,2m, trọng lượng 886kg, lắp đầu đạn nặng 100kg. Đạn sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép cho phép đạt tầm bắn từ 500m tới 25km, tầm bắn xa từ 7-42km. Nguồn ảnh: Chinamil
Hiện không rõ phiên bản KS-1C mà Thái Lan mua của Trung Quốc có bị hạ cấp tầm bắn so với KS-1/1A hay là có điểm cải tiến nào khác hay không. Nguồn ảnh: Chinamil