Trong một bài viết mới đây với tựa đề "5 chiến đấu cơ thảm họa trong lịch sử", tạp chí National Interest đã xếp tiêm kích MiG-23 do Liên Xô phát triển vào top máy bay chiến đấu thảm họa nhất lịch sử.Theo tờ báo này, MiG-23 thường gặp trục trặc khi bay và rất khó bảo dưỡng. Các phi công thử nghiệm Mỹ được giao nhiệm vụ tìm hiểu tính năng của MiG-23 đều coi nó là một mối thảm họa. Năm 1984, trung tướng không quân Mỹ Robert M. Bond tử nạn khi lái một chiếc MiG-23.“Động cơ của MiG-23 xuống cấp quá nhanh và liên tục cần bảo dưỡng, thay thế. Thành tích chiến đấu của MiG-23 trong không quân Syria, Iraq và Lybia cũng không mấy khả quan nên không quá ngạc nhiên khi tiêm kích này gần như bị loại khỏi biên chế trước cả chiến đấu cơ tiền nhiệm MiG-21”, Natinal Interest viết.Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn về lịch sử tham chiến của tiêm kích đánh chặn MiG-23 thì nhận định của NI là vô căn cứ và thiếu trách nhiệm. MiG-23 không phải là một chiếc tiêm kích tồi, đó là một chiếc máy bay chiến đấu trên không rất tốt, ngay cả chính Quân đội Mỹ cũng phải thừa nhận khả năng của MiG-23.Không rõ thời điểm tham chiến chính thức của tiêm kích MiG-23, mà chỉ biết rằng trong khoảng 1982-1985 gắn liền với các cuộc xung đột trên không giữa Syria với Israel. Trong cuộc chiến này, các máy bay MiG-23 đã giao chiến ngang ngửa với tiêm kích F-4 và F-16 mới nhất của Israel. Không hề có chuyện MiG-23 bị coi là tiêm kích tồi.Các tài liệu của Liên Xô (thường là chính xác hơn Israel, phương Tây) ghi nhận, ngày 7/6/1982, biên đội 3 MiG-23MF của Không quân Syria đã bắn rơi hai tiêm kích thế hệ 4 F-16 của Không quân Israel bằng tên lửa tầm trung R-23. Hai ngày tiếp theo, Không quân Syria tiếp tục sử dụng MiG-23 với tên lửa tầm trung dẫn đường radar R-23 tiêu diệt thêm 2 chiếc F-16 nữa dù chịu tổn thất mất 2 MiG-23.Ngày 11/6/1981, biên đội tiêm kích MiG-23MS của Không quân Syria đã bắn hạ máy bay tiêm kích F-4 Phantom II của Không quân Israel bằng hai tên lửa K-13.Cũng theo các tài liệu của Liên Xô, ít nhất 3 chiếc tiêm kích F-15 và một chiếc F-4 của Israel đã bị tiêm kích MiG-23ML thế hệ mới (lúc bấy giờ) bắn rơi vào tháng 10/1983. Dù vậy thì như thường lệ học giả phương Tây phủ nhận thông tin này và nói ngược lại, cũng như trong cuộc chiến tranh Việt Nam.Năm 1987, các phi công Liên Xô sử dụng tiêm kích MiG-23MLD bắn hạ F-16 và trực thăng AH-1J của Không quân Pakistan trong cuộc chiến ở Afghanistan (giai đoạn Liên Xô tham chiến tại đây).Trong các cuộc xung đột cuối những năm 1980, các máy bay tiêm kích MiG-23 của Syria và Iraq thất thế trước các máy bay F-14 và F-16 thế hệ mới hơn của Mỹ. Tuy vậy, nhìn chung lịch sử tham chiến của MiG-23 là không hề tồi tệ chút nào, nó tỏ ra là một đối thủ khó chịu, phần còn lại nằm ở khả năng của người phi công. Lịch sử chiến tranh chứng minh rằng, có vũ khí hiện đại nhưng cần có con người giỏi thì mới có thể giành được chiến thắng.Không ít quốc gia thù địch với Liên Xô đều mong muốn có cơ hội đánh giá sức mạnh của tiêm kích MiG-23. Những năm 1970-1980, bằng nhiều cách thức, người Mỹ đã nhận được một số máy bay MiG-23MS/ML từ đồng minh Ai Cập. Ngay lập tức, họ đã đưa vào thử nghiệm đánh giá.Các tài liệu ghi nhận, phi công Hà Lan Leon Van Maurer, người có hơn 1.200 giờ bay với F-16, đã bay với chiếc MiG-23ML tại căn cứ không quân ở Đức và Mỹ trong các trận đánh giả định. Leon Van Maurer đã nhận xét MiG-23ML tỏ ra ưu việt hơn hẳn những phiên bản đầu của F-16 trong thao tác bay, và hệ thống không chiến ngoài tầm nhìn BVR (Beyond Visual Range).Israel cũng thu được một chiếc MiG-23MLD từ Syria và bắt tay vào đánh giá, và họ phải đưa ra nhận định "chua chát" rằng nó có tốc độ nhanh hơn cả tiêm kích F-16 và F/A-18 tiên tiến.Sau khi tìm hiểu một chiếc MiG-23 khác, người Mỹ và Israel kết luận rằng, MiG-23 ngoài một màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD, nó còn có một HUD khác hiển thị như một màn hình radar khoảng cách, cho phép phi công quan sát không giới hạn và làm việc đơn giản hơn với hệ thống rada của mình. Nét đặc trưng này cũng được lắp trên MiG-29, mặc dù trên máy bay có một màn hình CRT (màn hình ống phóng tia ca-tốt) có tác dụng như hệ thống kia.Nhìn chung, các phi công dày dạn kinh nghiệm của NATO, Mỹ, Israel đều có chung nhận định tiêm kích MiG-23 là “đối thủ khó chơi” trên bầu trời. Nhiều tính năng của MiG-23 vượt trội F-16, F-4, F/A-18. Rõ ràng, nhận định của tạp chí NI là vô căn cứ hoàn toàn. MiG-23 là một trong những tiêm kích xuất sắc nhất thế giới, chứ không phải là một thảm họa.
Trong một bài viết mới đây với tựa đề "5 chiến đấu cơ thảm họa trong lịch sử", tạp chí National Interest đã xếp tiêm kích MiG-23 do Liên Xô phát triển vào top máy bay chiến đấu thảm họa nhất lịch sử.
Theo tờ báo này, MiG-23 thường gặp trục trặc khi bay và rất khó bảo dưỡng. Các phi công thử nghiệm Mỹ được giao nhiệm vụ tìm hiểu tính năng của MiG-23 đều coi nó là một mối thảm họa. Năm 1984, trung tướng không quân Mỹ Robert M. Bond tử nạn khi lái một chiếc MiG-23.
“Động cơ của MiG-23 xuống cấp quá nhanh và liên tục cần bảo dưỡng, thay thế. Thành tích chiến đấu của MiG-23 trong không quân Syria, Iraq và Lybia cũng không mấy khả quan nên không quá ngạc nhiên khi tiêm kích này gần như bị loại khỏi biên chế trước cả chiến đấu cơ tiền nhiệm MiG-21”, Natinal Interest viết.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn về lịch sử tham chiến của tiêm kích đánh chặn MiG-23 thì nhận định của NI là vô căn cứ và thiếu trách nhiệm. MiG-23 không phải là một chiếc tiêm kích tồi, đó là một chiếc máy bay chiến đấu trên không rất tốt, ngay cả chính Quân đội Mỹ cũng phải thừa nhận khả năng của MiG-23.
Không rõ thời điểm tham chiến chính thức của tiêm kích MiG-23, mà chỉ biết rằng trong khoảng 1982-1985 gắn liền với các cuộc xung đột trên không giữa Syria với Israel. Trong cuộc chiến này, các máy bay MiG-23 đã giao chiến ngang ngửa với tiêm kích F-4 và F-16 mới nhất của Israel. Không hề có chuyện MiG-23 bị coi là tiêm kích tồi.
Các tài liệu của Liên Xô (thường là chính xác hơn Israel, phương Tây) ghi nhận, ngày 7/6/1982, biên đội 3 MiG-23MF của Không quân Syria đã bắn rơi hai tiêm kích thế hệ 4 F-16 của Không quân Israel bằng tên lửa tầm trung R-23. Hai ngày tiếp theo, Không quân Syria tiếp tục sử dụng MiG-23 với tên lửa tầm trung dẫn đường radar R-23 tiêu diệt thêm 2 chiếc F-16 nữa dù chịu tổn thất mất 2 MiG-23.
Ngày 11/6/1981, biên đội tiêm kích MiG-23MS của Không quân Syria đã bắn hạ máy bay tiêm kích F-4 Phantom II của Không quân Israel bằng hai tên lửa K-13.
Cũng theo các tài liệu của Liên Xô, ít nhất 3 chiếc tiêm kích F-15 và một chiếc F-4 của Israel đã bị tiêm kích MiG-23ML thế hệ mới (lúc bấy giờ) bắn rơi vào tháng 10/1983. Dù vậy thì như thường lệ học giả phương Tây phủ nhận thông tin này và nói ngược lại, cũng như trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Năm 1987, các phi công Liên Xô sử dụng tiêm kích MiG-23MLD bắn hạ F-16 và trực thăng AH-1J của Không quân Pakistan trong cuộc chiến ở Afghanistan (giai đoạn Liên Xô tham chiến tại đây).
Trong các cuộc xung đột cuối những năm 1980, các máy bay tiêm kích MiG-23 của Syria và Iraq thất thế trước các máy bay F-14 và F-16 thế hệ mới hơn của Mỹ. Tuy vậy, nhìn chung lịch sử tham chiến của MiG-23 là không hề tồi tệ chút nào, nó tỏ ra là một đối thủ khó chịu, phần còn lại nằm ở khả năng của người phi công. Lịch sử chiến tranh chứng minh rằng, có vũ khí hiện đại nhưng cần có con người giỏi thì mới có thể giành được chiến thắng.
Không ít quốc gia thù địch với Liên Xô đều mong muốn có cơ hội đánh giá sức mạnh của tiêm kích MiG-23. Những năm 1970-1980, bằng nhiều cách thức, người Mỹ đã nhận được một số máy bay MiG-23MS/ML từ đồng minh Ai Cập. Ngay lập tức, họ đã đưa vào thử nghiệm đánh giá.
Các tài liệu ghi nhận, phi công Hà Lan Leon Van Maurer, người có hơn 1.200 giờ bay với F-16, đã bay với chiếc MiG-23ML tại căn cứ không quân ở Đức và Mỹ trong các trận đánh giả định. Leon Van Maurer đã nhận xét MiG-23ML tỏ ra ưu việt hơn hẳn những phiên bản đầu của F-16 trong thao tác bay, và hệ thống không chiến ngoài tầm nhìn BVR (Beyond Visual Range).
Israel cũng thu được một chiếc MiG-23MLD từ Syria và bắt tay vào đánh giá, và họ phải đưa ra nhận định "chua chát" rằng nó có tốc độ nhanh hơn cả tiêm kích F-16 và F/A-18 tiên tiến.
Sau khi tìm hiểu một chiếc MiG-23 khác, người Mỹ và Israel kết luận rằng, MiG-23 ngoài một màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD, nó còn có một HUD khác hiển thị như một màn hình radar khoảng cách, cho phép phi công quan sát không giới hạn và làm việc đơn giản hơn với hệ thống rada của mình. Nét đặc trưng này cũng được lắp trên MiG-29, mặc dù trên máy bay có một màn hình CRT (màn hình ống phóng tia ca-tốt) có tác dụng như hệ thống kia.
Nhìn chung, các phi công dày dạn kinh nghiệm của NATO, Mỹ, Israel đều có chung nhận định tiêm kích MiG-23 là “đối thủ khó chơi” trên bầu trời. Nhiều tính năng của MiG-23 vượt trội F-16, F-4, F/A-18. Rõ ràng, nhận định của tạp chí NI là vô căn cứ hoàn toàn. MiG-23 là một trong những tiêm kích xuất sắc nhất thế giới, chứ không phải là một thảm họa.