Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (diễn ra vào năm 1980), quân đội Iraq đã sử dụng vũ khí hoá học lần cuối cùng trong lịch sử nhân loại tấn công vào thường dân. Theo thông tin được phía Iran thống kê, tổng cộng có tới hơn 30 vụ tấn công bằng vũ khí hoá học đã được Iraq thực hiện nhắm vào thường dân nước này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Thậm chí, Iran còn cáo buộc Iraq đã tấn công bằng vũ khí hoá học vào các khu vực trung tâm y tế và bệnh viện. Các vụ tấn công hoá học này đều có chủ đích rõ ràng và do quân đội Iraq thực hiện. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tổng cộng có khoảng 20.000 người Iran bao gồm cả binh sĩ, thường dân và nhân viên y tế đã thiệt mạng trong các vụ tấn công hoá học do Iraq thực hiện. Một vài báo cáo còn chỉ ra rằng phía Iraq cũng có người bị thiệt mạng do loại vũ khí hoá học này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Loại khí được sử dụng làm vũ khí hoá học trong các vụ tấn công này là khí nerve. Đây là loại hoá chất hữu cơ có chứa phốt pho, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá vỡ các cơ chế thần kinh, khiến cho thần kinh của nạn nhân dừng hoạt động ngay lập tức. Nguồn ảnh: Theatlantic.Khi dính phải thứ khí độc này, nạn nhân sẽ co giật, đồng tử co lại, tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát sau đó rơi vào trạng thái mất ý thức và cuối cùng là chết ngạt do phổi ngừng co bóp. Nguồn ảnh: Theatlantic.Điều đáng nói là chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể nạn nhân chỉ qua tiếp xúc ngoài da. Điều này khiến cho việc sử dụng mặt nạ phòng độc là không đủ mà phải sử dụng hệ thống quần áo chống độc chuyên dụng mới có thể sống sót được qua các đợt tấn công bằng khí nerve. Nguồn ảnh: Theatlantic.Kể cả khi nạn nhân không thiệt mạng, di chứng để lại cũng là rất kinh hoàng. Cho tới năm 2002, vẫn còn khoảng 5000 nạn nhân còn sống sót ở Iran phải điều trị thường xuyên trong đó có 1000 người phải nằm viện toàn thời gian. Nguồn ảnh: Theatlantic.Theo công ước Geneve, các cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học dưới bất cứ hình thức nào và vì bất cứ lý do gì đều là vi phạm tội ác chiến tranh. Tuy nhiên trên thực tế để ngăn chặn chiến thắng của Iran, Mỹ đã đứng phía sau ủng hộ Iraq sử dụng vũ khí hoá học vào Iran. Nguồn ảnh: Theatlantic.Theo các báo cáo của Iraq sau này bị lộ ra, việc nước này phát triển vũ khí hoá học đã được sự trợ giúp của rất nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Tây Đức, Hà Lan, Anh và Pháp. Thậm chí báo cáo còn chỉ rõ về việc Hà Lan, Australia, Italia, Pháp và cả Đông Đức lẫn Tây Đức đều xuất khẩu nguyên liệu cho Iraq để nước này chế tạo vũ khí hoá học. Nguồn ảnh: Theatlantic.Theo các thống kê của Iran, có tổng cộng khoảng 100.000 thương vong chủ yếu là dân thường đã thiệt mạng và bị thương trong các vụ tấn công hoá học của phía Iraq. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cho tới tận ngày nay, Iran vẫn chưa hề nhận được bất cứ khoản bồi thường nào về các vụ tấn công hoá học này và Iraq cùng với các nước phương Tây cũng không hề nhắc lại vấn đề này dù truyền thông Iran năm này cũng lên án hành động này của phương Tây. Nguồn ảnh: Theatlantic. Mời độc giả xem Video: Iran tự phát triển xe tăng trong vòng bao vây cấm vận.
Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (diễn ra vào năm 1980), quân đội Iraq đã sử dụng vũ khí hoá học lần cuối cùng trong lịch sử nhân loại tấn công vào thường dân. Theo thông tin được phía Iran thống kê, tổng cộng có tới hơn 30 vụ tấn công bằng vũ khí hoá học đã được Iraq thực hiện nhắm vào thường dân nước này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Thậm chí, Iran còn cáo buộc Iraq đã tấn công bằng vũ khí hoá học vào các khu vực trung tâm y tế và bệnh viện. Các vụ tấn công hoá học này đều có chủ đích rõ ràng và do quân đội Iraq thực hiện. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tổng cộng có khoảng 20.000 người Iran bao gồm cả binh sĩ, thường dân và nhân viên y tế đã thiệt mạng trong các vụ tấn công hoá học do Iraq thực hiện. Một vài báo cáo còn chỉ ra rằng phía Iraq cũng có người bị thiệt mạng do loại vũ khí hoá học này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Loại khí được sử dụng làm vũ khí hoá học trong các vụ tấn công này là khí nerve. Đây là loại hoá chất hữu cơ có chứa phốt pho, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá vỡ các cơ chế thần kinh, khiến cho thần kinh của nạn nhân dừng hoạt động ngay lập tức. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Khi dính phải thứ khí độc này, nạn nhân sẽ co giật, đồng tử co lại, tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát sau đó rơi vào trạng thái mất ý thức và cuối cùng là chết ngạt do phổi ngừng co bóp. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Điều đáng nói là chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể nạn nhân chỉ qua tiếp xúc ngoài da. Điều này khiến cho việc sử dụng mặt nạ phòng độc là không đủ mà phải sử dụng hệ thống quần áo chống độc chuyên dụng mới có thể sống sót được qua các đợt tấn công bằng khí nerve. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Kể cả khi nạn nhân không thiệt mạng, di chứng để lại cũng là rất kinh hoàng. Cho tới năm 2002, vẫn còn khoảng 5000 nạn nhân còn sống sót ở Iran phải điều trị thường xuyên trong đó có 1000 người phải nằm viện toàn thời gian. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Theo công ước Geneve, các cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học dưới bất cứ hình thức nào và vì bất cứ lý do gì đều là vi phạm tội ác chiến tranh. Tuy nhiên trên thực tế để ngăn chặn chiến thắng của Iran, Mỹ đã đứng phía sau ủng hộ Iraq sử dụng vũ khí hoá học vào Iran. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Theo các báo cáo của Iraq sau này bị lộ ra, việc nước này phát triển vũ khí hoá học đã được sự trợ giúp của rất nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Tây Đức, Hà Lan, Anh và Pháp. Thậm chí báo cáo còn chỉ rõ về việc Hà Lan, Australia, Italia, Pháp và cả Đông Đức lẫn Tây Đức đều xuất khẩu nguyên liệu cho Iraq để nước này chế tạo vũ khí hoá học. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Theo các thống kê của Iran, có tổng cộng khoảng 100.000 thương vong chủ yếu là dân thường đã thiệt mạng và bị thương trong các vụ tấn công hoá học của phía Iraq. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cho tới tận ngày nay, Iran vẫn chưa hề nhận được bất cứ khoản bồi thường nào về các vụ tấn công hoá học này và Iraq cùng với các nước phương Tây cũng không hề nhắc lại vấn đề này dù truyền thông Iran năm này cũng lên án hành động này của phương Tây. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Mời độc giả xem Video: Iran tự phát triển xe tăng trong vòng bao vây cấm vận.