Những năm 1960-1970, đứng trước tình hình Liên Xô sản xuất số lượng khổng lồ tới hàng nghìn chiếc tăng T-62, T-72 có khả năng chịu được phát bắn trực diện từ pháo tự hành chống tăng Kanonenjagdanpanzerand 90mm hay phát bắn của xe tăng Leopard 1 đã khiến Quân đội Đức đứng ngồi không yên. Họ nhanh chóng quyết định phải phát triển một loại xe tăng đủ sức tiêu diệt các thế hệ tăng Liên Xô. Đó là tiền đề cho sự ra đời của mẫu xe tăng VT độc đáo nhất chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: WTSĐầu những năm 1970, công ty chuyên lĩnh vực sản xuất xe bánh xích, động cơ diesel Maschinenbau Kiel GmbH (MaK) được giao nhiệm vụ phát triển một loại xe tăng không tháp pháo, phải có 2 nòng pháo. Kiểu xe tăng như vậy đi theo lối mòn thiết kế các loại pháo chống tăng tự hành trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Chính vì tư duy như vậy của MaK đã khiến cho nước Anh – tham gia bỏ tiền cho chương trình nghiên cứu từ bỏ Đức bởi họ không thích kiểu thiết kế tăng không tháp pháo như vậy, họ mong muốn một truyền thông hơn. Nguồn ảnh: WHOTất nhiên là MaK vẫn tiếp tục dự án đầy tham vọng của mình. Năm 1974, họ đã cho ra đời nguyên mẫu xe tăng VT - VT 1-1. Một năm sau họ tiếp tục sản xuất nguyên mẫu số 2 VT 1-2. Ngoài ra, MaK còn sản xuất thêm 5 mẫu thử nghiệm GVT. Trong ảnh, mẫu thử nghiệm GVT 04 tại bảo tàng. Nguồn ảnh: Photo ForumXe tăng 2 nòng VT 1-1 (hay còn gọi là Versuchsträger) được thiết kế sử dụng sẵn khung gầm xe tăng chủ lực MBT-70 - một dự án phát triển xe tăng Mỹ-Đức chết yểu. Khung thân MBT-70 được thiết kế với giáp bảo vệ đa lớp có khả năng kháng chịu hiệu quả đạn xuyên giáp AP và đạn nổ lõm HEAT. Các thử nghiệm cho thấy, nó chống được đạn xuyên APDS 105mm ở cự ly bắn 800m. MBT-70 cũng nổi bật với tốc độ cực cao đến 69km/h. Nguồn ảnh: WikipediaTrở lại với thiết kế xe tăng VT, nó có trọng lượng khoảng 43,5 tấn, dài 9,06m, rộng 3,54m, cao 2,04m. Nguồn ảnh: WHOSở hữu hệ truyền động tuyệt vời của MBT-70 và lắp động cơ MTU MB 803 Ra-500 công suất 1.500 mã lực cho phép xe tăng VT đạt tốc độ nhanh nhất lúc bấy giờ - 70km/h, cơ động trên địa hình khó khăn đến 40km/h. Tốc độ như thế này là vượt xa T-62 và T-72 thời bấy giờ. Nguồn ảnh: WHOVì là xe tăng không tháp pháo nên kíp lái 3 người đều bố trí ngồi ngang hàng nhau, cabin lái nằm ở phía trước. Nguồn ảnh: WHOVề mặt hỏa lực, như đã đề cập xe tăng VT sở hữu thiết kế cực độc trong lịch sử với hai nòng pháo lắp ở mặt trước hai hông xe. Nguyên mẫu VT 1-1 chỉ được lắp pháo 105mm rãnh xoắn với bộ nạp đạn thủ công thì từ VT 1-2 được trang bị pháo 120mm nòng trơn tiên tiến hơn. Nguồn ảnh: WHOĐặc biệt, pháo 120mm trên VT 1-2 được trang bị bộ nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn đến 6 phát/phút, sức xuyên cực mạnh, có thể bắn được cả tên lửa chống tăng qua nòng, tầm bắn xa, chính xác cao. Nó hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cần thiết khi phải đối mặt với xe tăng Liên Xô. Nguồn ảnh: WHOViệc sở hữu hai nòng pháo cho phép xe tăng VT chiếm ưu thế về tốc độ bắn so với các xe tăng Liên Xô gồm cả loại T-72 thế hệ mới. Tuy nhiên, trong các cuộc so sánh với dự án Leopard 2 do Krauss-Maffei phát triển, VT không hề có ưu điểm nào nổi trội hơn Leopard 2. Leopard 2 cũng có xác suất trúng đích trong phát bắn đầu tiên cao hơn hẳn VT hai nòng nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Ngoài ra, xe tăng không tháp pháo hai nòng bị coi là quá khó để đáp ứng chiến thuật tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: WHODo đó, sau khi hoàn thành thử nghiệm 7 nguyên mẫu VT, MaK buộc phải hủy bỏ dự án phát triển xe tăng hai nòng. Toàn bộ các mẫu thử được gửi vào viện bảo tàng. Nguồn ảnh: WHO
Những năm 1960-1970, đứng trước tình hình Liên Xô sản xuất số lượng khổng lồ tới hàng nghìn chiếc tăng T-62, T-72 có khả năng chịu được phát bắn trực diện từ pháo tự hành chống tăng Kanonenjagdanpanzerand 90mm hay phát bắn của xe tăng Leopard 1 đã khiến Quân đội Đức đứng ngồi không yên. Họ nhanh chóng quyết định phải phát triển một loại xe tăng đủ sức tiêu diệt các thế hệ tăng Liên Xô. Đó là tiền đề cho sự ra đời của mẫu xe tăng VT độc đáo nhất chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: WTS
Đầu những năm 1970, công ty chuyên lĩnh vực sản xuất xe bánh xích, động cơ diesel Maschinenbau Kiel GmbH (MaK) được giao nhiệm vụ phát triển một loại xe tăng không tháp pháo, phải có 2 nòng pháo. Kiểu xe tăng như vậy đi theo lối mòn thiết kế các loại pháo chống tăng tự hành trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Chính vì tư duy như vậy của MaK đã khiến cho nước Anh – tham gia bỏ tiền cho chương trình nghiên cứu từ bỏ Đức bởi họ không thích kiểu thiết kế tăng không tháp pháo như vậy, họ mong muốn một truyền thông hơn. Nguồn ảnh: WHO
Tất nhiên là MaK vẫn tiếp tục dự án đầy tham vọng của mình. Năm 1974, họ đã cho ra đời nguyên mẫu xe tăng VT - VT 1-1. Một năm sau họ tiếp tục sản xuất nguyên mẫu số 2 VT 1-2. Ngoài ra, MaK còn sản xuất thêm 5 mẫu thử nghiệm GVT. Trong ảnh, mẫu thử nghiệm GVT 04 tại bảo tàng. Nguồn ảnh: Photo Forum
Xe tăng 2 nòng VT 1-1 (hay còn gọi là Versuchsträger) được thiết kế sử dụng sẵn khung gầm xe tăng chủ lực MBT-70 - một dự án phát triển xe tăng Mỹ-Đức chết yểu. Khung thân MBT-70 được thiết kế với giáp bảo vệ đa lớp có khả năng kháng chịu hiệu quả đạn xuyên giáp AP và đạn nổ lõm HEAT. Các thử nghiệm cho thấy, nó chống được đạn xuyên APDS 105mm ở cự ly bắn 800m. MBT-70 cũng nổi bật với tốc độ cực cao đến 69km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trở lại với thiết kế xe tăng VT, nó có trọng lượng khoảng 43,5 tấn, dài 9,06m, rộng 3,54m, cao 2,04m. Nguồn ảnh: WHO
Sở hữu hệ truyền động tuyệt vời của MBT-70 và lắp động cơ MTU MB 803 Ra-500 công suất 1.500 mã lực cho phép xe tăng VT đạt tốc độ nhanh nhất lúc bấy giờ - 70km/h, cơ động trên địa hình khó khăn đến 40km/h. Tốc độ như thế này là vượt xa T-62 và T-72 thời bấy giờ. Nguồn ảnh: WHO
Vì là xe tăng không tháp pháo nên kíp lái 3 người đều bố trí ngồi ngang hàng nhau, cabin lái nằm ở phía trước. Nguồn ảnh: WHO
Về mặt hỏa lực, như đã đề cập xe tăng VT sở hữu thiết kế cực độc trong lịch sử với hai nòng pháo lắp ở mặt trước hai hông xe. Nguyên mẫu VT 1-1 chỉ được lắp pháo 105mm rãnh xoắn với bộ nạp đạn thủ công thì từ VT 1-2 được trang bị pháo 120mm nòng trơn tiên tiến hơn. Nguồn ảnh: WHO
Đặc biệt, pháo 120mm trên VT 1-2 được trang bị bộ nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn đến 6 phát/phút, sức xuyên cực mạnh, có thể bắn được cả tên lửa chống tăng qua nòng, tầm bắn xa, chính xác cao. Nó hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cần thiết khi phải đối mặt với xe tăng Liên Xô. Nguồn ảnh: WHO
Việc sở hữu hai nòng pháo cho phép xe tăng VT chiếm ưu thế về tốc độ bắn so với các xe tăng Liên Xô gồm cả loại T-72 thế hệ mới. Tuy nhiên, trong các cuộc so sánh với dự án Leopard 2 do Krauss-Maffei phát triển, VT không hề có ưu điểm nào nổi trội hơn Leopard 2. Leopard 2 cũng có xác suất trúng đích trong phát bắn đầu tiên cao hơn hẳn VT hai nòng nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Ngoài ra, xe tăng không tháp pháo hai nòng bị coi là quá khó để đáp ứng chiến thuật tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: WHO
Do đó, sau khi hoàn thành thử nghiệm 7 nguyên mẫu VT, MaK buộc phải hủy bỏ dự án phát triển xe tăng hai nòng. Toàn bộ các mẫu thử được gửi vào viện bảo tàng. Nguồn ảnh: WHO