Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, các cơ sở CNQP thời phát xít Đức bị tàn phá nặng nề, các nhà khoa học, kỹ sư lành nghề hoặc đã chết hoặc được Liên Xô – Mỹ thâu tóm. Ngoài ra, những biến động chính trị khiến nước Đức bị chia làm đôi cũng khiến cho nền CNQP hùng mạnh một thời không có cơ hội phát triển. Thời bấy giờ, Quân đội CHLB Đức chủ yếu sử dụng các xe tăng Patton (M47, M48) do Mỹ cung cấp.Mãi tới đầu những năm 1960, sau khi ổn định xong chính trị và kinh tế, Cộng hòa Liên bang Đức mới có thời gian “trở lại tham vọng” tự chế tạo xe tăng cho riêng mình, phù hợp với học thuyết quân sự, địa hình sử dụng ở châu Âu. Năm 1965, Quân đội Tây Đức chính thức trang bị mẫu xe tăng đầu tiên do nước này tự nghiên cứu, chế tạo – xe tăng Leopard 1 – tiếp nối huyền thoại Tiger, Panther.Khoảng 6.500 chiếc xe tăng Leopard 1 đã được sản xuất từ năm 1965 và xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, gồm cả quốc gia ở châu Âu. Leopard 1 trở thành mẫu xe tăng bán chạy nhất trong lịch sử xe tăng Đức.Chương trình phát triển xe tăng Leopard có nguồn gốc ban đầu là dự án thiết kế, xây dựng mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực dành riêng cho các nước Đức, Pháp, Italy - không phụ thuộc vào xe tăng Mỹ Patton hay Anh Quốc Centurion, khởi động năm 1957. Đến năm 1962, chính phủ Đức khi đó nhận thấy mẫu Standardpanzer -mà sau này là Leopoard 1 phù hợp với các yêu cầu của mình. Vì vậy, việc thiết kế hệ đối tác kết thúc. Về phần Pháp và Italy, Pháp đã chọn lựa sản xuất mẫu AMX-30 có nét giống Leopard 1, còn Italy thì đã hủy bỏ dự án và quyết định mua xe tăng M60 Patton của Mỹ.Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 có trọng lượng tổng thể khoảng 40-42 tấn tùy phiên bản, dài 9,54m (gồm cả nòng pháo), rộng 3,37m, cao 2,39m.Dự kiến ban đầu, người Đức có ý định trang bị cho xe tăng Leopard 1 hỏa lực mạnh mẽ và tính cơ động cực cao. Tuy nhiên, thời điểm đó người Đức chưa có động cơ đủ mạnh cho xe tăng nặng hơn 40 tấn. Chính vì thế, giáp bảo vệ của Leopard 1 bị cắt giảm ít nhiều nhường chỗ cho sự cơ động cao (đến 65km/h).Chính vì vậy, giáp bảo vệ của xe tăng Leopard 1 kém xa T-54/55 và T-62 của Liên Xô. Cụ thể, mặt trước thân xe chỉ dày khoảng 70mm và thậm chí là giáp trước tháp pháo (thường được làm rất dày trên các loại xe tăng) thì với Leopard 1 đó là cơn ác mộng - dày chừng 50mm. Mặc dù mặt trước xe được làm với góc nghiêng lớn nhưng chừng đó là chưa đủ để chống lại pháo tăng Liên Xô hay vũ khí chống tăng.Hai bên hông xe tăng ước chừng giáp thép chỉ dày khoảng 30-35mm.Kíp lái xe tăng Leopard 1 gồm 4 người: Chỉ huy và pháo thủ 1 ngồi bên phải; pháo thủ 2 (nạp đạn viên) ngồi bên trái) và lái xe ngồi ở phía trước tháp pháo, bên phải.Về hỏa lực, theo tiêu chuẩn hóa lực lượng xe tăng NATO khi đó, Leopard 1 được lắp pháo rãnh xoắn 105mm L7 cùng hai súng máy 7,62mm.Pháo chính có góc hạ nòng từ -9 đến +20 độ, cơ số đạn dự trữ 60 viên gồm các loại đạn xuyên giáp APDS, APFSDS và HEAT. Leopard 1 được trang bị hệ thống cân bằng ngang dọc cho pháo chính, hệ thống tính toán đường đạn điện tử, máy đo xa laser giúp xe có khả năng bắn chính xác trong khi hành tiến.Đến các phiên bản Leopard 1A5, 1A6 thì người Đức đã bỏ pháo L7 và thay bằng pháo nòng trơn 120mm L55 mạnh mẽ hơn cùng hệ thống kiểm soát bắn tiên tiến.Về tính cơ động, xe tăng Leopard 1 được trang bị động cơ diesel MB838 Ca M500 công suất 830 mã lực cho phép cố xe tăng hơn 40 tấn phi với tốc độ đến 65km/h - nhanh hơn bất kỳ loại tăng nào cùng thời của Nga, Mỹ.Bộ phận truyền động có 7 bánh đỡ và hệ thống treo xoắn riêng, 4 con lăn, có nhiệm vụ như bánh dẫn hướng phía trước và bánh dẫn động bố trí phía sau xe. Băng xích bằng thép với bản lề cao su.Leopard 1 có khả năng lội nước sâu 4m nếu được trang bị ống thông hơi. Ảnh: Leopard 1 của Quân đội Hy Lạp lội nước với ống thông khí.
Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, các cơ sở CNQP thời phát xít Đức bị tàn phá nặng nề, các nhà khoa học, kỹ sư lành nghề hoặc đã chết hoặc được Liên Xô – Mỹ thâu tóm. Ngoài ra, những biến động chính trị khiến nước Đức bị chia làm đôi cũng khiến cho nền CNQP hùng mạnh một thời không có cơ hội phát triển. Thời bấy giờ, Quân đội CHLB Đức chủ yếu sử dụng các xe tăng Patton (M47, M48) do Mỹ cung cấp.
Mãi tới đầu những năm 1960, sau khi ổn định xong chính trị và kinh tế, Cộng hòa Liên bang Đức mới có thời gian “trở lại tham vọng” tự chế tạo xe tăng cho riêng mình, phù hợp với học thuyết quân sự, địa hình sử dụng ở châu Âu. Năm 1965, Quân đội Tây Đức chính thức trang bị mẫu xe tăng đầu tiên do nước này tự nghiên cứu, chế tạo – xe tăng Leopard 1 – tiếp nối huyền thoại Tiger, Panther.
Khoảng 6.500 chiếc xe tăng Leopard 1 đã được sản xuất từ năm 1965 và xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, gồm cả quốc gia ở châu Âu. Leopard 1 trở thành mẫu xe tăng bán chạy nhất trong lịch sử xe tăng Đức.
Chương trình phát triển xe tăng Leopard có nguồn gốc ban đầu là dự án thiết kế, xây dựng mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực dành riêng cho các nước Đức, Pháp, Italy - không phụ thuộc vào xe tăng Mỹ Patton hay Anh Quốc Centurion, khởi động năm 1957. Đến năm 1962, chính phủ Đức khi đó nhận thấy mẫu Standardpanzer -mà sau này là Leopoard 1 phù hợp với các yêu cầu của mình. Vì vậy, việc thiết kế hệ đối tác kết thúc. Về phần Pháp và Italy, Pháp đã chọn lựa sản xuất mẫu AMX-30 có nét giống Leopard 1, còn Italy thì đã hủy bỏ dự án và quyết định mua xe tăng M60 Patton của Mỹ.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 có trọng lượng tổng thể khoảng 40-42 tấn tùy phiên bản, dài 9,54m (gồm cả nòng pháo), rộng 3,37m, cao 2,39m.
Dự kiến ban đầu, người Đức có ý định trang bị cho xe tăng Leopard 1 hỏa lực mạnh mẽ và tính cơ động cực cao. Tuy nhiên, thời điểm đó người Đức chưa có động cơ đủ mạnh cho xe tăng nặng hơn 40 tấn. Chính vì thế, giáp bảo vệ của Leopard 1 bị cắt giảm ít nhiều nhường chỗ cho sự cơ động cao (đến 65km/h).
Chính vì vậy, giáp bảo vệ của xe tăng Leopard 1 kém xa T-54/55 và T-62 của Liên Xô. Cụ thể, mặt trước thân xe chỉ dày khoảng 70mm và thậm chí là giáp trước tháp pháo (thường được làm rất dày trên các loại xe tăng) thì với Leopard 1 đó là cơn ác mộng - dày chừng 50mm. Mặc dù mặt trước xe được làm với góc nghiêng lớn nhưng chừng đó là chưa đủ để chống lại pháo tăng Liên Xô hay vũ khí chống tăng.
Hai bên hông xe tăng ước chừng giáp thép chỉ dày khoảng 30-35mm.
Kíp lái xe tăng Leopard 1 gồm 4 người: Chỉ huy và pháo thủ 1 ngồi bên phải; pháo thủ 2 (nạp đạn viên) ngồi bên trái) và lái xe ngồi ở phía trước tháp pháo, bên phải.
Về hỏa lực, theo tiêu chuẩn hóa lực lượng xe tăng NATO khi đó, Leopard 1 được lắp pháo rãnh xoắn 105mm L7 cùng hai súng máy 7,62mm.
Pháo chính có góc hạ nòng từ -9 đến +20 độ, cơ số đạn dự trữ 60 viên gồm các loại đạn xuyên giáp APDS, APFSDS và HEAT. Leopard 1 được trang bị hệ thống cân bằng ngang dọc cho pháo chính, hệ thống tính toán đường đạn điện tử, máy đo xa laser giúp xe có khả năng bắn chính xác trong khi hành tiến.
Đến các phiên bản Leopard 1A5, 1A6 thì người Đức đã bỏ pháo L7 và thay bằng pháo nòng trơn 120mm L55 mạnh mẽ hơn cùng hệ thống kiểm soát bắn tiên tiến.
Về tính cơ động, xe tăng Leopard 1 được trang bị động cơ diesel MB838 Ca M500 công suất 830 mã lực cho phép cố xe tăng hơn 40 tấn phi với tốc độ đến 65km/h - nhanh hơn bất kỳ loại tăng nào cùng thời của Nga, Mỹ.
Bộ phận truyền động có 7 bánh đỡ và hệ thống treo xoắn riêng, 4 con lăn, có nhiệm vụ như bánh dẫn hướng phía trước và bánh dẫn động bố trí phía sau xe. Băng xích bằng thép với bản lề cao su.
Leopard 1 có khả năng lội nước sâu 4m nếu được trang bị ống thông hơi. Ảnh: Leopard 1 của Quân đội Hy Lạp lội nước với ống thông khí.