Theo đó, trong ngày 12/7 vừa dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko, đại diện nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đã làm lễ đặt ky (keel) cho tàu hộ vệ tên lửa thứ 15 thuộc Project 21630 của Hải quân Nga hay còn được biết tới với cái tên lớp Buyan.
Theo đó tàu hộ vệ Stavropol, là chiếc 15 thuộc lớp Buyan nhưng lại là chiếc thứ 12 thuộc lớp Buyan-M (Project 21631) một biến thể nâng cấp của Buyan được nhà máy đóng tàu Zelenodolsk thiết kế và đóng mới cho Hải quân Nga từ năm 2004.
Trải qua chặng đường 14 năm, số lượng tàu hộ vệ lớp Buyan của Hải quân Nga đã lên con số thứ 15, đây cũng là lớp tàu chiến có số lượng lớn nhất từng được Nga khởi động và đưa vào biên chế kể từ khi Liên Xô tan rã.
|
Nga vừa hạ thủy tàu tên lửa Stavropol Đề án 21631 thứ 12. Ảnh: TASS. |
Tham dự buổi lễ trên không chỉ có Thứ trưởng Alexei Krivoruchko mà còn có các đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Nga và quan chức vùng Tatarstan điều này ít nhiều có thấy dấu mốc quan trọng này đối với Hải quân Nga.
Mặc dù, không phải là lớp tàu chiến mạnh nhất hay có thể so sánh với các tàu khu trục hạm cỡ lớn của phương Tây thế nhưng các tàu lớp Buyan vẫn mang đến cho Hải quân Nga sức mạnh chưa từng có nhất là khi nó được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr đã được chứng minh sức mạnh trong cuộc chiến ở Syria.
Mời độc giả xem video: Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa vào căn cứ của IS tại Syria năm 2017 (Nguồn: VTC14)
Với tên lửa hành trình Kalibr các tàu Buyan-M có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu trên biển và ven biển ở khoảng cách từ 1.500 đến 2.500 km. Ngoài ra, các tàu Buyan cũng được trang bị các hệ thống vũ khí hải quân tiên tiến.
Tàu được thiết kế cho thủy thủ đoàn gồm 52 người có chiều dài 75 mét, trọng tải choáng nước 949 tấn và có tốc độ di chuyển tối đa trên biển vào khoảng 25 hải lý/giờ (46,3 km/h).