Khi nhắc tới kiểu tàu tên lửa nhỏ trên thế giới, có lẽ người ta thường nghĩ ngay tới các thiết kế nổi tiếng của Liên Xô (cũ) và nước Nga hiện tại. Ví dụ như tàu tên lửa lớp Osa, Komar, Molniya, Nanuchka… Trong khi đó, Hải quân Mỹ thường được biết tới là sở hữu các lớp tàu khu trục, tuần dương, tàu sân bay. Họ bỏ qua hoàn toàn phân khúc tàu hộ vệ nhỏ hay tàu tên lửa cao tốc.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người Mỹ chưa từng có tàu tên lửa nhỏ. Thực tế là tới trước năm 1993, Hải quân Mỹ vẫn duy trì ít nhất 6 tàu tên lửa nhỏ tốc độ cao trong biên chế. Ảnh: Tàu tên lửa lớp Pegasus của Hải quân Mỹ đang phi nước đại trên biển.Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Pegasus do hãng Boeing Marine Systems thiết kế và chế tạo cho Hải quân Mỹ sử dụng trong giai đoạn từ 1977 tới 1993.Bối cảnh dẫn tới sự phát triển của Pegasus rơi vào cuối những năm 1960, khối quân sự NATO yêu cầu sự cần thiết phải phát triển tàu chiến nhỏ, nhanh để đối phó với lượng lớn tàu tên lửa nhỏ như Komar và Osa của khối quân sự Warsaw. Chương trình phát triển tàu tên lửa nhỏ được thúc đẩy mạnh mẽ từ Đô đốc Elmo Zumwalt.Hải quân Mỹ đã đề xuất thiết kế tàu tên lửa nhỏ lớp Pegasus như một tiêu chuẩn thiết kế cho toàn lực lượng quân sự NATO hoạt động ở Biển Bắc và Biển Baltic.Tàu tên lửa Pegasus có lượng giãn nước toàn tải khoảng 237 tấn, dài 40m và rộng 8,5m với thủy thủ đoàn 17 người.Cũng như các tàu tên lửa nhỏ của Liên Xô, Pegasus thiết kế theo chiến thuật "đánh và chạy" tận dụng ưu thế tốc độ tấn công chớp nhoáng kẻ địch rồi rút lui bằng tốc độ cao. Để có được điều đó, Boeing Marine đã sử dụng thiết kế tàu cánh ngầm để áp dụng cho lớp Pegasus và trang bị tới 3 loại động cơ.Theo đó, nó được trang bị 2 động cơ diesel tuốc bin tăng áp MTU của hãng Mercedes-Benz cung cấp tổng công suất 1.600 mã lực cho phép di chuyển với tốc độ 12 hải lý/h trong chế độ dùng thân chính.Khi hoạt động với cánh ngầm, con tàu được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM2500 công suất 18.000 mã lực cùng hệ thống đẩy water Jet cho tốc độ tối đa tới 48 hải lý/h.Về hỏa lực, tàu tên lửa cánh ngầm Pegasus được trang bị một bệ pháo Oto Melara 76,2mm Mk 75......và 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon với tầm bắn 100km. Ngoài ra, nó có thể sử dụng tên lửa chống hạm MM38 Exocet của Pháp.Dù được đánh giá là thiết kế tàu tên lửa cánh ngầm thành công, tuy nhiên sau khi Đô đốc Elmo Zumwalt nghỉ hưu, Hải quân Mỹ lại quay sang đầu tư cho thiết kế tàu chiến lớn, bỏ quên lớp Pegasus. Rốt cuộc là chỉ có 6 chiếc được chế tạo trong giai đoạn từ 1973-1982 trang bị cho Hải quân Mỹ sử dụng để tuần tra bờ biển, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, vượt biên trái phép.Ngày 30/7/1993, toàn bộ 6 tàu tên lửa lớp Pegasus bị rút khỏi trang bị Hải quân Mỹ. Đó là lớp tàu tên lửa nhỏ cuối cùng của nước Mỹ.
Khi nhắc tới kiểu tàu tên lửa nhỏ trên thế giới, có lẽ người ta thường nghĩ ngay tới các thiết kế nổi tiếng của Liên Xô (cũ) và nước Nga hiện tại. Ví dụ như tàu tên lửa lớp Osa, Komar, Molniya, Nanuchka… Trong khi đó, Hải quân Mỹ thường được biết tới là sở hữu các lớp tàu khu trục, tuần dương, tàu sân bay. Họ bỏ qua hoàn toàn phân khúc tàu hộ vệ nhỏ hay tàu tên lửa cao tốc.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người Mỹ chưa từng có tàu tên lửa nhỏ. Thực tế là tới trước năm 1993, Hải quân Mỹ vẫn duy trì ít nhất 6 tàu tên lửa nhỏ tốc độ cao trong biên chế. Ảnh: Tàu tên lửa lớp Pegasus của Hải quân Mỹ đang phi nước đại trên biển.
Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Pegasus do hãng Boeing Marine Systems thiết kế và chế tạo cho Hải quân Mỹ sử dụng trong giai đoạn từ 1977 tới 1993.
Bối cảnh dẫn tới sự phát triển của Pegasus rơi vào cuối những năm 1960, khối quân sự NATO yêu cầu sự cần thiết phải phát triển tàu chiến nhỏ, nhanh để đối phó với lượng lớn tàu tên lửa nhỏ như Komar và Osa của khối quân sự Warsaw. Chương trình phát triển tàu tên lửa nhỏ được thúc đẩy mạnh mẽ từ Đô đốc Elmo Zumwalt.
Hải quân Mỹ đã đề xuất thiết kế tàu tên lửa nhỏ lớp Pegasus như một tiêu chuẩn thiết kế cho toàn lực lượng quân sự NATO hoạt động ở Biển Bắc và Biển Baltic.
Tàu tên lửa Pegasus có lượng giãn nước toàn tải khoảng 237 tấn, dài 40m và rộng 8,5m với thủy thủ đoàn 17 người.
Cũng như các tàu tên lửa nhỏ của Liên Xô, Pegasus thiết kế theo chiến thuật "đánh và chạy" tận dụng ưu thế tốc độ tấn công chớp nhoáng kẻ địch rồi rút lui bằng tốc độ cao. Để có được điều đó, Boeing Marine đã sử dụng thiết kế tàu cánh ngầm để áp dụng cho lớp Pegasus và trang bị tới 3 loại động cơ.
Theo đó, nó được trang bị 2 động cơ diesel tuốc bin tăng áp MTU của hãng Mercedes-Benz cung cấp tổng công suất 1.600 mã lực cho phép di chuyển với tốc độ 12 hải lý/h trong chế độ dùng thân chính.
Khi hoạt động với cánh ngầm, con tàu được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM2500 công suất 18.000 mã lực cùng hệ thống đẩy water Jet cho tốc độ tối đa tới 48 hải lý/h.
Về hỏa lực, tàu tên lửa cánh ngầm Pegasus được trang bị một bệ pháo Oto Melara 76,2mm Mk 75...
...và 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon với tầm bắn 100km. Ngoài ra, nó có thể sử dụng tên lửa chống hạm MM38 Exocet của Pháp.
Dù được đánh giá là thiết kế tàu tên lửa cánh ngầm thành công, tuy nhiên sau khi Đô đốc Elmo Zumwalt nghỉ hưu, Hải quân Mỹ lại quay sang đầu tư cho thiết kế tàu chiến lớn, bỏ quên lớp Pegasus. Rốt cuộc là chỉ có 6 chiếc được chế tạo trong giai đoạn từ 1973-1982 trang bị cho Hải quân Mỹ sử dụng để tuần tra bờ biển, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, vượt biên trái phép.
Ngày 30/7/1993, toàn bộ 6 tàu tên lửa lớp Pegasus bị rút khỏi trang bị Hải quân Mỹ. Đó là lớp tàu tên lửa nhỏ cuối cùng của nước Mỹ.