Thời gian gần đây, báo chí Nga tiếp tục loan tin khả năng Việt Nam tùy chọn đóng thêm một số tàu tên lửa Molniya nữa, nhưng thay đổi hệ thống vũ khí. Mà cụ thể là tên lửa chống hạm, thay thế tên lửa Uran-E bằng P-800 Yakhont hoặc Oniks hoặc Kalibr hoặc BrahMos. Trước đó, từ giữa 2015, Tổng giám đốc Cục thiết kế TW hàng hải Almaz Shlyakhtenko đã cho biết rằng, “Việt Nam đề nghị trang bị vũ khí mới (cho tàu tên lửa Molniya), muốn là các loại BrahMos hoặc Yakhont”.Tuy nhiên, với lượng giãn nước chỉ 500 tấn, liệu rằng tàu tên lửa Molniya có đủ khả năng triển khai nhiều tên lửa hành trình cỡ lớn như Yakhont hay Kalibr hay không? Bởi trên thế giới hiện không có tàu tên lửa nhỏ nào lắp đặt tên lửa cỡ lớn này.Rất may, câu trả lời là có! Mà thực tế một phương án trang bị tên lửa Yakhont với tàu tên lửa Molniya đã được Nga triển khai từ cách đây gần 15 năm. Trong ảnh, hình ảnh tàu tên lửa Molniya bắn thử nghiệm tên lửa Yakhont/Oniks được trưng bày tại triển lãm MAKS-2003 tại Moscow.Còn đây là mô hình tàu tên lửa Molniya tích hợp bệ phóng và radar dẫn bắn cho tên lửa hành trình Yakhont được trưng bày tại triển lãm MAKS-2011.Đây thực sự là tin vui với Hải quân Việt Nam, nếu như Nga đã có sẵn phương án thiết kế trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng như Yakhont thì sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian triển khai dự án chế tạo tàu tên lửa Molniya nếu Việt Nam chấp thuận.Cơ bản thì tàu tên lửa Molniya lắp Yakhont chủ yếu thay đổi về hệ thống tên lửa và bổ sung thêm một radar dẫn bắn phù hợp đặt trên nóc thượng tầng – đó chắc chắn là một radar rất lớn. Trong khi các hệ thống vũ khí còn lại gồm pháo hạm AK-176M, pháo phòng không AK-630 vẫn như cũ.Với các tên lửa hạng nặng như Yakhont, các tàu tên lửa cỡ 500 tấn chỉ có thể triển khai tối đa 2 bệ phóng với 8 quả đạn được bố trí theo phương nghiêng.Dù là số lượng tên lửa ít hơn tàu M với hệ thống Kh-35 Uran-E, nhưng bù lại Yakhont đem lại ưu thế lớn cho tàu tên lửa nhỏ. Tầm bắn lên tới 300km và tốc độ siêu vượt âm của Yakhont khiến tàu địch khó mà đánh trả.P-800 Yakhont là phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình chống hạm Oniks do hãng NPO Mashinostroyeniya phát triển và đưa vào trang bị từ năm 2002 tới nay. Hiện Việt Nam đã có trong trang bị tên lửa Yakhont, nhưng là trên hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.Một quả tên lửa hành trình chống hạm Yakhont có trọng lượng lên tới 3 tấn, dài 8,9m, đường kính 700mm, mang đầu đạn nặng 250kg.Tên lửa đạt tầm phóng từ 120-300km (phiên bản nội địa lên tới 600km) với tốc độ bay siêu thanh Mach 2,8-3 sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm Ramjet kết hợp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Cách mục tiêu 50km, tên lửa tự dẫn hướng bằng radar chủ động.
Thời gian gần đây, báo chí Nga tiếp tục loan tin khả năng Việt Nam tùy chọn đóng thêm một số tàu tên lửa Molniya nữa, nhưng thay đổi hệ thống vũ khí. Mà cụ thể là tên lửa chống hạm, thay thế tên lửa Uran-E bằng P-800 Yakhont hoặc Oniks hoặc Kalibr hoặc BrahMos. Trước đó, từ giữa 2015, Tổng giám đốc Cục thiết kế TW hàng hải Almaz Shlyakhtenko đã cho biết rằng, “Việt Nam đề nghị trang bị vũ khí mới (cho tàu tên lửa Molniya), muốn là các loại BrahMos hoặc Yakhont”.
Tuy nhiên, với lượng giãn nước chỉ 500 tấn, liệu rằng tàu tên lửa Molniya có đủ khả năng triển khai nhiều tên lửa hành trình cỡ lớn như Yakhont hay Kalibr hay không? Bởi trên thế giới hiện không có tàu tên lửa nhỏ nào lắp đặt tên lửa cỡ lớn này.
Rất may, câu trả lời là có! Mà thực tế một phương án trang bị tên lửa Yakhont với tàu tên lửa Molniya đã được Nga triển khai từ cách đây gần 15 năm. Trong ảnh, hình ảnh tàu tên lửa Molniya bắn thử nghiệm tên lửa Yakhont/Oniks được trưng bày tại triển lãm MAKS-2003 tại Moscow.
Còn đây là mô hình tàu tên lửa Molniya tích hợp bệ phóng và radar dẫn bắn cho tên lửa hành trình Yakhont được trưng bày tại triển lãm MAKS-2011.
Đây thực sự là tin vui với Hải quân Việt Nam, nếu như Nga đã có sẵn phương án thiết kế trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng như Yakhont thì sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian triển khai dự án chế tạo tàu tên lửa Molniya nếu Việt Nam chấp thuận.
Cơ bản thì tàu tên lửa Molniya lắp Yakhont chủ yếu thay đổi về hệ thống tên lửa và bổ sung thêm một radar dẫn bắn phù hợp đặt trên nóc thượng tầng – đó chắc chắn là một radar rất lớn. Trong khi các hệ thống vũ khí còn lại gồm pháo hạm AK-176M, pháo phòng không AK-630 vẫn như cũ.
Với các tên lửa hạng nặng như Yakhont, các tàu tên lửa cỡ 500 tấn chỉ có thể triển khai tối đa 2 bệ phóng với 8 quả đạn được bố trí theo phương nghiêng.
Dù là số lượng tên lửa ít hơn tàu M với hệ thống Kh-35 Uran-E, nhưng bù lại Yakhont đem lại ưu thế lớn cho tàu tên lửa nhỏ. Tầm bắn lên tới 300km và tốc độ siêu vượt âm của Yakhont khiến tàu địch khó mà đánh trả.
P-800 Yakhont là phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình chống hạm Oniks do hãng NPO Mashinostroyeniya phát triển và đưa vào trang bị từ năm 2002 tới nay. Hiện Việt Nam đã có trong trang bị tên lửa Yakhont, nhưng là trên hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.
Một quả tên lửa hành trình chống hạm Yakhont có trọng lượng lên tới 3 tấn, dài 8,9m, đường kính 700mm, mang đầu đạn nặng 250kg.
Tên lửa đạt tầm phóng từ 120-300km (phiên bản nội địa lên tới 600km) với tốc độ bay siêu thanh Mach 2,8-3 sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm Ramjet kết hợp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Cách mục tiêu 50km, tên lửa tự dẫn hướng bằng radar chủ động.