Mới đây, Bắc Kinh được cho là đã nhượng bộ yêu cầu của Mỹ khi đồng ý tiến hành cuộc đàm phán giữa giới chức quân sự hai nước. Họ đã thảo luận về tình hình Afghanistan cũng như những rủi ro của các cuộc đụng độ trên biển.Bất chấp tín hiệu trên, Bộ Chỉ huy Chiến lược Quân đội Mỹ tuyên bố rằng trong một vài năm tới, Trung Quốc chứ không phải Liên bang Nga sẽ trở thành mối đe dọa hạt nhân chính đối với họ.Hình ảnh vệ tinh cho thấy hàng trăm hầm phóng tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới lo ngại, bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố rằng quy mô lực lượng hạt nhân của họ thấp hơn so với Mỹ.Cuộc đàm phán giữa quân đội của hai siêu cường diễn ra lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Joseph Biden nhậm chức. Như nhấn mạnh của Reuters, ông Biden gọi cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh là "phép thử địa chính trị lớn nhất" của thế kỷ 21.Mặc dù vậy, các quan chức quân sự Mỹ từ lâu đã tìm cách thiết lập đường dây liên lạc với Trung Quốc để tránh những sự cố có thể xảy ra.Vừa qua ông Michael Chase - Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã có thể nói chuyện qua liên kết video với Thiếu tướng Huang Xueping - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)."Cả hai bên nhất trí rằng điều quan trọng là phải giữ cho các đường dây liên lạc giữa quân đội hai nước hoạt động", phía Mỹ thông báo. Theo khẳng định của Washington, vấn đề an ninh ở Biển Đông đã được thảo luận.Nhưng tờ South China Morning Post lại nói rằng chủ đề này đã không còn gay gắt nhất, Afghanistan mới là mối quan tâm chính của Bắc Kinh, đây là lý do mà Trung Quốc quyết định liên lạc với Lầu Năm Góc.Nhưng cuộc tiếp xúc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến lĩnh vực vũ khí hạt nhân, và Washington cực kỳ không hài lòng về điều đó. Tướng Thomas Bassier - Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đã đưa ra bình luận quan trọng.Ông Bassier nhận định những tuyên bố của Trung Quốc rằng họ muốn duy trì số lượng đầu đạn tối thiểu như một phương tiện răn đe hạt nhân là không đúng. Sẽ đến lúc mối đe dọa từ Trung Quốc vượt quá cả Nga, điều đó sẽ xảy ra trong một vài năm tới.Ước tính này được Lầu Năm Góc đưa ra không chỉ dựa trên yếu tố Bắc Kinh có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân mà việc triển khai hoạt động cũng được tính đến.Đây chính là thời điểm các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng hàng trăm hầm phóng tên lửa mới.Trước đây Bắc Kinh tuyên bố kho vũ khí hạt nhân của họ là thấp so với Mỹ cũng như Nga và chỉ đồng ý đối thoại khi Washington giảm lượng dự trữ xuống ngang với mình.Năm 2020, Lầu Năm Góc báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc đã triển khai khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, nhưng đánh giá con số ít nhất sẽ tăng gấp đôi.Tướng Bassier cho biết, Trung Quốc đã tiến hành số cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo vào năm ngoái nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới.Phản ứng của các quan chức Trung Quốc trước tiết lộ của tướng Mỹ sẽ chưa được đưa ra ngay, nhưng ông Hu Xijin - Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu đã bắt đầu bác bỏ lời cáo buộc.Theo ông Hu Xijin, Tướng Bassier muốn giải quyết hai vấn đề cùng lúc. Đầu tiên, ông ta muốn gieo mầm bất hòa giữa Nga và Trung Quốc, làm dấy lên nỗi sợ hãi ở Moskva.Trung Quốc có số lượng đầu đạn hạt nhân ít hơn Nga. Nga có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Mỹ. Không thể tưởng tượng được rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt quá Nga trong tương lai gần.Thứ hai, vị tướng Mỹ muốn kéo Trung Quốc vào một cơ chế đối thoại nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của nước này. Điều đó sẽ giúp duy trì khoảng cách lớn giữa Bắc Kinh và Washington.Bên cạnh đó, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Vasily Kashin cho biết: “Trong thập kỷ này, Trung Quốc vẫn thua kém Nga về số lượng đầu đạn. Nhưng nếu chúng ta nói về dài hạn thì tất nhiên họ có nhiều nguồn lực hơn để tăng số lượng"."Có lẽ Trung Quốc sẽ thấy mình ở một đẳng cấp khác so với Anh và Pháp, họ sẽ tạo ra bước nhảy vọt lên hàng trăm, hàng nghìn đầu đạn”.
Mới đây, Bắc Kinh được cho là đã nhượng bộ yêu cầu của Mỹ khi đồng ý tiến hành cuộc đàm phán giữa giới chức quân sự hai nước. Họ đã thảo luận về tình hình Afghanistan cũng như những rủi ro của các cuộc đụng độ trên biển.
Bất chấp tín hiệu trên, Bộ Chỉ huy Chiến lược Quân đội Mỹ tuyên bố rằng trong một vài năm tới, Trung Quốc chứ không phải Liên bang Nga sẽ trở thành mối đe dọa hạt nhân chính đối với họ.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy hàng trăm hầm phóng tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới lo ngại, bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố rằng quy mô lực lượng hạt nhân của họ thấp hơn so với Mỹ.
Cuộc đàm phán giữa quân đội của hai siêu cường diễn ra lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Joseph Biden nhậm chức. Như nhấn mạnh của Reuters, ông Biden gọi cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh là "phép thử địa chính trị lớn nhất" của thế kỷ 21.
Mặc dù vậy, các quan chức quân sự Mỹ từ lâu đã tìm cách thiết lập đường dây liên lạc với Trung Quốc để tránh những sự cố có thể xảy ra.
Vừa qua ông Michael Chase - Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã có thể nói chuyện qua liên kết video với Thiếu tướng Huang Xueping - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
"Cả hai bên nhất trí rằng điều quan trọng là phải giữ cho các đường dây liên lạc giữa quân đội hai nước hoạt động", phía Mỹ thông báo. Theo khẳng định của Washington, vấn đề an ninh ở Biển Đông đã được thảo luận.
Nhưng tờ South China Morning Post lại nói rằng chủ đề này đã không còn gay gắt nhất, Afghanistan mới là mối quan tâm chính của Bắc Kinh, đây là lý do mà Trung Quốc quyết định liên lạc với Lầu Năm Góc.
Nhưng cuộc tiếp xúc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến lĩnh vực vũ khí hạt nhân, và Washington cực kỳ không hài lòng về điều đó. Tướng Thomas Bassier - Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đã đưa ra bình luận quan trọng.
Ông Bassier nhận định những tuyên bố của Trung Quốc rằng họ muốn duy trì số lượng đầu đạn tối thiểu như một phương tiện răn đe hạt nhân là không đúng. Sẽ đến lúc mối đe dọa từ Trung Quốc vượt quá cả Nga, điều đó sẽ xảy ra trong một vài năm tới.
Ước tính này được Lầu Năm Góc đưa ra không chỉ dựa trên yếu tố Bắc Kinh có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân mà việc triển khai hoạt động cũng được tính đến.
Đây chính là thời điểm các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng hàng trăm hầm phóng tên lửa mới.
Trước đây Bắc Kinh tuyên bố kho vũ khí hạt nhân của họ là thấp so với Mỹ cũng như Nga và chỉ đồng ý đối thoại khi Washington giảm lượng dự trữ xuống ngang với mình.
Năm 2020, Lầu Năm Góc báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc đã triển khai khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, nhưng đánh giá con số ít nhất sẽ tăng gấp đôi.
Tướng Bassier cho biết, Trung Quốc đã tiến hành số cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo vào năm ngoái nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới.
Phản ứng của các quan chức Trung Quốc trước tiết lộ của tướng Mỹ sẽ chưa được đưa ra ngay, nhưng ông Hu Xijin - Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu đã bắt đầu bác bỏ lời cáo buộc.
Theo ông Hu Xijin, Tướng Bassier muốn giải quyết hai vấn đề cùng lúc. Đầu tiên, ông ta muốn gieo mầm bất hòa giữa Nga và Trung Quốc, làm dấy lên nỗi sợ hãi ở Moskva.
Trung Quốc có số lượng đầu đạn hạt nhân ít hơn Nga. Nga có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Mỹ. Không thể tưởng tượng được rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt quá Nga trong tương lai gần.
Thứ hai, vị tướng Mỹ muốn kéo Trung Quốc vào một cơ chế đối thoại nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của nước này. Điều đó sẽ giúp duy trì khoảng cách lớn giữa Bắc Kinh và Washington.
Bên cạnh đó, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Vasily Kashin cho biết: “Trong thập kỷ này, Trung Quốc vẫn thua kém Nga về số lượng đầu đạn. Nhưng nếu chúng ta nói về dài hạn thì tất nhiên họ có nhiều nguồn lực hơn để tăng số lượng".
"Có lẽ Trung Quốc sẽ thấy mình ở một đẳng cấp khác so với Anh và Pháp, họ sẽ tạo ra bước nhảy vọt lên hàng trăm, hàng nghìn đầu đạn”.