Nhật Bản được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ là cơn ác mộng lớn nhất của Trung Quốc, sẽ khiến tình hình an ninh của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn nhiều so với hiện tại và buộc Trung Quốc phải sửa đổi cả học thuyết hạt nhân và gia tăng kho vũ khí hạt nhân.Mặc dù Nhật Bản không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử vì nước này có ác cảm mạnh mẽ với vũ khí hạt nhân, bởi Nhật Bản là quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân. Đồng thời, tình hình chiến lược của Nhật Bản sẽ trở nên rất tồi tệ nếu nước này thực hiện một lựa chọn quyết liệt và tốn kém như vậy.Thêm vào đó, Trung Quốc cũng không muốn tạo kích động khiến Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân. Chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” của Trung Quốc một phần là nhằm trấn an Nhật Bản rằng, sẽ không bao giờ Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh trừ khi bị tấn công trước bằng thứ vũ khí này.Tuy nhiên, những lí do trên chỉ là những ràng buộc rất mong manh và không thể tin được những hứa hẹn của Trung Quốc. Là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới Nhật Bản có thừa mọi yếu tố để chế tạo vũ khí hạt nhân. Hãy cùng xem xét bộ ba hạt nhân truyền thống mà Nhật Bản có thể đầu tư để phát triển.Các chuyên gia quân sự giả sử số lượng vũ khí hạt nhân vào khoảng 300. Nhật Bản có mật độ dân số cao, nghĩa là việc phá hủy chỉ một số ít thành phố có thể giết chết hoặc làm bị thương phần lớn dân thường của đất nước. Đối đầu với một đối thủ như Nga hay Trung Quốc, Nhật Bản phải có khả năng gây ra những tổn thất tương tự.Đầu tiên là tên lửa đất đối đất, Nhật Bản có thể đầu tư vào một kho vũ khí tên lửa đất đối không nhỏ, mỗi tên lửa mang một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa có thể được bố trí trong các hầm chứa kiên cố, như Minuteman III của Mỹ hoặc trên các bệ phóng di động như RS-24 Yars của Nga.Hệ thống ICBM của Nhật Bản có thể sẽ được thiết kế nhỏ hơn, không cần tầm bắn và nhiên liệu để đến Bắc Mỹ. Khả năng tiếp cận của tên lửa chỉ bao gồm phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, Nga châu Âu và Trung Đông là đủ.Nhật Bản có thể sử dụng một lực lượng gồm 100 tên lửa đạn đạo tầm trung, mỗi tên lửa được trang bị 3 đầu đạn 100 kiloton. Tên lửa có thể được đặt trong các hầm chứa cứng ở phía đông Hokkaido, hòn đảo cực bắc của Nhật Bản hoặc di chuyển trên các bệ phóng di động.Tuy nhiên đây là ý tưởng ít được lựa chọn nhất bởi khoảng cách địa lý giữa Nhật Bản với Trung Quốc là rất gần. Ngoài ra, mật độ dân số cao khiến Nhật Bản không thể tìm được đủ vị trí cho 100 hầm chứa tên lửa, nếu bố trí gần dân cư thì điều này sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp trong trường hợp bị tấn công.Ngay cả khi đặt chúng ở những nơi xa xôi như đảo Hokkaido ở phía bắc cũng sẽ phải chịu rủi ro không đáng có. Các bệ phóng di động sẽ quá lớn và nặng để di chuyển trên mạng lưới đường bộ của Nhật Bản. Một lựa chọn khác có thể là khai thác mạng lưới đường sắt rộng khắp của Nhật Bản.Thứ hai là sử dụng máy bay ném bom chiến lược, Nhật Bản có thể chế tạo một loại máy bay ném bom tàng hình để phóng tên lửa hành trình và bom trọng lực hạt nhân. Một chiếc máy bay như vậy có thể thực hiện các nhiệm vụ thâm nhập hạt nhân chống lại kẻ thù, tiêu diệt kho vũ khí hạt nhân, hệ thống chỉ huy và kiểm soát của đối phương.Máy bay ném bom hạt nhân sẽ mang lại cho các nhà hoạch định chiến lược Nhật Bản sự linh hoạt khi tấn công nhiều mục tiêu hoặc thay đổi mục tiêu khi đang bay. Máy bay ném bom hạt nhân có thể được triệu hồi vào bất kỳ thời điểm nào trong sứ mệnh của mình.Nhật Bản có thể xây dựng ba phi đội gồm 24 máy bay ném bom mỗi phi đội, tổng cộng là 72 máy bay phản lực, loại máy bay có kích thước bằng một máy bay tấn công FB-111. Mỗi máy bay ném bom sẽ mang 4 tên lửa tấn công tầm ngắn, mỗi tên lửa có đương lượng 100 kiloton, cho tổng cộng 288 vũ khí hạt nhân.Nhưng vị trí địa lý cũng khiến kế hoạch máy bay ném bom chiến lược khó có thể thực hiện. Một cuộc tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc nhằm vào các căn cứ máy bay ném bom của Nhật Bản có thể quét sạch toàn bộ lực lượng này. Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ phòng không có thể khiến các máy bay ném bom trở nên dễ bị tổn thương hơn nhiều.Nhật Bản có thể áp dụng chiến lược cũ của Không quân Mỹ, duy trì một lực lượng máy bay ném bom thường trực trên không, nhưng điều đó sẽ tốn kém và đòi hỏi phải có đủ máy bay ném bom trên không và máy bay tiếp dầu trên không cùng một lúc. Chi phí và sự phức tạp của việc duy trì một lực lượng như vậy sẽ rất cao.Cuối cùng là tàu ngầm tên lửa đạn đạo, đây là lựa chọn khả dĩ nhất. Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là phương án hiệu quả nhất. Tàu ngầm của Nhật Bản có thể đi về phía đông đến Thái Bình Dương để được an toàn. Bất kỳ tàu chiến chống tàu ngầm và máy bay nào do Nga hoặc Trung Quốc cử đến để săn lùng nó sẽ phải vượt qua chính Nhật Bản.Nhật Bản có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm, tên lửa và đầu đạn với mình theo cách họ làm với Vương quốc Anh. Trong số ba phương án trên, thì tàu ngầm đạn đạo có lẽ là phương án mà Mỹ đồng ý giúp đỡ nhất.Trong kế hoạch tấn công trên biển, Nhật Bản có thể cạnh tranh với Trung Quốc, Pháp hoặc Anh, duy trì một lực lượng gồm 5 tàu ngầm tên lửa đạn đạo, mỗi tàu được trang bị 16 tên lửa đầu đạn hạt nhân. Mỗi tên lửa sẽ được trang bị 4 đầu đạn 100 kiloton.Rõ ràng, trong hoàn cảnh hiện tại việc Nhật Bản có vũ khí hạt nhân sẽ khiến cho nhiều quốc gia phải lo lắng. Mặc dù điều này còn lâu mới có thể xảy ra, nhưng tất cả các bên nên nhớ rằng mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Nga có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest. Lớp tàu ngầm điện - diesel hiện đại nhất trong biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản hiện nay vẫn thiếu khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Nguồn: Mightwar.
Nhật Bản được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ là cơn ác mộng lớn nhất của Trung Quốc, sẽ khiến tình hình an ninh của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn nhiều so với hiện tại và buộc Trung Quốc phải sửa đổi cả học thuyết hạt nhân và gia tăng kho vũ khí hạt nhân.
Mặc dù Nhật Bản không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử vì nước này có ác cảm mạnh mẽ với vũ khí hạt nhân, bởi Nhật Bản là quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân. Đồng thời, tình hình chiến lược của Nhật Bản sẽ trở nên rất tồi tệ nếu nước này thực hiện một lựa chọn quyết liệt và tốn kém như vậy.
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng không muốn tạo kích động khiến Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân. Chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” của Trung Quốc một phần là nhằm trấn an Nhật Bản rằng, sẽ không bao giờ Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh trừ khi bị tấn công trước bằng thứ vũ khí này.
Tuy nhiên, những lí do trên chỉ là những ràng buộc rất mong manh và không thể tin được những hứa hẹn của Trung Quốc. Là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới Nhật Bản có thừa mọi yếu tố để chế tạo vũ khí hạt nhân. Hãy cùng xem xét bộ ba hạt nhân truyền thống mà Nhật Bản có thể đầu tư để phát triển.
Các chuyên gia quân sự giả sử số lượng vũ khí hạt nhân vào khoảng 300. Nhật Bản có mật độ dân số cao, nghĩa là việc phá hủy chỉ một số ít thành phố có thể giết chết hoặc làm bị thương phần lớn dân thường của đất nước. Đối đầu với một đối thủ như Nga hay Trung Quốc, Nhật Bản phải có khả năng gây ra những tổn thất tương tự.
Đầu tiên là tên lửa đất đối đất, Nhật Bản có thể đầu tư vào một kho vũ khí tên lửa đất đối không nhỏ, mỗi tên lửa mang một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa có thể được bố trí trong các hầm chứa kiên cố, như Minuteman III của Mỹ hoặc trên các bệ phóng di động như RS-24 Yars của Nga.
Hệ thống ICBM của Nhật Bản có thể sẽ được thiết kế nhỏ hơn, không cần tầm bắn và nhiên liệu để đến Bắc Mỹ. Khả năng tiếp cận của tên lửa chỉ bao gồm phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, Nga châu Âu và Trung Đông là đủ.
Nhật Bản có thể sử dụng một lực lượng gồm 100 tên lửa đạn đạo tầm trung, mỗi tên lửa được trang bị 3 đầu đạn 100 kiloton. Tên lửa có thể được đặt trong các hầm chứa cứng ở phía đông Hokkaido, hòn đảo cực bắc của Nhật Bản hoặc di chuyển trên các bệ phóng di động.
Tuy nhiên đây là ý tưởng ít được lựa chọn nhất bởi khoảng cách địa lý giữa Nhật Bản với Trung Quốc là rất gần. Ngoài ra, mật độ dân số cao khiến Nhật Bản không thể tìm được đủ vị trí cho 100 hầm chứa tên lửa, nếu bố trí gần dân cư thì điều này sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp trong trường hợp bị tấn công.
Ngay cả khi đặt chúng ở những nơi xa xôi như đảo Hokkaido ở phía bắc cũng sẽ phải chịu rủi ro không đáng có. Các bệ phóng di động sẽ quá lớn và nặng để di chuyển trên mạng lưới đường bộ của Nhật Bản. Một lựa chọn khác có thể là khai thác mạng lưới đường sắt rộng khắp của Nhật Bản.
Thứ hai là sử dụng máy bay ném bom chiến lược, Nhật Bản có thể chế tạo một loại máy bay ném bom tàng hình để phóng tên lửa hành trình và bom trọng lực hạt nhân. Một chiếc máy bay như vậy có thể thực hiện các nhiệm vụ thâm nhập hạt nhân chống lại kẻ thù, tiêu diệt kho vũ khí hạt nhân, hệ thống chỉ huy và kiểm soát của đối phương.
Máy bay ném bom hạt nhân sẽ mang lại cho các nhà hoạch định chiến lược Nhật Bản sự linh hoạt khi tấn công nhiều mục tiêu hoặc thay đổi mục tiêu khi đang bay. Máy bay ném bom hạt nhân có thể được triệu hồi vào bất kỳ thời điểm nào trong sứ mệnh của mình.
Nhật Bản có thể xây dựng ba phi đội gồm 24 máy bay ném bom mỗi phi đội, tổng cộng là 72 máy bay phản lực, loại máy bay có kích thước bằng một máy bay tấn công FB-111. Mỗi máy bay ném bom sẽ mang 4 tên lửa tấn công tầm ngắn, mỗi tên lửa có đương lượng 100 kiloton, cho tổng cộng 288 vũ khí hạt nhân.
Nhưng vị trí địa lý cũng khiến kế hoạch máy bay ném bom chiến lược khó có thể thực hiện. Một cuộc tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc nhằm vào các căn cứ máy bay ném bom của Nhật Bản có thể quét sạch toàn bộ lực lượng này. Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ phòng không có thể khiến các máy bay ném bom trở nên dễ bị tổn thương hơn nhiều.
Nhật Bản có thể áp dụng chiến lược cũ của Không quân Mỹ, duy trì một lực lượng máy bay ném bom thường trực trên không, nhưng điều đó sẽ tốn kém và đòi hỏi phải có đủ máy bay ném bom trên không và máy bay tiếp dầu trên không cùng một lúc. Chi phí và sự phức tạp của việc duy trì một lực lượng như vậy sẽ rất cao.
Cuối cùng là tàu ngầm tên lửa đạn đạo, đây là lựa chọn khả dĩ nhất. Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là phương án hiệu quả nhất. Tàu ngầm của Nhật Bản có thể đi về phía đông đến Thái Bình Dương để được an toàn. Bất kỳ tàu chiến chống tàu ngầm và máy bay nào do Nga hoặc Trung Quốc cử đến để săn lùng nó sẽ phải vượt qua chính Nhật Bản.
Nhật Bản có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm, tên lửa và đầu đạn với mình theo cách họ làm với Vương quốc Anh. Trong số ba phương án trên, thì tàu ngầm đạn đạo có lẽ là phương án mà Mỹ đồng ý giúp đỡ nhất.
Trong kế hoạch tấn công trên biển, Nhật Bản có thể cạnh tranh với Trung Quốc, Pháp hoặc Anh, duy trì một lực lượng gồm 5 tàu ngầm tên lửa đạn đạo, mỗi tàu được trang bị 16 tên lửa đầu đạn hạt nhân. Mỗi tên lửa sẽ được trang bị 4 đầu đạn 100 kiloton.
Rõ ràng, trong hoàn cảnh hiện tại việc Nhật Bản có vũ khí hạt nhân sẽ khiến cho nhiều quốc gia phải lo lắng. Mặc dù điều này còn lâu mới có thể xảy ra, nhưng tất cả các bên nên nhớ rằng mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Nga có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lớp tàu ngầm điện - diesel hiện đại nhất trong biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản hiện nay vẫn thiếu khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Nguồn: Mightwar.