Và trong 8 mẫu pháo phản lực phóng loạt đình đám nhất của Nga, thì Việt Nam đã sở hữu tới 3 cái tên nổi tiếng nhất và chúng là nỗi khiếp sợ cho mọi kẻ thù, trên mọi chiến trường trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta. Nguồn ảnh: QPVN.Cái tên đầu tiên cần phải được nói đến là BM-13 Katyusha là hệ thống pháo phản lực phóng loạt được Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1939. Kết cấu bao gồm 16 đạn rocket M13 cỡ 132 mm lắp trên ray dẫn đơn với tầm bắn 5,5 km. 2 phiên bản chính là giàn hạng nhẹ BM-8 cỡ 82 mm và giàn hạng nặng BM-31 cỡ 300 mm. Nguồn ảnh: WikimediaBM-13 có độ chính xác thấp và thời gian nạp đạn lâu nhưng nhờ sức cơ động cao và hỏa lực tập trung ác liệt đã khiến nó nhận biệt danh "Giàn đồng ca đỏ". Và đây cũng là một trong mẫu pháo phản lực phóng loạt đầu tiên được pháo binh Việt Nam sử dụng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Nguồn ảnh: QPVN.Ngay sau sự xuất hiện của BM-13 là BM-14, MLRS này được nghiên cứu phát triển từ năm 1947 và chính thức vào biên chế năm 1952. Kết cầu của nó bao gồm 16 ống phóng đơn cỡ 140 mm chia thành 2 hàng lắp trên khung gầm xe tải ZIL-151 6x6.Đạn nổ phá mảnh M-14OF của BM-14-16 có tầm bắn 2 - 10 km, mang theo đầu đạn nặng 18,8 kg. Hệ thống cần 7 - 10 giây để bắn hết loạt 16 rocket, thời gian tái nạp khoảng 2 phút. Dĩ nhiên BM-14 cũng có trong biên chế của Quân đội ta ngày nay.Dù vậy nổi tiếng nhất trong số pháo phản lực Việt Nam sử dụng vẫn là BM-21 Grad, hệ thống MLRS phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, kết cấu bao gồm giàn phóng đạn phản lực 40 nòng cỡ 122 mm chia làm 4 tầng (4x10 ống) đặt trên khung xe tải Ural-375D hoặc Ural-4320. Nguồn ảnh: QPVN.Thời gian bắn hết 40 quả đạn chỉ là 20 giây với tùy chọn bắn loạt ngắn hoặc bắn hết cơ số đạn. Các loại đạn của BM-21 gồm đạn nổ phân mảnh, đạn rải mìn chống tăng, đạn rải nhiễu, đạn khói, đạn chống tăng chứa các phần tử tác chiến tự tìm mục tiêu... tầm bắn trong khoảng 1,6 - 40 km. Nguồn ảnh: cont.ws.BM-24: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt được chế tạo trong giai đoạn 1947 - 1958, nó cũng sử dụng khung gầm xe tải ZIL-151 6x6 tương tự BM-14-16 nhưng mang theo tới 12 ống phóng rocket cỡ 240 mm với đầu đạn nặng 46,9 kg, tầm bắn 11 km. Ngoài phiên bản lắp trên xe bánh hơi, BM-24 còn có biến thể lắp trên xe kéo pháo bánh xích AT-S với định danh BM-24T. Nguồn ảnh: Military Edge.Nối tiếp BM-24 là BM-25 là hệ thống MLRS do Viện nghiên cứu khoa học số 88 (NII-88) phát triển vào năm 1953, kết cấu gồm 6 ống phóng rocket hạng nặng cỡ 250 mm. Hệ thống không được sản xuất để đưa vào trang bị đại trà. Nguồn ảnh: Wikipedia.BM-27 Uragan: tên định danh GRAU 9P140 là một tổ hợp MLRS hiện đại của Liên Xô và Nga, chính thức đi vào phục vụ từ năm 1975. Hệ thống bao gồm 16 ống phóng rocket cỡ 220 mm lắp đặt trên khung gầm xe tải việt dã hoán cải từ ZIL-135 8x8. Nguồn ảnh: Wikipedia.Các loại đạn trang bị cho BM-27 bao gồm: đạn huấn luyện, đạn nổ phá mảnh, đạn hóa học, đạn nhiệt áp, đạn chùm với chức năng chống tăng và chống bộ binh với tầm bắn tối đa đạt 35 km, thời gian phóng loạt hết 20 giây, tái nạp mất 15 - 20 phút, vùng sát thương có diện tích lên tới 4,3 hecta. Nguồn ảnh: Wikipedia.BM-30 Smerch: định danh NATO M1983 là hệ thống MLRS được phát triển từ năm 1970 và chính thức vào biên chế năm 1987. Vũ khí này gồm 12 ống phóng rocket cỡ 300 mm đặt trên khung gầm xe tải việt dã MAZ-543M. Nguồn ảnh: yaplakal.com.Khác với những tổ hợp MLRS cũ, BM-30 được trang bị các cảm biến và máy tính mạnh, kết hợp với máy bay không người lái giúp trinh sát, tính toán và dẫn đường đầu đạn một cách chính xác. Nguồn ảnh: konflikty.pl.Các loại đạn trang bị cho Smerch gồm đạn nổ phá mảnh, đạn rải mìn, đạn cháy, đạn xuyên giáp... và đặc biệt là đạn chống tăng tự dẫn, tầm bắn dao động trong khoảng 20 - 90 km. Tốc độ bắn 12 đạn trong 38 giây, thời gian tái nạp 20 phút. Nguồn ảnh: Strategic Bureau.9A52-4 Tornado: 9A52-4 Tornado là hệ thống pháo phản lực phóng loạt mới nhất của Nga, nó được công bố lần đầu vào năm 2007, nó được xem như là biến thể nhẹ và tổng quát của BM-30 Smerch (9A52-2), kết cấu gồm khung gầm xe cơ sở KamAZ-63501 8x8, trên đó có thể lắp đặt các giàn phóng rocket của hệ thống BM-21 Grad, BM-27 Uragan hay BM-30 Smerch, cụ thể gồm: Nguồn ảnh: Quân đội Nga.9A53-G Tornado-G mang giàn phóng 2x15 hoặc 1x40 cỡ 122 mm trên khung gầm xe tải Kamaz hoặc Ural-4320. Trong khi đó 9A53-U/S Tornado-U/S mang giàn phóng 2x6 hoặc 2x8 cỡ 220/300 mm trên khung gầm xe MZKT-79306. Nguồn ảnh: military-today.Mời độc giả xem video: Sức mạnh hủy diệt của pháo phản lực Nga trên chiến trường. (Nguồn RT)
Và trong 8 mẫu pháo phản lực phóng loạt đình đám nhất của Nga, thì Việt Nam đã sở hữu tới 3 cái tên nổi tiếng nhất và chúng là nỗi khiếp sợ cho mọi kẻ thù, trên mọi chiến trường trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Cái tên đầu tiên cần phải được nói đến là BM-13 Katyusha là hệ thống pháo phản lực phóng loạt được Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1939. Kết cấu bao gồm 16 đạn rocket M13 cỡ 132 mm lắp trên ray dẫn đơn với tầm bắn 5,5 km. 2 phiên bản chính là giàn hạng nhẹ BM-8 cỡ 82 mm và giàn hạng nặng BM-31 cỡ 300 mm. Nguồn ảnh: Wikimedia
BM-13 có độ chính xác thấp và thời gian nạp đạn lâu nhưng nhờ sức cơ động cao và hỏa lực tập trung ác liệt đã khiến nó nhận biệt danh "Giàn đồng ca đỏ". Và đây cũng là một trong mẫu pháo phản lực phóng loạt đầu tiên được pháo binh Việt Nam sử dụng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngay sau sự xuất hiện của BM-13 là BM-14, MLRS này được nghiên cứu phát triển từ năm 1947 và chính thức vào biên chế năm 1952. Kết cầu của nó bao gồm 16 ống phóng đơn cỡ 140 mm chia thành 2 hàng lắp trên khung gầm xe tải ZIL-151 6x6.
Đạn nổ phá mảnh M-14OF của BM-14-16 có tầm bắn 2 - 10 km, mang theo đầu đạn nặng 18,8 kg. Hệ thống cần 7 - 10 giây để bắn hết loạt 16 rocket, thời gian tái nạp khoảng 2 phút. Dĩ nhiên BM-14 cũng có trong biên chế của Quân đội ta ngày nay.
Dù vậy nổi tiếng nhất trong số pháo phản lực Việt Nam sử dụng vẫn là BM-21 Grad, hệ thống MLRS phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, kết cấu bao gồm giàn phóng đạn phản lực 40 nòng cỡ 122 mm chia làm 4 tầng (4x10 ống) đặt trên khung xe tải Ural-375D hoặc Ural-4320. Nguồn ảnh: QPVN.
Thời gian bắn hết 40 quả đạn chỉ là 20 giây với tùy chọn bắn loạt ngắn hoặc bắn hết cơ số đạn. Các loại đạn của BM-21 gồm đạn nổ phân mảnh, đạn rải mìn chống tăng, đạn rải nhiễu, đạn khói, đạn chống tăng chứa các phần tử tác chiến tự tìm mục tiêu... tầm bắn trong khoảng 1,6 - 40 km. Nguồn ảnh: cont.ws.
BM-24: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt được chế tạo trong giai đoạn 1947 - 1958, nó cũng sử dụng khung gầm xe tải ZIL-151 6x6 tương tự BM-14-16 nhưng mang theo tới 12 ống phóng rocket cỡ 240 mm với đầu đạn nặng 46,9 kg, tầm bắn 11 km. Ngoài phiên bản lắp trên xe bánh hơi, BM-24 còn có biến thể lắp trên xe kéo pháo bánh xích AT-S với định danh BM-24T. Nguồn ảnh: Military Edge.
Nối tiếp BM-24 là BM-25 là hệ thống MLRS do Viện nghiên cứu khoa học số 88 (NII-88) phát triển vào năm 1953, kết cấu gồm 6 ống phóng rocket hạng nặng cỡ 250 mm. Hệ thống không được sản xuất để đưa vào trang bị đại trà. Nguồn ảnh: Wikipedia.
BM-27 Uragan: tên định danh GRAU 9P140 là một tổ hợp MLRS hiện đại của Liên Xô và Nga, chính thức đi vào phục vụ từ năm 1975. Hệ thống bao gồm 16 ống phóng rocket cỡ 220 mm lắp đặt trên khung gầm xe tải việt dã hoán cải từ ZIL-135 8x8. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Các loại đạn trang bị cho BM-27 bao gồm: đạn huấn luyện, đạn nổ phá mảnh, đạn hóa học, đạn nhiệt áp, đạn chùm với chức năng chống tăng và chống bộ binh với tầm bắn tối đa đạt 35 km, thời gian phóng loạt hết 20 giây, tái nạp mất 15 - 20 phút, vùng sát thương có diện tích lên tới 4,3 hecta. Nguồn ảnh: Wikipedia.
BM-30 Smerch: định danh NATO M1983 là hệ thống MLRS được phát triển từ năm 1970 và chính thức vào biên chế năm 1987. Vũ khí này gồm 12 ống phóng rocket cỡ 300 mm đặt trên khung gầm xe tải việt dã MAZ-543M. Nguồn ảnh: yaplakal.com.
Khác với những tổ hợp MLRS cũ, BM-30 được trang bị các cảm biến và máy tính mạnh, kết hợp với máy bay không người lái giúp trinh sát, tính toán và dẫn đường đầu đạn một cách chính xác. Nguồn ảnh: konflikty.pl.
Các loại đạn trang bị cho Smerch gồm đạn nổ phá mảnh, đạn rải mìn, đạn cháy, đạn xuyên giáp... và đặc biệt là đạn chống tăng tự dẫn, tầm bắn dao động trong khoảng 20 - 90 km. Tốc độ bắn 12 đạn trong 38 giây, thời gian tái nạp 20 phút. Nguồn ảnh: Strategic Bureau.
9A52-4 Tornado: 9A52-4 Tornado là hệ thống pháo phản lực phóng loạt mới nhất của Nga, nó được công bố lần đầu vào năm 2007, nó được xem như là biến thể nhẹ và tổng quát của BM-30 Smerch (9A52-2), kết cấu gồm khung gầm xe cơ sở KamAZ-63501 8x8, trên đó có thể lắp đặt các giàn phóng rocket của hệ thống BM-21 Grad, BM-27 Uragan hay BM-30 Smerch, cụ thể gồm: Nguồn ảnh: Quân đội Nga.
9A53-G Tornado-G mang giàn phóng 2x15 hoặc 1x40 cỡ 122 mm trên khung gầm xe tải Kamaz hoặc Ural-4320. Trong khi đó 9A53-U/S Tornado-U/S mang giàn phóng 2x6 hoặc 2x8 cỡ 220/300 mm trên khung gầm xe MZKT-79306. Nguồn ảnh: military-today.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh hủy diệt của pháo phản lực Nga trên chiến trường. (Nguồn RT)