Ngày 28/10, tờ Rossiyskaya Gazeta đưa tin, từ trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, lực lượng dân quân ở Donetsk và Lugansk đã sử dụng các vũ khí kiểu Liên Xô mà ngày nay ít được thấy trong cuộc đối đầu với Kiev. Ảnh: RIA Novosti.Vào năm 2014, có nhiều thông tin cho biết lực lượng dân quân đã tháo các xe tăng T-34/85, thậm chí cả xe tăng IS-3, từ các bệ trong kho quân sự để đưa vào chiến đấu. Trong hầu hết các trường hợp, việc đưa các xe tăng thời Chiến tranh Vệ quốc vào thực chiến trong thế kỷ 21 thường chỉ là tuyên truyền. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên, thực tế là các xe tăng này sau khi được bảo dưỡng đơn giản vẫn có thể tham gia chiến đấu, cho thấy chất lượng của chúng vẫn đạt đỉnh cao dù được sản xuất cách đây hàng chục năm. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Theo báo cáo, các xe tăng T-34/85 gần đây vẫn còn phục vụ trong quân đội của nhiều quốc gia, điều này không phải là bí mật. Ngoài ra, chúng cũng đã tích cực tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang cục bộ trong thế kỷ 20, bao gồm cả Chiến tranh Trung Đông. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột ở đông nam Ukraine, loại xe tăng này chưa phát huy vai trò đặc biệt quan trọng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên, một huyền thoại khác từ thời Chiến tranh Vệ quốc - sức mạnh của pháo cỡ nòng 57mm - lại được thể hiện rõ ràng trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Ít ai còn nhớ rằng, pháo ZIS-2 cỡ nòng 57mm từng được coi là pháo chống tăng có hiệu năng tốt nhất thời đó. Ảnh: Rossiyskaya Gazeta.Loại pháo này nhẹ cơ động cao và có khả năng xuyên giáp mạnh. Ngoài ra, còn có pháo phòng không cỡ nòng 57mm AZP-57 thuộc loại S-60, cũng đã phát huy uy lực đáng kể trong chiến dịch. Ảnh minh họa: RIA Novosti.Dù loại pháo này đã ngừng sản xuất và không còn sử dụng, nhưng trong kho vũ khí vẫn còn nhiều trang bị và đạn dược cho chúng. Hiện nay, pháo 57mm trở thành vũ khí lý tưởng để quét sạch lực lượng địch trong rừng và tiêu diệt các phương tiện bọc giáp nhẹ. Ảnh: RIA Novosti.Theo báo cáo, loại pháo này được gắn vào xe kéo bánh xích MT-LB hoặc xe tải hạng nặng để đưa ra chiến trường. Nó nhanh chóng có biệt danh là 'máy gặt địa ngục'. Hiện nay, pháo 57mm đang trở thành loại vũ khí rất được ưa chuộng trong các đơn vị tiền tuyến. Ảnh: Wikipedia.Từ đầu thế kỷ 21, Quân đội Nga đã nỗ lực tái sản xuất pháo 57mm trên nền tảng công nghệ mới. Viện nghiên cứu trung ương Burevestnik của Nga đã phát triển tháp pháo không người lái AU-220M, sử dụng loại pháo tự động 57mm 2A91 mới. Tháp pháo không người lái này đã nhiều lần xuất hiện tại các triển lãm quân sự nhưng hiện vẫn chưa được trang bị cho các đơn vị chiến đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Có lẽ loại pháo 'cổ vật' đáng chú ý nhất được sử dụng cuộc xung đột Nga-Ukraine là pháo kéo cỡ nòng 130mm M-46 của Liên Xô. Loại pháo này được trang bị cho Quân đội Liên Xô từ năm 1951. Trong thời gian dài, M-46 là pháo có tầm bắn xa nhất của Quân đội Nga, với bom phân mảnh có thể bay xa tới 27,5 km. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên, loại pháo nội địa hiệu suất cao này lại có nhược điểm lớn, vì vậy nó đã bị giữ lại và không phát triển thêm. Nhược điểm chủ yếu của nó là trọng lượng và kích thước quá lớn, với tổng trọng lượng lên tới 8 tấn và chiều dài 11 mét. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng, trong chiến dịch quân sự đặc biệt này, những ưu điểm của M-46 lại vượt trội hơn so với nhược điểm. Ảnh: Topwar.
Ngày 28/10, tờ Rossiyskaya Gazeta đưa tin, từ trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, lực lượng dân quân ở Donetsk và Lugansk đã sử dụng các vũ khí kiểu Liên Xô mà ngày nay ít được thấy trong cuộc đối đầu với Kiev. Ảnh: RIA Novosti.
Vào năm 2014, có nhiều thông tin cho biết lực lượng dân quân đã tháo các xe tăng T-34/85, thậm chí cả xe tăng IS-3, từ các bệ trong kho quân sự để đưa vào chiến đấu. Trong hầu hết các trường hợp, việc đưa các xe tăng thời Chiến tranh Vệ quốc vào thực chiến trong thế kỷ 21 thường chỉ là tuyên truyền. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, thực tế là các xe tăng này sau khi được bảo dưỡng đơn giản vẫn có thể tham gia chiến đấu, cho thấy chất lượng của chúng vẫn đạt đỉnh cao dù được sản xuất cách đây hàng chục năm. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo báo cáo, các xe tăng T-34/85 gần đây vẫn còn phục vụ trong quân đội của nhiều quốc gia, điều này không phải là bí mật. Ngoài ra, chúng cũng đã tích cực tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang cục bộ trong thế kỷ 20, bao gồm cả Chiến tranh Trung Đông. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột ở đông nam Ukraine, loại xe tăng này chưa phát huy vai trò đặc biệt quan trọng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, một huyền thoại khác từ thời Chiến tranh Vệ quốc - sức mạnh của pháo cỡ nòng 57mm - lại được thể hiện rõ ràng trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Ít ai còn nhớ rằng, pháo ZIS-2 cỡ nòng 57mm từng được coi là pháo chống tăng có hiệu năng tốt nhất thời đó. Ảnh: Rossiyskaya Gazeta.
Loại pháo này nhẹ cơ động cao và có khả năng xuyên giáp mạnh. Ngoài ra, còn có pháo phòng không cỡ nòng 57mm AZP-57 thuộc loại S-60, cũng đã phát huy uy lực đáng kể trong chiến dịch. Ảnh minh họa: RIA Novosti.
Dù loại pháo này đã ngừng sản xuất và không còn sử dụng, nhưng trong kho vũ khí vẫn còn nhiều trang bị và đạn dược cho chúng. Hiện nay, pháo 57mm trở thành vũ khí lý tưởng để quét sạch lực lượng địch trong rừng và tiêu diệt các phương tiện bọc giáp nhẹ. Ảnh: RIA Novosti.
Theo báo cáo, loại pháo này được gắn vào xe kéo bánh xích MT-LB hoặc xe tải hạng nặng để đưa ra chiến trường. Nó nhanh chóng có biệt danh là 'máy gặt địa ngục'. Hiện nay, pháo 57mm đang trở thành loại vũ khí rất được ưa chuộng trong các đơn vị tiền tuyến. Ảnh: Wikipedia.
Từ đầu thế kỷ 21, Quân đội Nga đã nỗ lực tái sản xuất pháo 57mm trên nền tảng công nghệ mới. Viện nghiên cứu trung ương Burevestnik của Nga đã phát triển tháp pháo không người lái AU-220M, sử dụng loại pháo tự động 57mm 2A91 mới. Tháp pháo không người lái này đã nhiều lần xuất hiện tại các triển lãm quân sự nhưng hiện vẫn chưa được trang bị cho các đơn vị chiến đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Có lẽ loại pháo 'cổ vật' đáng chú ý nhất được sử dụng cuộc xung đột Nga-Ukraine là pháo kéo cỡ nòng 130mm M-46 của Liên Xô. Loại pháo này được trang bị cho Quân đội Liên Xô từ năm 1951. Trong thời gian dài, M-46 là pháo có tầm bắn xa nhất của Quân đội Nga, với bom phân mảnh có thể bay xa tới 27,5 km. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, loại pháo nội địa hiệu suất cao này lại có nhược điểm lớn, vì vậy nó đã bị giữ lại và không phát triển thêm. Nhược điểm chủ yếu của nó là trọng lượng và kích thước quá lớn, với tổng trọng lượng lên tới 8 tấn và chiều dài 11 mét. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng, trong chiến dịch quân sự đặc biệt này, những ưu điểm của M-46 lại vượt trội hơn so với nhược điểm. Ảnh: Topwar.