Nhằm hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, năm 1966, Liên Xô lần đầu tiên chuyển giao các khẩu pháo phản lực ĐKB cho QĐND Việt Nam sử dụng. Đây là loại vũ khí mang vác cơ động cao nhưng hỏa lực rất mạnh, sức tàn phá khủng khiếp nếu nhiều khẩu cùng khai hỏa cấp tập. Ảnh: SputnikĐKB là định danh của Việt Nam dành cho tổ hợp pháo phản lực Grad-P do Liên Xô phát triển trên cơ sở "tách" dàn pháo phản lực BM-21 Grad hiện đại nhất thời những năm 1960. Bởi việc sử dụng bệ phóng Grad vốn không phù hợp với lối đánh du kích của quân giải phóng miền Nam thời bấy giờ, chính vì thế việc tách dàn thành từng khẩu nhỏ dễ mang vác, dễ triển khai chiến đấu hơn. Và thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy sự lợi hại của loại vũ khí này.Theo Sputnik, trước khi vận chuyển vào Nam chiến đấu, các tổ hợp pháo phản lực ĐKB đã được bắn trình diễn trước các lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh.Các tài liệu của Sputnik cho biết, chỉ trong 15 phút, tiểu đoàn 12 khẩu pháo phản lực ĐKB đã bắn 144 quả đạn rocket vào mục tiêu kích thước 400x400 mét cách 8km, bên trong xây dựng các đường hầm, công sự bê tông, mô hình trực thăng."Khi tiếng nổ đã lắng đi, tất cả mọi người có mặt cùng Chủ tịch nước tới kiểm tra vị trí nổ. Thực tế mà chúng tôi thấy thật là khủng khiếp", Tướng Belov - lãnh đạo chuyên gia Liên Xô hồi tưởng lại. "Đất phủ kín các đường hào và công sự, công sự bê tông, mô hình thiết vận và trực thăng bị phá và thiêu cháy".Pháo phản lực ĐKB có kết cấu đơn giản gồm ống phóng (có thể mang vác) 9P132, đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh 9M22M 122mm, bệ pháo 3 chân và bộ điều khiển.Bệ đỡ 3 chân chống được thiết kế theo dạng gấp - mở được, chân chống trước được trang bị càng nhằm tăng độ vững chắc khi bắn. Trong trạng thái chiến đấu, toàn bệ phóng có trọng lượng 55kg, khi hành quân chia làm 2 phần (nòng pháo nặng 25kg và bệ 28kg). Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu: 2,5 phút và ngược lại: 2 phút.Đạn rocket 122mm 9M22M của ĐKB có thể đạt tầm bắn tối đa đến 11km.Không bao lâu sau khi được đưa vào miền Nam chiến đấu, các khẩu pháo phản lực ĐKB đã “reo rắc nỗi kinh hoàng” khủng khiếp nhất tới quân xâm lược. Ngày 11/2/1967, 54 khẩu ĐKB của Trung đoàn 84A chỉ trong 15 phút đã hủy diệt 150 máy bay Mỹ-VNCH ở sân bay Biên Hòa.
Nhằm hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, năm 1966, Liên Xô lần đầu tiên chuyển giao các khẩu pháo phản lực ĐKB cho QĐND Việt Nam sử dụng. Đây là loại vũ khí mang vác cơ động cao nhưng hỏa lực rất mạnh, sức tàn phá khủng khiếp nếu nhiều khẩu cùng khai hỏa cấp tập. Ảnh: Sputnik
ĐKB là định danh của Việt Nam dành cho tổ hợp pháo phản lực Grad-P do Liên Xô phát triển trên cơ sở "tách" dàn pháo phản lực BM-21 Grad hiện đại nhất thời những năm 1960. Bởi việc sử dụng bệ phóng Grad vốn không phù hợp với lối đánh du kích của quân giải phóng miền Nam thời bấy giờ, chính vì thế việc tách dàn thành từng khẩu nhỏ dễ mang vác, dễ triển khai chiến đấu hơn. Và thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy sự lợi hại của loại vũ khí này.
Theo Sputnik, trước khi vận chuyển vào Nam chiến đấu, các tổ hợp pháo phản lực ĐKB đã được bắn trình diễn trước các lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh.
Các tài liệu của Sputnik cho biết, chỉ trong 15 phút, tiểu đoàn 12 khẩu pháo phản lực ĐKB đã bắn 144 quả đạn rocket vào mục tiêu kích thước 400x400 mét cách 8km, bên trong xây dựng các đường hầm, công sự bê tông, mô hình trực thăng.
"Khi tiếng nổ đã lắng đi, tất cả mọi người có mặt cùng Chủ tịch nước tới kiểm tra vị trí nổ. Thực tế mà chúng tôi thấy thật là khủng khiếp", Tướng Belov - lãnh đạo chuyên gia Liên Xô hồi tưởng lại. "Đất phủ kín các đường hào và công sự, công sự bê tông, mô hình thiết vận và trực thăng bị phá và thiêu cháy".
Pháo phản lực ĐKB có kết cấu đơn giản gồm ống phóng (có thể mang vác) 9P132, đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh 9M22M 122mm, bệ pháo 3 chân và bộ điều khiển.
Bệ đỡ 3 chân chống được thiết kế theo dạng gấp - mở được, chân chống trước được trang bị càng nhằm tăng độ vững chắc khi bắn. Trong trạng thái chiến đấu, toàn bệ phóng có trọng lượng 55kg, khi hành quân chia làm 2 phần (nòng pháo nặng 25kg và bệ 28kg). Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu: 2,5 phút và ngược lại: 2 phút.
Đạn rocket 122mm 9M22M của ĐKB có thể đạt tầm bắn tối đa đến 11km.
Không bao lâu sau khi được đưa vào miền Nam chiến đấu, các khẩu pháo phản lực ĐKB đã “reo rắc nỗi kinh hoàng” khủng khiếp nhất tới quân xâm lược. Ngày 11/2/1967, 54 khẩu ĐKB của Trung đoàn 84A chỉ trong 15 phút đã hủy diệt 150 máy bay Mỹ-VNCH ở sân bay Biên Hòa.